Tập Thể Lãnh đạo, Cá Nhân Phụ Trách - Báo Hà Tĩnh
Có thể bạn quan tâm
- Tập thể lãnh đạo là nguyên tắc lãnh đạo cao nhất của Đảng. Tập thể lãnh đạo đi đôi với cá nhân phụ trách. Tập thể lãnh đạo là gốc, là cái có trước, cơ quan lãnh đạo có nghị quyết (NQ), tiếp đó, phân công cá nhân phụ trách tổ chức thực hiện từng phần công việc. Tập thể lãnh đạo ra NQ đúng là cơ sở để cá nhân hoàn thành nhiệm vụ. Mặt khác, cá nhân không đóng vai trò thụ động. Cán bộ, đảng viên có năng lực, năng động, sáng tạo thì NQ của tập thể lãnh đạo mới trở thành hiện thực. Hơn nữa, qua hoạt động thực tiễn còn có thể góp phần xây dựng và hoàn thiện đường lối, NQ của Đảng. Khi bàn bạc, quyết định chủ trương phải nhấn mạnh vai trò tập thể lãnh đạo.
Ảnh minh họa |
Khi tổ chức thực hiện cần nhấn mạnh vai trò cá nhân phụ trách. Chế độ tập thể lãnh đạo và chế độ cá nhân phụ trách kết hợp, bổ sung cho nhau, không loại trừ nhau. Phải kết hợp tập thể lãnh đạo với cá nhân phụ trách mới có thể đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, phát hiện và sử dụng cán bộ giỏi, loại bỏ cán bộ chỉ khéo nói mà không có năng lực thực hiện. Nếu chỉ nhấn mạnh vai trò tập thể lãnh đạo, coi nhẹ vai trò cá nhân phụ trách sẽ dẫn tới tình trạng vô trách nhiệm, ỷ lại, dựa dẫm. Ngược lại, chỉ nhấn mạnh vai trò cá nhân, đề cao một chiều quyền thủ trưởng, coi nhẹ tập thể lãnh đạo sẽ dẫn tới gia trưởng, độc đoán, chuyên quyền.
Giữ vững nguyên tắc tập thể lãnh đạo chủ yếu trên hai lĩnh vực: quyết định những vấn đề thuộc đường lối, chiến lược, chủ trương, chính sách, phương hướng nhiệm vụ chính trị và những vấn đề quan trọng thuộc công tác tổ chức, cán bộ. Tập thể lãnh đạo được thực hiện ở các cấp theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do Điều lệ Đảng quy định: đại hội đại biểu toàn quốc, đại hội đại biểu đảng bộ các cấp, ban chấp hành đảng bộ các cấp, ban cán sự, đảng đoàn, chi bộ và đảng bộ cơ sở. Tuân theo nguyên tắc đó bảo đảm cơ quan lãnh đạo đưa ra được những quyết định chính xác do phát huy trí tuệ tập thể, qua đó tăng cường đoàn kết thống nhất tư tưởng và hành động trong Đảng, ngăn ngừa những quyết định sai lầm do bệnh chủ quan của cá nhân và tệ gia trưởng, độc đoán chuyên quyền gây ra.
Cần đề cao trách nhiệm cá nhân. Cấp ủy sau khi đã quyết định chủ trương cần giao nhiệm vụ cụ thể cho từng người tổ chức thực hiện, phân công trách nhiệm rõ ràng đi đôi với trao quyền hạn và tạo điều kiện đầy đủ để cá nhân có thể hoàn thành nhiệm vụ. Tập thể có cơ chế kiểm tra, giám sát nhưng tôn trọng quyền chủ động của cá nhân điều hành công việc trong khuôn khổ đường lối, chủ trương đã có, không can thiệp vụn vặt.
Một khi NQ đã được thông qua, cá nhân phải phục tùng tổ chức, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, muôn người như một, ý chí và hành động thống nhất. Đã hành động, phải tuân theo một người chỉ huy, không thể “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Thủ trưởng cơ quan là người đứng đầu chịu trách nhiệm điều hành, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ ở một đơn vị, một lĩnh vực công tác, dựa trên NQ của tập thể cấp ủy. Tập thể lãnh đạo đi đôi với cá nhân phụ trách. Tuân theo nguyên tắc đó sẽ góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng như NQ Trung ương 4 (khóa XI) đã đề ra.
Từ khóa » Nguyên Tắc Tập Thể Lãnh đạo Là Gì
-
Nguyên Tắc Tập Thể Lãnh đạo, Cá Nhân Phụ Trách.
-
Cụ Thể Hóa Nguyên Tắc Tập Thể Lãnh đạo, Cá Nhân Phụ Trách Trong ...
-
Về Nguyên Tắc Tập Thể Lãnh đạo Cá Nhân Phụ Trách - Thành ủy TPHCM
-
Chế độ Làm Việc Tập Thể Là Gì? Nguyên Tắc Tập Thể Lãnh đạo Cá Nhân ...
-
Về Nguyên Tắc Tập Thể Lãnh đạo, Cá Nhân Phụ Trách
-
Tập Thể Lãnh đạo – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thực Hiện Nguyên Tắc Tập Thể Lãnh đạo, Cá Nhân Phụ Trách ...
-
Thực Hiện Nguyên Tắc Tập Trung Dân Chủ Trong Đảng Không Phải Là ...
-
Bài Học đắt Giá Nếu Không Thực Hiện Các Nguyên Tắc Đảng
-
Tập Thể Lãnh đạo Và Cá Nhân Phụ Trách Cần Phải Luôn Luôn đi đôi Với ...
-
Tập Thể Lãnh đạo Và Cá Nhân Phụ Trách - Tạp Chí Quốc Phòng Toàn Dân
-
Tập Thể Lãnh đạo, Cá Nhân Phụ Trách Theo Tư Tưởng Hồ Chí Minh
-
Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Xây Dựng, Chỉnh đốn Đảng
-
NGƯỜI CÁN BỘ QUẢN LÝ LÃNH ĐẠO VÀ CÁC KỸ NĂNG QUẢN LÝ