Tập Quán Là Gì? Khi Nào được áp Dụng Vào Xét Xử?
Có thể bạn quan tâm
Phong tục, tập quán là một trong những khái niệm thường được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu tập quán là gì dưới góc độ pháp luật.
Tập quán được hiểu thế nào?
Theo wiki, dưới góc độ ngôn ngữ, tập quán là một thói quen được hình thành lâu đời mà mọi người tuân theo. Đây cũng là những quy tắc xử sự được hình thành một cách tự phát lâu ngày trong đời sống, xã hội và được chủ thể thừa nhận là quy tắc ứng xử chung.
Dưới góc độ pháp luật, theo khoản 1 Điều 5 Bộ luật Dân sự năm 2015, tập quán được định nghĩa như sau:
Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự.
Căn cứ định nghĩa này, có thể thấy, tập quán gồm các đặc điểm:
- Là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong một quan hệ dân sự cụ thể. Do đó, tập quán không mang tính chất bắt buộc, cưỡng chế.
- Được hình thành một cách tự nhiên và lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài, hình thành thói quen trong cộng đồng dân cư. Đồng thời, đây cũng là những quy tắc đã ăn sâu vào trong nhận thức của mỗi người.
- Được cộng đồng dân cư thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự cụ thể.
- Là những quy tắc cùng tồn tại song song với các yếu tố khác trong xã hội như pháp luật, đạo đức, tín ngưỡng, tôn giáo…
Đặc biệt, hiện nay, ở rất nhiều làng, xóm, thôn… tại các vùng miền đều tồn tại những tập quán khác nhau, vô cùng đa dạng và chỉ dân cư tại khu vực đó thực hiện, tuân theo.
Tập quán là gì? (Ảnh minh họa)
Các trường hợp được áp dụng tập quán
Việc áp dụng tập quán được quy định tại khoản 2 Điều 6 Bộ luật Dân sự như sau:
Trường hợp các bên không có thoả thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
Theo đó, chỉ áp dụng tập quán nếu đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
- Các bên không có thỏa thuận.
- Pháp luật không có quy định.
- Tập quán áp dụng không được trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự nêu tại Điều 3 Bộ luật Dân sự như:
+ Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
+ Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận, mọi chủ thể khác phải tôn trọng cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực.
+ Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
+ Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự…
Đồng thời, trong giải quyết việc dân sự, Điều 45 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định được áp dụng tập quán khi:
- Các bên không thỏa thuận và pháp luật không quy định.
- Tập quán không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự đã nêu ở trên.
- Đương sự có quyền viện dẫn tập quán để yêu cầu Tòa án xem xét. Khi đương sự viện dẫn các tập quán khác nhau thì Tòa án sẽ thừa nhận tập quán tại nơi xảy ra vụ việc dân sự đang giải quyết.
Nói tóm lại, khi các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán. Tuy nhiên, khi áp dụng tập quán thì không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.
Trên đây là giải đáp về tập quán là gì? Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.Tác giả: Minh Hương Đánh giá bài viết: Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?RồiChưaTiêu điểm
- my_locationMua xe không chính chủ có bị phạt không? [Cập nhật 2023]
- my_location[Tổng hợp] Chính sách mới đối với trưởng thôn trên cả nước
- my_locationAi cần đi làm Căn cước công dân ngay năm 2024 để không bị phạt
- my_locationChưa nhận được Căn cước công dân gắn chip, cần hỏi ở đâu?
- my_locationNữ có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Làm những công việc gì?
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục hành chính là gì? Thủ tục nào được thực hiện online?
- Quốc tịch là gì? Điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam là gì?
- Quyền nhân thân là gì? Bao gồm những quyền nào?
- Phòng vệ chính đáng là gì? Khi nào vượt quá phòng vệ chính đáng?
- Tình trạng không có năng lực chịu trách nhiệm hình sự là gì?
- Không tố giác tội phạm là gì? Bị xử lý hình sự khi nào?
- Người thành niên là gì? Khác người chưa thành niên thế nào?
- Che giấu tội phạm là gì? Phân biệt che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm
- Tước quốc tịch là gì? Trường hợp nào bị tước quốc tịch?
- Phạm tội chưa đạt là gì? Mức phạt thế nào khi phạm tội chưa đạt?
Chính sách mới
- Điểm mới đáng chú ý về khám chữa bệnh BHYT từ 01/7/2025
- Điều kiện để đỗ bài kiểm tra phục hồi điểm giấy phép lái xe từ 01/01/2025
- Quy định về thiết bị giám sát hành trình, ghi nhận hình ảnh người lái xe từ năm 2025
Từ khóa » Những Phong Tục Tập Quán Là Gì
-
Phong Tục Tập Quán Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Phong Tục Tập Quán Là Gì? Nguồn Gốc, ý Nghĩa Và Lấy Ví Dụ?
-
Phong Tục Tập Quán Là Gì? Đặc điểm, Vai Trò Của Phong Tục Tập Quán
-
Tập Quán Là Gì ? Điều Kiện áp Dụng Tập Quán Theo Quy định
-
Các Phong Tục Tập Quán Việt Nam: Đậm đà Bản Sắc Dân Tộc
-
[PDF] Vai Trò Của Phong Tục, Tập Quán Trong đời Sống Xã Hội Hiện Nay
-
Phong Tục, Tập Quán Và áp Dụng Tập Quán Trong Công Tác Xét Xử án ...
-
Phong Tục Tập Quán Là Gì? - Những điều Nên Biết - CPHACO
-
Phong Tục – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thể Loại:Phong Tục Tập Quán – Wikipedia Tiếng Việt
-
Vai Trò Phong Tục Tập Quán Và Lễ Hội Trong Phát Triển Du Lịch ở Lạng ...
-
Tập Quán Là Gì? Điều Kiện áp Dụng Tập Quán Là Gì? - LuatVietnam
-
Đất đai Và Tập Quán | Open Development Vietnam
-
Vấn đề áp Dụng Tập Quán Trong Hôn Nhân Và Gia đình - FBLAW