Tập Làm Văn Lớp 5 Trang 11 Cấu Tạo Của Bài Văn Tả Cảnh
Có thể bạn quan tâm
- Tiếng Việt lớp 5
- Giải Tiếng Việt lớp 5 (đầy đủ)
- Giải sgk Tiếng Việt 5 Tập 1
- Giải sgk Tiếng Việt 5 Tập 2
- Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
- Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
- Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo
- Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo
- Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều
- Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều
- Lớp 5
- Giải bài tập Tiếng Việt 5
- Siêu sale sách Toán - Văn - Anh Vietjack 25-12 trên Shopee mall
Cấu tạo của bài văn tả cảnh Tiếng Việt lớp 5 chương trình sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ lời giải sách giáo khoa, vở bài tập. Mời các bạn đón đọc:
- Bài văn tả phong cảnh lớp 5 (Kết nối tri thức)
- Bài văn tả phong cảnh lớp 5 (Chân trời sáng tạo)
- Bài văn tả phong cảnh lớp 5 (Cánh diều)
Cấu tạo của bài văn tả cảnh lớp 5 (sách mới)
Quảng cáoBài văn tả phong cảnh lớp 5 Kết nối tri thức
(Kết nối tri thức) Tìm hiểu cách viết bài văn tả phong cảnh lớp 5
Xem chi tiết
(Kết nối tri thức) Tìm hiểu cách viết bài văn tả phong cảnh (tiếp theo) lớp 5
Xem chi tiết
(Kết nối tri thức) Viết mở bài và kết bài cho bài văn tả phong cảnh lớp 5
Xem chi tiết
(Kết nối tri thức) Lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh lớp 5
Xem chi tiết
(Kết nối tri thức) Viết đoạn văn tả phong cảnh lớp 5
Xem chi tiết
(Kết nối tri thức) Viết bài văn tả phong cảnh lớp 5
Xem chi tiết
(Kết nối tri thức) Đánh giá, chỉnh sửa bài văn tả phong cảnh lớp 5
Xem chi tiết
Bài văn tả phong cảnh lớp 5 Chân trời sáng tạo
(Chân trời sáng tạo) Viết bài văn tả phong cảnh (Bài viết số 1) lớp 5
Xem chi tiết
(Chân trời sáng tạo) Luyện tập quan sát, tìm ý cho bài văn tả phong cảnh lớp 5
Xem chi tiết
(Chân trời sáng tạo) Luyện tập lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh lớp 5
Xem chi tiết
(Chân trời sáng tạo) Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn tả phong cảnh lớp 5
Xem chi tiết
(Chân trời sáng tạo) Viết bài văn tả phong cảnh (Bài viết số 2) lớp 5
Xem chi tiết
Bài văn tả phong cảnh lớp 5 Cánh diều
(Cánh diều) Tả phong cảnh (Cấu tạo của bài văn) lớp 5
Xem chi tiết
(Cánh diều) Luyện tập tả phong cảnh (Cách quan sát) lớp 5
Xem chi tiết
(Cánh diều) Luyện tập tả phong cảnh (Thực hành quan sát) lớp 5
Xem chi tiết
(Cánh diều) Luyện tập tả phong cảnh (Tìm ý, lập dàn ý) lớp 5
Xem chi tiết
(Cánh diều) Luyện tập tả phong cảnh (Viết mở bài) lớp 5
Xem chi tiết
(Cánh diều) Luyện tập tả phong cảnh (Viết kết bài) lớp 5
Xem chi tiết
(Cánh diều) Luyện tập tả phong cảnh (Viết thân bài) lớp 5
Xem chi tiết
(Cánh diều) Luyện tập tả phong cảnh (Viết bài văn) lớp 5
Xem chi tiết
Lưu trữ: Cấu tạo của bài văn tả cảnh lớp 5 (sách cũ)
- Tiếng Việt lớp 5 trang 11 Câu 1
- Tiếng Việt lớp 5 trang 12 Câu 2
- Tiếng Việt lớp 5 trang 12 Câu 3
- Trắc nghiệm Cấu tạo của bài văn tả cảnh
Câu 1 (trang 11 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Đọc và tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn dưới đây:
Hoàng hôn trên sông Hương
Cuối buổi chiều, Huế thường trở về trong một vẻ yên tĩnh lạ lùng, đến nỗi tôi cảm thấy có một cái gì đó đang lắng xuống thêm một chút nữa trong thành phố vốn hằng ngày đang rất yên tĩnh này.
Mùa thu, gió thổi mây bay về phía cửa sông, mặt nước phía dưới cầu Tràng Tiền đen sẫm lại, trong khi phía trên này lên mãi gần Kim Long, mặt sông sáng màu ngọc lam in những vệt mây hồng rực rỡ của trời chiều. Hình như con sông Hương rất nhay cảm với ánh sáng nên đến lúc tối hẳn, đứng trên cầu chăm chú nhìn xuống, người ta vẫn còn thấy những mảng sắc mơ hồng ửng lên như một thứ ảo giác trên mặt nước tối thẳm. Phố ít người, con đường ven sông như dài thêm ra dưới vòm lá xanh của hai hàng cây.
Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc. Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cả cuối cùng truyền đi trên mặt nước, khiến mặt sông nghe như rộng hơn. Và khi dãy đèn bên đường bắt đầu thắp lên những quả tròn màu tím nhạt, chuyển dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung ra trong màu trắng soi rõ mặt người qua lại thì khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều cũng chấm dứt.
Huế thức dậy trong một nhịp chuyển động mới, đi vào cuộc sống ban đầu của nó.
Theo HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
Trả lời:
Quảng cáoa. Mở bài: (từ đầu đến … yên tĩnh này).
b. Thân bài: (từ Mùa thu đến … chấm dứt).
c. Kết bài: (từ Huế thức dậy đến … của nó).
Câu 2 (trang 12 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Thứ tự miêu tả trong bài văn trên có gì khác với bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa mà em đã học? Từ hai bài văn đó, hãy rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả cảnh.
Trả lời:
Sự khác biệt về thứ tự miêu tả của hai bài văn:
* Quang cảnh làng mạc ngày mùa:
- Giới thiệu màu sắc bao trùm làng mạc ngày mùa là màu vàng.
- Tả các màu vàng rất khác nhau của cảnh vật.
- Tả thời tiết, con người.
→ Tóm lại: Bài văn này tả từng bộ phận của cảnh.
* Hoàng hôn trên sông Hương:
- Nêu nhận xét chung về sự yên tĩnh của Huế lúc hoàng hôn.
- Tả sự thay đổi sắc màu của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn.
- Tả hoạt động của con người trên bờ sông, trên mặt sông lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.
- Nhận xét về sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.
→ Tóm lại: Bài này tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
Từ hai bài văn đã phân tích, học sinh tự rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả cảnh.
Quảng cáoCâu 1 (trang 12 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Nhận xét cấu tạo của bài văn sau:
Nắng trưa
Nắng cứ như từng dòng lửa xối xuống mặt đất.
Buổi trưa ngồi trong nhà nhìn ra sân, thấy rất rõ những sợi không khí nhỏ bé, mỏng manh, nhẹ tênh, vòng vèo lượn từ mặt đất bốc lên, bốc lên mãi:
Tiếng gì xa vắng thế? Tiếng võng kẽo kẹt kêu buồn buồn từ nhà ai vọng lại. Thỉnh thoàng, câu ru em cất lên từng đoạn "ạ ời …" Hình như chị ru em. Em ngủ và chị cũng thiu thiu ngủ theo. Em chợt thức làm chị bừng tỉnh và tiếp tục câu ạ ời. Cho nên câu hát cứ cất lên từng đoạn rồi ngưng lại, rồi cất lên, rồi lại lịm đi trong cái nặng nề của hai mi mắt khép lại.
Con gà nào cất lên một tiếng gáy. Và ở góc vườn, tiếng cục tác làm nắng trưa thêm oi ả. Không một tiếng chim, không một sợi gió. Cây chuối cũng ngủ, tàu lá lặng đi như thiếp vào nắng. Đường làng vắng ngắt. Bóng tre, bóng duối cũng lặng im.
Ấy thế mà mẹ phải vơ vội cái nón cũ, đội lên đầu, bước vào trong nắng, ra đồng cấy nốt thửa ruộng chưa xong.
Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi!
Theo Băng Sơn
Trả lời:
Bài văn được cấu tạo ba phần:
a. Mở bài (câu văn đầu): Nhận xét chung về nắng trưa.
b. Thân bài: Cảnh vật trong nắng trưa.
Thân bài gồm 4 đoạn sau:
+ Đoạn 1 (từ Buổi trưa ngồi trong nhà đến bốc lên mãi): Hơi đât trong nắng trưa dữ dội.
+ Đoạn 2 (từ Tiếng gì xa vắng đến hai mí mắt khép lại): Tiếng võng đưa và câu hát ru em trong nắng trưa.
+ Đoạn 3 (từ Con gà nào đến bóng duối cũng lặng im): Cây cối và con vật trong nắng trưa.
+ Đoạn 4(từ Ấy thế mà đến cấy nốt thửa ruộng chưa xong): Hình ảnh người mẹ trong nắng trưa.
c. Kết bài (câu cuối – kết bài mở rộng): Cảm nghĩ về mẹ ("Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi!").
Quảng cáoTham khảo giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5:
- Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập làm văn: Cấu tạo của bài văn tả cảnh Tuần 1 (trang 4,5)
Xem thêm các bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 1 khác:
Tập đọc: Thư gửi các học sinh (trang 5 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 ...
Chính tả (Nghe - viết): Việt Nam thân yêu (trang 6 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Nghe – viết: Việt Nam thân yêu ...
Luyện từ và câu: Từ đồng nghĩa (trang 7 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): So sánh nghĩa của các từ in đậm trong mỗi ví dụ sau: ...
Kể chuyện: Lý Tự Trọng (trang 9 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Dựa vào lời kể của cô giáo (thầy giáo), em hãy ...
Tập đọc: Quang cảnh làng mạc ngày mùa (trang 11 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và ...
Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa (trang 13 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Tìm các từ đồng nghĩa: ...
Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh (trang 14 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Đọc bài văn dưới đây và nêu nhận xét: ...
Trắc nghiệm Tập làm văn: Văn tả cảnh (có đáp án)
Câu 1: Bài văn tả cảnh thường gồm có mấy phần?
A. Hai phần là mở bài và thân bài
B. Ba phần là mở bài, thân bài và lời cảm ơn.
C. Ba phần là mở bài, thân bài, kết bài.
D. Bốn phần là mở bài, thân bài, kết bài và tái bút.
Hiển thị đáp ánLời giải:
Một bài văn tả cảnh thường gồm có ba phần: mở bài, thân bài và kết bài.
Chọn đáp án: C
Câu 2: Con hãy ghép mảnh ghép màu xanh vào với mảnh ghép màu nâu để được tên các phần và nhiệm vụ tương ứng của từng phần trong một bài văn tả cảnh:
Hiển thị đáp ánLời giải:
Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.
Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.
Vậy ghép: 1 – c, 2 – a, 3 – b
Câu 3: Bấm chọn vào phần thân bài trong bài văn Hoàng hôn trên sông Hương sau đây:
Hoàng hôn trên sông Hương
Cuối buổi chiều, Huế thường trở về trong vẻ yên tĩnh lạ lùng, đến nỗi tôi cảm thấy hình như có một cái gì đang lắng xuống thêm một chút nữa trong thành phố vốn hàng ngày đã rất yên tĩnh này.
Mùa thu, gió thổi mây về cửa sông, mặt nước phía dưới cầu Tràng Tiền đen sẫm lại, trong khi phía trên này lên mãi gần Kim Long, mặt sông sáng màu ngọc lam in những vệt mây hồng rực rở của trời chiều. Hình như con sông Hương rất nhạy cảm với ánh sáng, nên đến lúc tối hẳn, đứng trên cầu chăm chú nhìn xuống, người ta vẫn còn thấy những mảng sắc mơ hồng ửng lên như một thứ ảo giác trên mặt nước tối thẳm. Phố ít ngươi, con đường ven sông như dài thêm ra dưới vòm lá xanh của hai hàng cây.
Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc. Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng, tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mảnh cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước, khiến mặt sông nghe như rộn hơn. Và khi dãy đèn bên đường bắt đầu thắp lên những quả tròn máu tím nhạt, chuyển dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung ra trong màu trắng soi rõ mặt người qua lại thì khoảnh khắc yên tỉnh của buổi chiều cũng chấm dứt.
Huế thức dậy trong một nhịp chuyển động mới đi vào cuộc sống ban đầu của nó.
Theo HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
Hiển thị đáp ánLời giải:
Mở bài: Đoạn văn số 1 (Từ đầu đến “…đã rất yên tĩnh này”): Lúc hoàng hôn, Huế đặc biệt yên tĩnh.
Thân bài: Đoạn văn số 2 và đoạn văn số 3 (Từ “Mùa thu…” đến “…buổi chiều cũng chấm dứt”): Sự đổi sắc của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn.
Kết bài: đoạn văn số 4 (từ “Huế thức dậy…” đến hết): Sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.
Vậy nên ta bấm chọn vào đoạn văn số 2 và 3 trong bài.
Câu 4: Sắp xếp những nội dung sau để được thứ tự miêu tả trong bài Hoàng hôn trên sông Hương:
Hiển thị đáp ánLời giải:
Thứ tự miêu tả trong bài Hoàng hôn trên sông Hương:
- Nêu nhận xét chung về sự yên tĩnh của Huế lúc hoàng hôn.
- Tả sự thay đổi màu sắc của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn cho đến lúc tối hẳn.
- Tả hoạt động của con người bên bờ sông, trên mặt sông lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.
- Nhận xét về sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn
Câu 5: Sắp xếp những nội dung sau để được thứ tự miêu tả trong bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa:
Hiển thị đáp ánLời giải:
Thứ tự miêu tả trong bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa
- Giới thiệu màu sắc bao trùm làng quê ngày mùa là màu vàng.
- Tả các màu vàng rất khác nhau của cảnh, của vật.
- Tả thời tiết, tả con người.
Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:
- Soạn Tiếng Việt lớp 5 VNEN
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5
- Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 5
- Top 20 Đề thi Tiếng Việt lớp 5 có đáp án
Các chủ đề khác nhiều người xem
- Giải Toán lớp 5
- Văn mẫu lớp 5
- Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí
ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Từ khóa » Câu Tạo Của Bài Văn Tả Cảnh Lớp 5
-
Tập Làm Văn Lớp 5: Cấu Tạo Của Bài Văn Tả Cảnh
-
Cấu Tạo Của Bài Văn Tả Cảnh Trang 11 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
-
Cấu Tạo Của Bài Văn Tả Cảnh - Trang 11 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
-
Giải Bài Tập Làm Văn Cấu Tạo Của Bài Văn Tả Cảnh
-
Cấu Tạo Bài Văn Tả Cảnh - Tiếng Việt 5 - Cô Phạm Thị Thu Thủy
-
Tập Làm Văn: Cấu Tạo Bài Văn Tả Cảnh - Tiếng Việt Lớp 5 - YouTube
-
Tập Làm Văn - Cấu Tạo Của Bài Văn Tả Cảnh Trang 4, 5 Vở Bài Tập ...
-
Tuần 1 - Tập Làm Văn: Cấu Tạo Của Bài Văn Tả Cảnh - Tiếng Việt 5
-
Soạn Bài Tập Làm Văn: Cấu Tạo Của Bài Văn Tả Cảnh
-
Giải Bài Tập Làm Văn: Cấu Tạo Của Bài Văn Tả Cảnh | Sgk Tiếng Việt 5
-
Tập Làm Văn- Cấu Tạo Của Bài Văn Tả Cảnh - Lớp 5 - Tech12h
-
Tập Làm Văn - Cấu Tạo Của Bài Văn Tả Cảnh Trang 4, 5 - VBT Tiếng Việt
-
[Sách Giải] Tập Làm Văn: Cấu Tạo Của Bài Văn Tả Cảnh