Tật đẩy Lưỡi – Smiles4life - BS Lương Quỳnh Tâm
Có thể bạn quan tâm
Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn khớp cắn, thói quen đẩy lưỡi hình thành từ lúc nhỏ cũng là một trong những lý do dẫn đến lệch lạc răng miệng, sai khớp cắn. Chính vì vậy, đẩy lưỡi được xếp vào hàng tật xấu, được nhiều phòng nha khuyến cáo và cần được thay đổi sớm, nhất là ở trẻ nhỏ.
- Đẩy lưỡi là gì?
Khi sinh lưỡi nhô ra phía trước giữa nướu hai hàm và môi. Do đó trẻ sơ sinh nuốt bằng cách đẩy lưỡi về phía trước như vậy trong vòng một năm rưỡi đến hai năm đầu. Cách nuốt theo kiểu sơ sinh này dần được thay thế bằng cách nuốt của người trưởng thành sau khi các răng sữa mọc hết. Nếu trẻ vẫn tiếp tục nuốt theo kiển cũ cho đến năm thứ tư thì đây là một tình trạng rối loạn chức năng vùng mặt – miệng.
Đẩy lưỡi là thói quen đặt lưỡi ở vị trí sai trong quá trình nuốt, có thể là giữa các răng trước hàm trên và hàm dưới hoặc một bên. Vị trí đúng của đầu lưỡi đáng lẽ phải đặt vào vùng nướu ở mặt sau các răng trước hàm trên. Người ta ước tính cứ mỗi 24 giờ một người bình thường sẽ nuốt 1200 đến 2000 lần, và mỗi lần nuốt thì sẽ tạo nên một áp lực khoảng 4 pounds. Áp lực liên tục của lưỡi sẽ tạo nên sự mất cân xứng giữa răng và cung hàm. Ngoài áp lực gây ra trong khi nuốt, căng thẳng thần kinh cũng có thể đẩy lưỡi vào răng trong khi nghỉ ngơi. Đây là một hoạt động thói quen vô thức nên rất khó sửa.
2. Đẩy lưỡi thường gặp ở đối tượng nào?
Tật đẩy lưỡi đã được mô tả và thảo luận trong những báo cáo nha khoa từ năm 1958. Thường gặp ở độ tuổi từ 5 đến 8 tuổi.
3. Vì sao trẻ có tật đẩy lưỡi?
Người ta vẫn chưa xác định được nguyên nhân thật sự của tật đẩy lưỡi. Có một số nguyên nhân đáng nghi ngờ sau:
- Mút ngón tay
- Một số núm vú nhân tạo dùng cho trẻ sơ sinh
- Thở miệng cũng có thể làm lưỡi nằm ở vị trí thấp trong miệng. Tắc mũi, dị ứng hoặc tắc nghẽn đường thở cũng có thể góp phần vào việc này.
- Nuốt khó cũng có thể là hậu quả cửa cơn đau thắt ngức, đau hong thường xuyên hoặc amidan.
- Lưỡi lớn bất thường.
- Góc hàm hoặc các yếu tố di truyền ljacs trong gia đình
- Chứng loạn dưỡng cơ, thần kinh hoặc các bất thường về sinh lý khác.
- Lưỡi dính hoặc thắng lưỡi bám thấp.
4. Đẩy lưỡi dẫn đến những tác hại gì?
Những kiểu đẩy lưỡi và những vấn đề chỉnh nha liên quan:
- Cắn hở phía trước – đây là hình thức đẩy lưỡi điển hình và phổ biến nhất. Trong trường hợp này môi không đóng kín được, miệng đứa trẻ thường mở và lưỡi đẩy về giữa hai môi. Nhìn chung, kiểu đẩy lưỡi này thường đi kèm với lưỡi lớn.
- Đẩy răng phía trước – Môi dưới kéo vào các răng cửa dưới, và các răng cửa trên bị nhô nhiều. Nhô răng trước thường liên quan đến tính trạng cường cơ vùng cằm.
- Đẩy một bên – khớp cắn thường hở một bên
- Đẩy hai bên – các răng sau từ răng cuối nhỏ đến các răng cối phía sau ở cả hai bên phần hàm bị hở và khớp cắn các răng trước đóng. Đẩy lưỡi hai bên thường khó chữa trị nhất.
- Cắn hở hai bên và phía trước – răng duy nhất chạm nhau là các răng cối. Khớp cắn hở cả hai bên bao gồm cả răng trước. Người ta thường ghi nhận lưỡi lớn trong trường hợp này.
- Đẩy khớp cắn đóng – cả răng trên và dưới đề bị loe và bung ra. Đẩy khớp cắn đóng là thường là trường hợp nhô răng gấp đôi.
5. Ai có thể chẩn đoán tật đẩy lưỡi?
Điều khó khăn nhất đó là chẩn đoán được tình trạng bệnh lý của trẻ. Theo nguyên tắc, bác sĩ chỉnh nha, nha sĩ tổng quát, nha khoa học đường, bác sĩ nhi khoa và một số chuyên gia về phát âm có thể phát hiện ra vấn đề này.
Trong nhiều trường hợp, tật đẩy lưỡi không được phát hiện sớm cho đến khi trẻ có vấn đề về răng hoặc phát âm và cần điều trị chỉnh nha.
6. Điều trị tật đẩy lưỡi bằng cách nào?
Thông thường tật đẩy lưỡi là nguyên nhân dẫ đến răng sai lệch vị trí và những vấn đề về khớp cắn. Tật này được điều trị bằng chỉnh nha.
Nhìn chung, đẩy lưỡi có thể được kiểm soát theo hai cách:
- Sửa chữa bằng liệu pháp chức năng cơ mà có thể thực hiện được thông qua tập đặt vị trí lưỡi đúng chỗ. Phương pháp này cũng tương tự như liệu pháp vật lý, và được hướng dẫn bởi chuyên gia trị liệu, thường bao gồm những bài tập ở nhà và ở phòng khám.
- Bác sĩ chỉnh nha sẽ đặt khí cụ trong miệng để hướng dẫn lưỡi đặt đúng vị trí.
- Hình ảnh trước và sau khi điều trị chỉnh nha tật đẩy lưỡi
Còn bạn thì sao, bạn có câu hỏi nào về Tật đẩy lưỡi xin vui lòng để lại bình luận hoặc tin nhắn bên dưới, rất vui khi được giải đáp những thắc mắc của bạn.
— Kiến thức nha khoa —
- Nhật ký niềng răng: https://www.facebook.com/my.braces.diary
- Hỏi đáp chỉnh nha – niềng răng từ A đến Z: https://www.facebook.com/hoi.dap.nieng.rang.tu.a.den.z
- Chuyên trang chỉnh nha: https://www.facebook.com/chuyen.trang.chinh.nha
- Chỉnh nha căn bản: https://www.facebook.com/chinhnhacanban
- Chuyên trang nội nha: https://www.facebook.com/endoforall
- Chẩn đoán hình ảnh nha khoa – Chuyên trang: https://www.facebook.com/docxquangnhakhoa
Từ khóa » đẩy Lưỡi Khi Niềng Răng
-
Tật đẩy Lưỡi Gây Hại Như Thế Nào – Nha Khoa Thùy Anh Thái Nguyên
-
Tật đẩy Lưỡi – Và Các Bài Tập Lưỡi Hiệu Quả Trong Niềng Răng
-
Và Các Bài Tập Chữa đẩy Lưỡi Hiệu Quả | Tập Mewing Khi Niềng Răng
-
Niềng Răng Lệch Do Tật đẩy Lưỡi - Nha Khoa AVA
-
Tác Hại Của Tật đẩy Lưỡi Là Gì? - Vinmec
-
Tật đẩy Lưỡi Có Tác Hại Gì? Cách Khắc Phục Hiệu Quả Như Thế Nào?
-
NHỮNG BÀI TẬP LƯỠI KHI NIỀNG RĂNG
-
Đẩy Lưỡi - Thói Quen Xấu Gây Nên Tình Trạng Răng Hô Và Khe Thưa!
-
Tác Hại Của Tật đẩy Lưỡi - Nha Khoa Thẩm Mỹ
-
Tật đẩy Lưỡi – Thói Quen Xấu Cần Phải Khắc Phục Sớm!
-
Niềng Răng Khớp Cắn Sâu: 6 Tác Hại, 5 Phương Pháp Niềng Răng
-
Cho Mình Hỏi Với Mình Bị Mắc... - Hội Những Người Niềng Răng
-
Tác động Của Niềng Răng Lên Khuôn Mặt Và Hàm - Suckhoe123
-
Niềng Răng Khớp Cắn Ngược Bằng Phương Pháp Gì để đạt Hiệu Quả ...
-
[Tổng Hợp] Tất Cả Thông Tin Bạn Nhất Định Phải Biết Về Niềng ...
-
Niềng Răng Hô Hàm Trên - Elite Dental