TẬP ĐOÀN KIDO › Kinh Đô Tăng Tốc Cho Chiến Lược Tăng Trưởng Cả ...
Có thể bạn quan tâm
Kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2012, CTCP Kinh Đô (HOSE: KDC) đang đặt mục tiêu tiến xa hơn trong năm 2013 với việc tung sản phẩm mới, tiếp tục tập tung cho sản phẩm chủ lực đồng thời đẩy mạnh mua bán, sáp nhập các doanh nghiệp trong ngành nhằm gia tăng vị thế của Kinh Đô trên thị trường thực phẩm Việt Nam.
Ông Trần Lệ Nguyên, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám Đốc công ty cho biết, trong bối cảnh thực hiện giai đoạn 3 - “Lợi nhuận nhờ sự hiệu quả”, Kinh Đô đã tập trung nguồn lực cho lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là ngành thực phẩm, tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống phân phối và chuỗi cung ứng nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động để thúc đẩy khả năng sinh lợi của công ty.
Năm 2013, KDC hướng đến mục tiêu tăng trưởng cả doanh thu và lợi nhuận.
Với nhiều khó khăn của nền kinh tế trong năm 2012, KDC đã thực hiện chiến lược củng cố nội lực, tập trung vào cải thiện hiệu quả hoạt động và lợi nhuận của công ty với các hoạt động trọng tâm là tối đa hóa chuỗi cung ứng, tái cơ cấu lại đầu tư & quản trị dòng tiền, tiếp tục đầu tư cho thị trường. Trong đó, việc thay đổi cách thức vận hành hoạt động của công ty hướng về thị trường, luôn bám sát thị trường để đáp ứng và khai thác từng cơ hội nhỏ của thị trường trong năm qua của công ty đã giúp khơi thông dòng chảy sản phẩm tới thị trường.
Tính đến thời điểm cuối năm 2012, lượng tiền và tương đương tiền của Kinh Đô khá dồi dào và luôn được duy trì ở mức cao, với gần 830 tỷ đồng, trong đó dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh tăng hơn 650 tỷ đồng. Doanh thu thuần năm 2012 của Kinh Đô khá ấn tượng, với gần 4,300 tỷ đồng. Trong khi đó, nhờ giảm được giá vốn hàng bán nên lợi nhuận gộp tăng vọt xấp xỉ 1,900 tỷ đồng. Tỷ suất lãi biên luôn được duy trì ở mức cao với trên 43%.
Với hoạt động trên, lợi nhuận trước thuế năm 2012 của Kinh Đô đạt 490 tỷ đồng, tăng hơn 40% so với năm trước. Lãi ròng tăng gần 30% lên 354 tỷ đồng.
Tiếp nối những kết quả đã đạt được, Kinh Đô đang chuyển sang giai đoạn 4 “Tăng trưởng cả doanh thu và lợi nhuận” từ năm 2013. Đây được xem là năm bản lề của Kinh Đô với mục tiêu đầu tư xây dựng hệ thống và nền tảng hoạt động theo chiến lược “Food and Flavor”. Theo đuổi chiến lược này, Công ty đã tập trung và khai thác tốt mảng kinh doanh chính là thực phẩm.
Theo ông Trần Lệ Nguyên, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty, trong năm 2013, Kinh Đô sẽ tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực, đầu tư vào thương hiệu. Ngoài ra, công ty dự kiến tung một số sản phẩm mới, hướng đến phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người tiêu dùng như mì gói, gia vị, dầu ăn nhằm khai thác tối đa hệ thống phân phối.
Công ty dự kiến đạt 5,200 tỷ đồng doanh thu trong năm 2013 và lợi nhuận trước thuế 600 tỷ đồng, tăng 22.5% so với năm trước. Biên lợi nhuận gộp chiếm hơn 44%. Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu 2,774 đồng. Đặc biệt, một phần đáng kể doanh thu và lợi nhuận sẽ đến từ sản phẩm mới mà công ty sẽ tung ra trong thời gian tới.
Có thể thấy, kế hoạch mà KDC đưa ra tương đối khả quan khi nhìn lại chuỗi hoạt động của những năm qua. KDC có sự tăng trưởng bền vững, từ năm 2009 đến nay, doanh thu liên tục đạt những kỷ lục mới, từ 1,529 tỷ đồng của năm 2009 thì đến nay KDC đã đạt 4,286 tỷ đồng doanh thu thuần (2012) và dự kiến sẽ vượt con số 5,000 tỷ đồng trong năm 2013. Lợi nhuận gộp cũng tăng gần gấp 4 lần sau ba năm (2009-2012) từ mức 500 tỷ đồng vọt lên 1,869 tỷ đồng và sẽ đạt 2,290 tỷ đồng lợi nhuận gộp trong năm 2013.
Hoạt động kinh doanh qua các năm và kế hoạch 2013 của Kinh ĐôĐVT: tỷ đồng
Trong lĩnh vực mua bán sáp nhập (M&A), ngoài việc sáp nhập Vinabico và hợp tác với đối tác chiến lược Glico, Kinh Đô cũng đang tìm kiếm thêm các đối tác khác trong và ngoài nước để cùng hợp tác kinh doanh, nhập khẩu, phân phối sản phẩm trong đó, công ty sẽ cân nhắc tham gia với tỷ lệ góp vốn 30-51% và tiếp cận với công tác quản lý, điều hành ở các đơn vị mà công ty sẽ hợp tác.
Tổng quan các chiến lược của Kinh Đô trong năm 2013 bao gồm tập trung củng cố ngành hoạt động cốt lõi, tung ra nhiều mặt hàng, sản phẩm mới, đồng thời lên kế hoạch cho các thương vụ M&A lớn nhằm gia tăng thị phần, chỗ đứng của Kinh Đô trong ngành.
Ghi nhận diễn biến giao dịch cổ phiếu KDC trên thị trường chứng khoán, từ thời điểm tháng 8/2012 đến nay, giá cổ phiếu KDC đã tăng 28% và đóng cửa tại phiên giao dịch ngày 15/04/2013 ở mức 48,600 đồng/cp.
Trong chặng đường 20 năm kể từ ngày thành lập (1993-2013), KDC đã ghi được nhiều dấn ấn quan trọng với hàng loạt sản phẩm mới được tung ra, từ bánh Cookie, Snack, Cracker, bánh trung thu, bánh gạo, bánh bông lan đến các dòng sản phẩm kem, sữa chua Wel Yo, sữa nước Wel Grow… Đặc biệt, KDC cũng thực hiện hàng loạt thương vụ M&A trên thị trường, góp phần củng cố, phát triển chuỗi sản phẩm và mở rộng ngành hàng của mình. Trong đó, KDC khẳng định dấu ấn thành công qua các thương vụ mua lại nhà máy kem Wall và thành lập công ty Ki Do vào năm 2003, mua lại phần lớn cổ phần Vinabico trong năm 2008 và sẽ hoàn tất sáp nhập đơn vị này vào KDC trong tháng 4/2013. Cùng với đó, bước ngoặt hợp nhất NKD (Kinh Đô Miền Bắc) và Ki Do vào KDC vào năm 2010 đã đưa KDC tiến lên Tập đoàn và phát huy lợi thế qui mô, tạo hiệu quả trong mọi mặt hoạt động. |
Theo Vietstock
Từ khóa » Doanh Thu Của Kinh đô
-
KIDO đặt Mục Tiêu Doanh Thu Năm 2022 Tăng Trưởng 33%, đa Dạng ...
-
[PDF] CTCP TẬP ĐOÀN KIDO (KDC) BÁO CÁO LẦN ĐẦU
-
KIDO đạt 8.322 Tỷ đồng Doanh Thu Thuần, Lợi Nhuận Tăng 47,4%
-
6 Tháng đầu Năm 2021, Doanh Thu Tập đoàn KIDO Tăng Mạnh đạt ...
-
TẬP ĐOÀN KIDO › "Thực đơn" Tăng Trưởng Của Kinh Đô
-
THƯƠNG HIỆU VIỆT ĐÃ… HẾT “VIỆT” (KỲ 10): Kinh Đô đi Thật Xa ...
-
Lợi Nhuận Khiêm Tốn Của Bánh Kẹo Kinh Đô Sau Khi Về Tay Mondelez
-
Kinh đô - CafeF
-
Thương Hiệu Kinh Đô Kinh Doanh Ra Sao Khi Về Tay Chủ Mới Người Mỹ?
-
Lợi Nhuận 9 Tháng Tăng 42%, Chính Thức Quay Lại Ngành Bánh Kẹo
-
'Cựu Vương Bánh Kẹo' Muốn Tìm Lại Hào Quang Khi Bắt Tay Sơn Kim ...
-
Kido Quay Trở Lại Thị Trường Bánh Kẹo Sau 6 Năm Ngừng Kinh Doanh
-
Các Thương Hiệu Bánh Trung Thu 'vang Bóng Một Thời' Làm ăn Ra Sao ...