Tập 40 Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán
TU HOA NGHIÊM ÁO CHỈ VỌNG TẬN HOÀN NGUYÊN QUÁN
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tập 40
Xin chào các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin mời ngồi!
Mời xem Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hòan Nguyên Quán, kinh văn tờ thứ sáu hàng thứ bảy. Chúng ta đọc từ chỗ nhị giả. Kinh văn: "nhị giả, nhất trần xuất sanh vô tận biến, vị trần vô tự thể, khởi tất y chân, chân như ký cụ, hằng sa chúng đức, y chân khởi dụng, diệc phục vạn sai". Buổi giảng trước chúng ta học đến chỗ này, hôm nay chúng ta tiếp theo phía sau, đại sư vận dụng một đoạn văn trong Khởi Tín Luận. Khởi Tín Luận nói rằng: "Chân như giả, tự thể hữu thường-lạc-ngã-tịnh nghĩa cố, thanh lương bất biến tự tại nghĩa cố, cụ túc như thị, quá hằng sa công đức, nãi chí vô hữu sở thiểu nghĩa".
Đoạn này là trong Khởi Tín Luận đã nói, đây là nói khởi dụng nhất định có ba loại châu biến. Tự tánh là nhất chân. Trong triết học gọi là bản thể của vũ trụ nhân sanh, trong Phật pháp gọi là tự tánh, “Tự Tánh Thanh tịnh Viên Minh Thể”. Cái tự thể này nó không phải là vật chất, cũng không phải là tinh thần, nó là vĩnh hằng. Phía trước đã báo cáo tỉ mỉ qua với các vị, vào triều nhà Đường Trung Quốc, Lục tổ Thiền tông đại sư Huệ Năng minh tâm kiến tánh, tánh là như thế nào vậy? Cái kiến tánh này chính là thấy được “Tự Tánh Thanh Tịnh Viên Minh Thể”, ngài nêu ra báo cáo với Ngũ tổ Hoằng Nhẫn, báo cáo nói được rất đơn giản, đích thực là có thể nói ra được tánh thể, ngài là chân thật thấy tánh, không phải là giả. Câu đầu tiên ngài nói "nào ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh". Các vị phải nên biết, đây là bản thể của chúng ta, ta từ nơi nào đến? Ta tự trong “Tự Tánh Thanh Tịnh Viên Minh Thể” mà có, trong Thiền tông gọi là "mặt mũi trước khi cha mẹ chưa sanh ra". Cái “Tự Tánh Thanh Tịnh Viên Minh Thể" này chính là bổn lai diện mục của chúng ta, bạn có thể chứng được, đó gọi là viên mãn thành Phật, thì thành Phật rồi, cho nên Phật Thích Ca trong kinh Đại thừa thường hay nói với chúng ta "tất cả chúng sanh vốn dĩ là Phật". Lời nói này là thật, không phải giả. Chúng ta học cái quyển này là trước tác của đại sư Hiền Thủ, ngài Hiền Thủ là lão sư của Thanh Lương, bạn thấy trong lời tựa ngài liền nói "Vọng Tận Hoàn Nguyên". Chúng ta ở trong sáu cõi là vọng, không chỉ sáu cõi mà ở mười pháp giới cũng là vọng, vọng nếu là tận rồi thì hoàn nguyên, hoàn đến chỗ nào? Hoàn đến “Tự Tánh Thanh tịnh Viên Minh Thể”, vậy thì không việc gì! Trong Tịnh Độ tông nói bốn độ. Cao nhất là cõi Thường Tịch Quang, Thường Tịch Quang chính là “Tự Tánh Thanh tịnh Viên Minh Thể”, liền về đến Thường Tịch Quang. Thứ hai là cõi Thật Báo Trang Nghiêm, đây là có hình tướng, có thế giới, có hình tướng, chính là có hiện tượng tinh thần, có hiện tượng vật chất. Thường Tịch Quang không có hiện tượng tinh thần và hiện tượng vật chất thì càng không, đây là cảnh giới không thể nghĩ bàn, đây là thuần chân vô vọng, nó là "bổn lai thanh tịnh", chắc chắn không có ô nhiễm. Câu nói thứ hai, đại sư Huệ Năng nói "vốn không sanh diệt", hay nói cách khác, bao gồm tất cả hiện tượng đều có sanh diệt, chỉ riêng “Thanh tịnh Viên Minh Thể” không có sanh diệt, nó không sanh diệt nó bất sanh bất diệt. Câu thứ ba là "vốn tự đầy đủ". Câu nói này rất quan trọng, tuy nhiên không có hiện tượng tinh thần, không có hiện tượng vật chất, nó năng hiện, cho nên bạn không thể nói nó không có, nó hiện ra thì cũng không thể nói nó có, cái đạo lý này rất sâu. Câu thứ tư là "vốn không dao động", câu thứ năm là "năng sanh vạn pháp", vậy thì rõ hết rồi. Đại sư Huệ Năng khai ngộ nói ra, Thích Ca Mâu Ni Phật năm xưa ở đời cũng là trước khai ngộ, cho nên nói ban đêm nhìn trăng sáng, ở dưới cội Bồ Đề đại triệt đại ngộ, ngài khai ngộ cũng đem cảnh giới khai ngộ nói ra, ngài nói được rất tường tận chính là một bộ Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh.
Các vị phải biết, trong Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh là nói cái gì? Chính là Đại Sư Huệ Năng đã nói mười hai chữ: vốn tự thanh tịnh, vốn không sanh diệt, vốn tự đầy đủ, vốn không dao động, năng sanh vạn pháp, nói ra những việc này, cho nên Thế Tôn giảng nói rất tường tận. Nếu như chúng ta có thể khế nhập được cảnh giới Hoa Nghiêm, chúng ta học bài khóa này chính là "Tu Hoa Nghiệm Áo Chỉ", chính là giúp chúng ta phải vào được cảnh giới Hoa Nghiêm, đây là cảnh giới cao nhất, không gì có thể cao hơn. Phải thế nào mới có thể khế nhập? Vọng phải tận. Ngày nay ngay trong cảm quan chúng ta, thế giới này không phải là thật, mà là giả, cho nên cái đoạn lớn thứ hai là nói khởi nhị dụng, khởi lên hai loại tác dụng, từ thể khởi dụng. Thể không cách gì nói, dụng thì có cách nói, hai loại tác dụng. Loại thứ nhất là thế giới xuất hiện, vũ trụ xuất hiện, vũ trụ vì sao mà có. Loại thứ hai là ta xuất hiện, sinh mạng xuất hiện, cái sinh mạng này không phải nói người khác mà là nói ta. Vũ trụ, ta và tất cả vạn vật có thể nói là đồng thời xuất hiện, tuy nhiên có trước sau nhưng tốc độ quá nhanh, chúng ta không có cách gì có thể thể hội được. Ngày nay nói "nhất trần xuất sanh vô tận". "Trần" là y báo. Chỗ này nêu ra thí dụ, ba loại châu biến đều nêu một trần, ở trên thân chính mình mà nói, trên đại kinh Phật thường dùng đoạn lông, lông tơ của chúng ta, đầu đoạn lông, hoặc giả là lổ chân lông đều là như vậy. Trong y báo cái nhỏ nhất là một trần, một trần này chúng ta rất không dễ gì thể hội, chúng ta nói một trần, một vi trần, kỳ thật nó nhỏ hơn vi trần. Vi trần rất nhỏ, mắt thịt chúng ta không thể nhìn thấy, dùng danh từ khoa học hiện nay là nguyên tử, điện tử, hạt tử, hạt quắc, bởi vì ở trên kinh Phật nói với chúng ta vi trần, một hạt vi trần này, người nào có thể thấy được? Thiên nhãn của A-la-hán có thể thấy được, thiên nhãn của thiên nhân trời dục giới, trời sắc giới, trời vô sắc giới đều không được, đều không thể nhìn thấy, thiên nhãn của A-la-hán có thể nhìn thấy. Đây không phải là nhỏ nhất, vi trần vẫn có thể phân, lại phân nó thành bảy phần, một phần bảy, danh từ Phật học gọi là Sắc Tụ Cực Vi, cái này thì A-la-hán không thể nhìn thấy. Sắc Tụ Cực Vi vẫn có thể phân, lại phân một phần bảy thì gọi là Cực Vi Chi Vi, đây là loại vi trần nhỏ nhất, thì không còn phân được nữa, phân nữa thì không còn gì, cho nên cũng gọi là Lân Hư Trần, cùng làm bạn với hư không, không thể phân nữa, đây là trong Phật kinh nói cái nhỏ nhất. Ngày nay khoa học phát hiện ra hạt tử, hạt cơ bản, hạt quắc, có phải là Cực Vi Chi Vi mà trên Phật kinh nói hay không? Chúng ta vẫn không thể biết, chỗ này rất khó nói.
/ 48Từ khóa » Hà Kỳ Tự Tánh Bổn Tự Thanh Tịnh
-
"何期自性能生萬法。" "Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?" "Ngờ ...
-
Thấy được TỰ TÁNH.
-
Lòng Ngộ Rồi Chẳng đợi Nhiều Kinh, Thì Cũng Thấy Bổn-lai Diện Mục ...
-
Tự Tánh - Pháp Phục NGUYÊN DUNG | Trang Nghiêm & Thanh Nhã
-
KINH PHÁP BẢO ĐÀN - Thien Vien Thuong Chieu
-
Xuất Thế Gian - Phần 1 - Vườn Hoa Phật Giáo
-
Đi Tìm Tự Tánh
-
Huệ Năng Lui Ra Nhà Sau, Có Người Sai Bửa Củi Giã Gạo, Trải Qua Hơn ...
-
Ba Bài Kệ Tụng Của Lục Tổ Huệ Năng - Phật Học - Chùa Từ Lâm
-
PHẬT HỌC CHỈ NAM - Bác Sĩ Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ
-
ứng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kì Tâm @ Bạch Dương Kì Blog - 隨意窩
-
Ngũ Tổ Dạy Về Việc độ Sanh Cho Lục Tổ Huệ Năng - .vn
-
Pham Hanh Do - Dharma Site
-
Thích Trí Quang: NGÀI HUỆ NĂNG | Hongnhu-archives