Tập Thể Dục Khi Cảm Lạnh: Nên Hay Không Nên | Hapacol

Tập thể dục khi cảm lạnh: nên hay không nên fb-share-icon Follow Me Tweet

Mục đích chính của tập thể dục là nâng cao sức khỏe cho cơ thể, từ đó hỗ trợ tăng cường khả năng hoạt động của hệ miễn dịch trước những mầm bệnh gây hại. Tuy nhiên, bạn có nên tập thể dục khi cảm lạnh không? Hãy cùng Hapacol đi tìm câu trả lời nhé.

1. Cảm lạnh là gì?

Cảm lạnh là sự nhiễm trùng ở đường hô hấp trên do nhiều loại virus khác nhau gây ra.

dấu hiệu của cảm lạnh

Ho là biểu hiện phổ biến khi bị cảm lạnh

Cảm lạnh thông thường có thể lây qua không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Đồng thời, nguy cơ nhiễm virus của bạn cũng gia tăng nếu bạn tiếp xúc trực tiếp với chất dịch của người đang bị cảm lạnh. 

2. Triệu chứng cảm lạnh bao gồm những gì?

Một người bị cảm lạnh thường sẽ có những triệu chứng cảm lạnh như sau: 

  • Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi
  • Cổ họng đau rát
  • Đau đầu và đau cơ
  • Ho
  • Hắt xì
  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao
  • Cảm thấy áp lực trong tai và mặt gia tăng
  • Mất vị giác tạm thời

Ngoài ra, các triệu chứng cảm lạnh ở người trưởng thành và trẻ nhỏ gần như giống nhau. Điểm khác biệt duy nhất là thời gian bộc lộ dấu hiệu của trẻ sẽ dài hơn so với người lớn.

3. Bạn có nên tập thể dục khi bị cảm lạnh?

Thông thường, việc rèn luyện thể chất khi đang bị cảm lạnh rất an toàn. Tuy nhiên, bạn sẽ cần lưu ý chế độ tập luyện nên phù hợp nhằm đề phòng những tình huống rủi ro nhất định, ví dụ như:

mệt mỏi có thể gây cảm lạnh

Không nên tập luyện quá nặng khi đang bị cảm

  • Việc vận động cơ thể sẽ khiến nhịp tim của bạn tăng nhanh. Bên cạnh đó, một số loại thuốc cảm lạnh cũng có khả năng tương tự. Do đó, sự kết hợp giữa hai biện pháp trên sẽ dẫn đến tình huống nhịp tim tăng đáng kể. Lúc này, bạn có nguy cơ cảm thấy khó thở. 
  • Nếu bạn có tiền sử bị hen suyễn, hãy xin ý kiến bác sĩ trước khi quyết định tập thể dục trong giai đoạn bị cảm lạnh. Bởi vì hoạt động này có nguy cơ khiến bạn ho và khó thở.
  • Nếu cơn sốt cũng xuất hiện trong giai đoạn cảm lạnh, bạn sẽ cần cân nhắc việc tập thể dục vào lúc này, vì các bài tập có thể tạo thêm áp lực lên cơ thể bạn. Vì vây, hãy nghỉ ngơi vài ngày để nhiệt độ cơ thể trở lại mức bình thường trước khi bạn quay về chương trình tập thể dục hàng ngày của mình. 

Ngoài ra, bạn cũng cần cẩn thận không làm việc quá sức nếu đang bị cảm lạnh. Điều này có thể khiến tình trạng sức khỏe hiện tại trở nên tệ hơn, đồng thời cản trở quá trình phục hồi của cơ thể.  

4. Tập thể dục nhiều có thể làm cảm lạnh trở nặng!

Hầu hết mọi người đều có thể rơi vào tình huống “lạm dụng” tập thể dục. Vì vậy, nếu bạn có thói quen rèn luyện thể chất, hãy đảm bảo bạn đã dành đủ thời gian cho việc nghỉ ngơi và phục hồi sau khi tập luyện với cường độ không nhỏ. 

Ngoài ra, bạn cần biết rằng, hệ miễn dịch hoạt động tốt nhất khi không có áp lực. Không ít nhà khoa học cũng đã chứng minh những vận động viên luyện tập với cường độ cao nhưng không xây dựng thời gian biểu phục hồi hợp lý rất dễ mắc bệnh cảm lạnh hay cảm cúm. 

Nguyên nhân của việc này là khi bạn vận động quá sức, số lượng tế bào bạch cầu trong cơ thể sẽ giảm xuống. Thêm vào đó, hormone cortisol gây căng thẳng lại tăng lên, cản trở khả năng hoạt động của một số tế bào miễn dịch. 

5. Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Tập thể dục có thể được đánh giá là lựa chọn phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị cảm lạnh lý tưởng. Mặc dù vậy, nếu bạn thường xuyên rèn luyện thể chất trong lúc đang bị cảm lạnh, hãy tìm các cách chữa cảm lạnh khác hoặc tìm gặp bác sĩ ngay lập tức nếu cảm thấy: 

  • Tắc nghẽn ở ngực, khó thở
  • Ho nhiều và thở khò khè
  • Choáng váng hoặc chóng mặt
  • Mất thăng bằng
  • Bình luận bằng Facebook
  • Bình luận

Vui lòng đăng nhập để dùng chức năng này

Từ khóa » Có Nên Tập Thể Dục Khi đang ốm