Tập Quyền Là Gì? Ví Dụ Về Tập Quyền - Luật Hoàng Phi
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- Tập quyền là gì?
- Ví dụ về tập quyền
- Mô hình tập quyền
- Nguyên tắc tập quyền ở Việt Nam
- Ưu điểm và nhược điểm của nguyên tắc tập quyền
Nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa có nguồn gốc từ lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, gắn liền với yêu cầu xây dựng nhà nước chuyên chính vô sản. Vậy Tập quyền là gì?
Tập quyền là gì?
Tập quyền là nguyên tắc tổ chức quyền lực tập trung vào một cá nhân hoặc một cơ quan và nó có thể chi phối đến sự hình thành hoặc hoạt động của các cơ quan nhà nước khác.
– Tập quyền là nguyên tắc chủ đạo trong tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước theo lãnh thổ của mọi quốc gia từ thuở khai thiên lập địa khi mới xuất hiện những nhà nước đầu tiên.
– Chế độ tập quyền tuyệt đối tồn tại trong các nhà nước quân chủ chuyên chế, cộng hòa phát xít (chế độ độc tài của) hay chế độ quân quản.
– Chế độ tập quyền có phân chia trách nhiệm thông qua phân công, phân cấp, ủy quyền phổ biến hơn và đến nay vẫn còn tồn tại, đặc trưng là chế độ tản quyền là một hình thức của tập quyền.
– Trong các nhà nước có chế độ quân chủ chuyên chế (dạng phổ biến của tập quyền tuyệt đối) vẫn tồn tại các hình thức tự trị như chế độ tự trị của các giáo phận ở Tây Âu, chế độ tự trị của công xã nông thôn, làng xã ở phương Đông, trong đó có Việt Nam và tồn tại đến thời cận đại.
Ví dụ về tập quyền
Để làm rõ hơn khái niệm Tập quyền là gì? nội dung này sẽ đưa ra ví dụ về tập quyền tuyết đối.
Dạng đặc biệt của mô hình tập quyền tuyệt đối là chính quyền quân quản, đã tồn tại khá phố biến ở nhiều nước khác nhau.
Xét từ góc độ lịch sử thì những nhà nước “dân chủ quân sự” loại hình nhà nước đầu tiên trong lịch sử loài người vốn là “chính quyền quân quản” đứng đầu nhà nước vốn là các tù trưởng chỉ huy quân đội.
Toàn bộ hệ thống chính quyền từ trung ương tới địa phương đều là tướng lĩnh. Cách tổ chức này giữ mãi đến sau này, như ở các triều đại phong kiến, trong đó có Việt Nam.
Mô hình tập quyền
Chúng ta đã hiểu được Tập quyền là gì? theo như nội dung đã phân tích ở trên theo đó mô hình tập quyền bao gồm: Tập quyền tuyệt đối và tập quyền tương đối.
– Tập quyền tuyệt đối:
+ Là hình thức cơ quan nhà nước trung ương tối cao trực tiếp bổ nhiệm và chỉ đạo mọi hoạt động ở địa phương, nguyên thủ quốc gia hoặc thủ tướng chính phủ bổ nhiệm/bãi nhiệm tất cả các chức vụ cao cấp của các cơ quan đầu não ở trung ương và các cấp chính quyền địa phương.
+ Đây là mô hình chính quyền của hầu hết các quốc gia thời cố đại (chủ nô và phong kiến giai đoạn nhà nước trung ương tập quyền.
– Tập quyền có phân chia trách nhiệm
+ Theo mô hình này, nguyên thủ quốc gia hoặc thủ tướng chính phủ chỉ trực tiếp bổ nhiệm/bãi nhiệm các cấp trưởng và phó của các cơ quan đầu não ở trung ương và của các cấp chính quyền địa phương.
Tức là chỉ bổ nhiệm/ bãi nhiệm các chức vụ lãnh đạo cấp dưới trực tiếp, và các cấp này được trao quyền bổ nhiệm/ bãi nhiệm cho cấp dưới tiếp theo.
+ Trong hoạt động các cấp chính quyền địa phương được chính quyền trung ương phân công, phân cấp, ủy quyền thực hiện những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong những phạm vi nhất định và chịu trách nhiệm trong những phạm vi đó.
+ Dù hình thành theo cách nào thì cơ quan chính quyền địa phương theo mô hình tập quyền có phân chia trách nhiệm vẫn nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp, chịu sự kiểm soát chặt chẽ, thống nhất từ một cơ quan đầu não ở trung ương là nguyên thủ quốc gia hoặc chính phủ.
Nguyên tắc tập quyền ở Việt Nam
Nội dung trên đã giúp quý độc giả hiểu được khái niệm Tập quyền là gì? nguyên tắc tập quyền ở Việt Nam được thể hiện như sau:
Theo quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 2 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
– Theo đó quyền lực nhà nước là thống nhất, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và tập trung vào Quốc hội theo nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa.
– Quyền lực nhà nước có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Từ những phân tích trên có thể thấy từ phương diện pháp lý, bản chất của tổ chức quyền lực nhà nước là việc chủ thể của quyền lực (nhân dân) sử dụng các phương tiện pháp lý để hiện thực hóa chủ quyền nhân dân, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân, đảm bảo quyền lực nhà nước nằm trong quỹ đạo phục vụ nhân dân.
Ưu điểm và nhược điểm của nguyên tắc tập quyền
– Ưu điểm của nguyên tắc tập quyền:
+ Bộ máy hành chính trung ương tập trung mọi quyền lực trong tay, đại diện cho quyền lợi chung của quốc gia, không bị ảnh hưởng bởi quyền lợi địa phương, không có mâu thuẫn giữa trung ương và địa phương. Đảm bảo quyền lực không bị phân tán;
+ Các hoạt động, đường lối chính sách được thực hiện xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương, không có sự tranh giành quyền lực giữa các cơ quan.
– Nhược điểm của nguyên tắc tập quyền:
+ Chuyên chế, duy ý chí, độc tài;
+ Thiếu sự phân định phạm vi quyền lực nhà nước nên không đề cao được trách nhiệm của các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp;
+ Thiếu sự kiểm soát quyền lực nhà nước giữa các cơ quan dẫn đến dễ xảy ra việc lạm dụng quyền lực, quan liêu.
Từ khóa » Chế độ Phong Kiến Tập Quyền Có Nghĩa Là Gì
-
Tập Quyền Là Gì ? Cách Thức Phân Loại Tập Quyền Như Thế Nào ?
-
Nhà Nước Quân Chủ Trung ương Tập Quyền Là Gì ? - Luật Minh Khuê
-
Em Hiểu Thế Nào Là Phong Kiến Tập Quyền Và Chế độ Phong ... - Lazi
-
Thế Nào Là Chế độ Phong Kiến Phân Quyền? - Mai Bảo Khánh
-
Phong Kiến Tập Quyền Là Gì - Cùng Hỏi Đáp
-
Tập Quyền Là Gì? So Sánh Giữa Tập Quyền Với Phân Quyền?
-
Quân Chủ Chuyên Chế – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chế độ Phong Kiến Tập Quyền Trên Cả Nước được Khôi Phục Dưới Thời
-
Em Hiểu Như Thế Nào Là Chế độ Phong Kiến Tập Quyền? - Selfomy
-
Nhà Nước Phong Kiến Tập Quyền đầu Tiên
-
Từ Điển - Từ Chế độ Phong Kiến Tập Quyền Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Nhà Trần Củng Cố Chế độ Phong Kiến Tập Quyền | SGK Lịch Sử Lớp 7
-
Thế Nào Là Chế độ Phong Kiến Phân Quyền?Thế Nào Là ...