Vấn đề áp Dụng Tập Quán Trong Hôn Nhân Và Gia đình - FBLAW
Có thể bạn quan tâm
Công ty luật FBLAW tư vấn cho bạn các vấn đề liên quan về áp dụng tập quán trong hôn nhân và gia đình được cập nhật đầy đủ và mới nhất như sau:
Việt Nam là một đất nước đa dân tộc, mỗi dân tộc, mỗi vùng miền lại có những phong tục, tập quán khác nhau. Hiện nay, ở nhiều nơi, các dân tộc thiểu số vẫn đang tồn tại việc áp dụng những phong tục, tập quán lạc hậu, làm hạn chế quyền con người, xâm phạm trực tiếp đến những quyền, lợi ích hợp pháp của công dân mà pháp luật tôn trọng, bảo vệ, đặc biệt trong vấn đề hôn nhân, gia đình.
Đứng trước tình trạng đó, Nhà nước ta đã quy định cụ thể về việc áp dụng tập quán trong hôn nhân gia đình, đồng thời ban hành “Danh mục các tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cần vận động xóa bỏ hoặc cấm áp dụng”.
Khái niệm
Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự.
Nguyên tắc áp dụng tập quán
Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì các tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, không trái với nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình và không vi phạm điều cấm của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì sẽ được áp dụng.
Các bên không có thỏa thuận ở đây được hiểu là các bên không có thỏa thuận về áp dụng tập quán và cũng không có thỏa thuận khác về vụ, việc cần được giải quyết.
Theo quy định tại điều 2 Nghị định 126/2014/NĐ-CP, việc áp dụng tập quán (nếu có) trong hôn nhân gia đình được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
- Tập quán được áp dụng phải là quy tắc xử sự phù hợp với quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
“Tập quán về hôn nhân và gia đình là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình, được lặp đi, lặp lại trong một thời gian dài và được thừa nhận rộng rãi trong một vùng, miền hoặc cộng đồng.”
- Việc áp dụng tập quán phải tuân theo các điều kiện được quy định tại Điều 7 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
- Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên về tập quán được áp dụng.
Giải quyết vụ, việc hôn nhân và gia đình có áp dụng tập quán
1. Trường hợp giải quyết vụ, việc hôn nhân và gia đình có áp dụng tập quán thì thực hiện việc hòa giải theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở, khuyến khích sự tham gia hòa giải của người có uy tín trong cộng đồng, chức sắc tôn giáo.
2. Trường hợp hòa giải không thành hoặc vụ, việc hôn nhân và gia đình có áp dụng tập quán không thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở thì Tòa án giải quyết vụ, việc đó theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Tuyên truyền, vận động nhân dân về áp dụng tập quán
1. Các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng, thực hiện các chính sách, biện pháp sau đây:
a) Tạo điều kiện để người dân thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình; phát huy truyền thống, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc, xóa bỏ tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình;
b) Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hôn nhân và gia đình, vận động người dân phát huy truyền thống, tập quán tốt đẹp và xóa bỏ tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình;
c) Giáo dục thế hệ trẻ bảo tồn, phát triển ngôn ngữ, chữ viết và phát huy các giá trị văn hóa trong tập quán tốt đẹp của mỗi dân tộc.
2. Tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình là tập quán trái với những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 2 của Luật Hôn nhân và gia đình hoặc vi phạm điều cấm quy định tại Khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình.
Ban hành kèm theo Nghị định này Danh mục tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cần vận động xóa bỏ hoặc cấm áp dụng.
CÁC TẬP QUÁN LẠC HẬU VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CẦN VẬN ĐỘNG XÓA BỎ
- Kết hôn trước tuổi quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
- Việc đăng ký kết hôn không do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
- Cưỡng ép kết hôn do xem “lá số” và do mê tín dị đoan; cản trở hôn nhân do khác dân tộc, tôn giáo.
- Cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi từ bốn đời trở lên.
- Nếu nhà trai không có tiền cưới và đồ sính lễ thì sau khi kết hôn, người con rể buộc phải ở rể để trả công cho bố, mẹ vợ.
- Quan hệ gia đình theo chế độ phụ hệ hoặc mẫu hệ, không bảo đảm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa con trai và con gái.
a) Chế độ phụ hệ:
Khi ly hôn, nếu do người vợ yêu cầu ly hôn thì nhà gái phải trả lại nhà trai toàn bộ đồ sính lễ và những phí tổn khác; nếu do người chồng yêu cầu ly hôn thì nhà gái vẫn phải trả lại nhà trai một nửa đồ sính lễ. Sau khi ly hôn, nếu người phụ nữ kết hôn với người khác thì không được hưởng và mang đi bất cứ tài sản gì. Sau khi cha, mẹ ly hôn, con phải theo cha.
Khi người chồng chết, người vợ góa không có quyền hưởng phần di sản của người chồng quá cố để lại. Nếu người vợ góa tái hôn với người khác thì không được hưởng và mang đi bất cứ tài sản gì.
Khi người cha chết, chỉ các con trai có quyền còn các con gái không có quyền hưởng phần di sản của người cha quá cố để lại.
b) Chế độ mẫu hệ:
Người con bị bắt buộc phải mang họ của người mẹ.
Khi người vợ chết, người chồng góa không có quyền hưởng phần di sản của người vợ quá cố để lại và không được mang tài sản riêng của mình về nhà.
Khi người mẹ chết, chỉ các con gái có quyền còn các con trai không có quyền hưởng phần di sản của người mẹ quá cố để lại.
Sau khi ở rể, người con rể bị “từ hôn” hoặc sau khi ăn hỏi, nhận đồ sính lễ, người con trai bị “từ hôn” thì không được bù trả lại.
7. Không kết hôn giữa người thuộc dân tộc này với người thuộc dân tộc khác và giữa những người khác tôn giáo.
CÁC TẬP QUÁN LẠC HẬU VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CẤM ÁP DỤNG
- Chế độ hôn nhân đa thê.
- Kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người khác có họ trong phạm vi ba đời.
- Tục cướp vợ để cưỡng ép người phụ nữ làm vợ.
- Thách cưới cao mang tính chất gả bán (như đòi bạc trắng, tiền mặt, của hồi môn, trâu, bò, chiêng ché… để dẫn cưới).
- Phong tục “nối dây”; Khi người chồng chết, người vợ góa bị ép buộc kết hôn với anh trai hoặc em trai của người chồng quá cố; khi người vợ chết, người chồng góa bị ép buộc kết hôn với chị gái hoặc em gái của người vợ quá cố.
- Bắt buộc người phụ nữ góa chồng hoặc người đàn ông góa vợ, nếu kết hôn với người khác thì phải trả lại tiền cưới cho nhà chồng cũ hoặc nhà vợ cũ.
- Đòi lại của cải, phạt vạ khi vợ, chồng ly hôn.
FBLAW tự hào là công ty luật thực hiện các dịch vụ tư vấn pháp lý về hôn nhân gia đình uy tín và chuyên nghiệp. Vì vậy, đến với đội ngũ luật sư của chúng tôi, bạn hoàn toàn có thể giải quyết vụ việc nhanh chóng với mức chi phí hợp lý nhất.
Trân trọng ./.
Từ khóa » Những Phong Tục Tập Quán Là Gì
-
Phong Tục Tập Quán Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Phong Tục Tập Quán Là Gì? Nguồn Gốc, ý Nghĩa Và Lấy Ví Dụ?
-
Phong Tục Tập Quán Là Gì? Đặc điểm, Vai Trò Của Phong Tục Tập Quán
-
Tập Quán Là Gì ? Điều Kiện áp Dụng Tập Quán Theo Quy định
-
Các Phong Tục Tập Quán Việt Nam: Đậm đà Bản Sắc Dân Tộc
-
[PDF] Vai Trò Của Phong Tục, Tập Quán Trong đời Sống Xã Hội Hiện Nay
-
Phong Tục, Tập Quán Và áp Dụng Tập Quán Trong Công Tác Xét Xử án ...
-
Phong Tục Tập Quán Là Gì? - Những điều Nên Biết - CPHACO
-
Phong Tục – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thể Loại:Phong Tục Tập Quán – Wikipedia Tiếng Việt
-
Vai Trò Phong Tục Tập Quán Và Lễ Hội Trong Phát Triển Du Lịch ở Lạng ...
-
Tập Quán Là Gì? Điều Kiện áp Dụng Tập Quán Là Gì? - LuatVietnam
-
Tập Quán Là Gì? Khi Nào được áp Dụng Vào Xét Xử?
-
Đất đai Và Tập Quán | Open Development Vietnam