Tất Tần Tật Những điều Cần Biết Về Chứng Chỉ Hành Nghề Xây Dựng

Bạn đang ấp ủ ước mơ chinh phục ngành xây dựng tiềm năng nhưng cũng đầy cạnh tranh? Hiểu được điều đó, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn tất tần tần những thông tin về chứng chỉ hành nghề xây dựng, “vũ khí” lợi hại giúp bạn mở ra cánh cửa thành công trong lĩnh vực này.

Chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì?

Chứng chỉ hành nghề xây dựng là minh chứng cho năng lực chuyên môn, trình độ kỹ thuật và uy tín của doanh nghiệ
Chứng chỉ hành nghề xây dựng là minh chứng cho năng lực chuyên môn, trình độ kỹ thuật và uy tín của doanh nghiệ

Chứng chỉ hành nghề xây dựng, do Bộ Xây dựng hoặc Sở Xây dựng cấp, đóng vai trò như một minh chứng cho năng lực chuyên môn, trình độ kỹ thuật và uy tín của doanh nghiệp. Đây là điều kiện tiên quyết để công ty tham gia vào các hoạt động xây dựng trên phạm vi toàn quốc.

Theo quy định hiện hành, chứng chỉ hành nghề xây dựng có hiệu lực trong vòng 10 năm kể từ ngày cấp lần đầu, ngày điều chỉnh hạng hoặc ngày gia hạn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, thời hạn hiệu lực có thể thay đổi:

  • Cấp điều chỉnh, bổ sung nội dung: Giấy chứng nhận sẽ có thời hạn hiệu lực như chứng chỉ được cấp trước đó.
  • Cấp lại: Do mất, hư hỏng hoặc sai thông tin, giấy chứng nhận được cấp lại sẽ có thời hạn hiệu lực theo chứng chỉ gốc.

Tầm quan trọng của chứng chỉ hành nghề xây dựng

Trong thị trường xây dựng đầy rẫy những thách thức và cạnh tranh, việc khẳng định năng lực và uy tín là điều then chốt để doanh nghiệp thu hút khách hàng, mở rộng cơ hội kinh doanh và gặt hái thành công. Chứng chỉ năng lực công ty xây dựng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hiện thực hóa những mục tiêu này, mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích thiết thực:

  • Minh chứng cho năng lực và uy tín: được cấp bởi Bộ Xây dựng hoặc Sở Xây dựng, chứng chỉ hành nghề xây dựng chính là “tấm bằng vàng” khẳng định năng lực chuyên môn, trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm dày dặn của doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng. 
  • Nổi bật giữa thị trường cạnh tranh: giữa vô vàn đối thủ cạnh tranh, việc sở hữu chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng sẽ là lợi thế vượt trội giúp doanh nghiệp nổi bật và ghi điểm trong mắt khách hàng. 
  • Tuân thủ pháp luật: theo quy định bắt buộc của pháp luật Việt Nam, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng bắt buộc cần phải có  

Chứng chỉ hành nghề xây dựng có những loại nào?

Chứng chỉ hành nghề xây dựng được phân thành 3 hạng
Chứng chỉ hành nghề xây dựng được phân thành 3 hạng

Căn cứ tại Điều 148 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 53 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 và được bổ sung bởi điểm c khoản 1 Điều 39 Luật Kiến trúc 2019 quy định: Chứng chỉ hành nghề xây dựng được phân thành 3 hạng, bao gồm:

  • Chứng chỉ hành nghề hạng xây dựng I: Đây là loại chứng chỉ dành cho những cá nhân có trình độ đại học trở lên. Những người đã có kinh nghiệm tham gia vào công việc phù hợp với ngành nghề cấp chứng chỉ từ 7 năm trở lên.
  • Chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng II: Loại chứng chỉ này sẽ được cấp cho các cá nhân có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp. Hơn nữa, họ phải có kinh nghiệm làm việc đúng ngành nghề từ 5 năm trở lên.
  • Chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng III: Chứng chỉ này cấp cho những người có trình độ chuyên môn thích hợp. Cùng với đó là kinh nghiệm làm việc đúng ngành nghề từ 3 năm trở lên.

Phân loại chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

Theo quy định tại Phụ lục VI Nghị định 15/2021/NĐ-CP, các cá nhân và tổ chức có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được hoạt động trong phạm vi và những lĩnh vực sau:

     1. Khảo sát xây dựng, gồm:

  • Khảo sát địa hình
  • Khảo sát địa chất công trình
  1. Lập thiết kế quy hoạch xây dựng
  2. Thiết kế xây dựng, gồm:
  • Thiết kế kết cấu công trình
  • Thiết kế cơ – điện công trình
  • Thiết kế cấp – thoát nước công trình
  • Thiết kế xây dựng công trình khai thác mỏ
  • Thiết kế xây dựng công trình giao thông
  • Thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật
  • Thiết kế xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn (thủy lợi, đê điều)
  1. Giám sát thi công xây dựng, gồm:
  • Giám sát công tác xây dựng công trình dân dụng – công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật
  • Giám sát công tác xây dựng công trình giao thông
  • Giám sát công tác xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn (thủy lợi, đê điều)
  • Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình
  1. Định giá xây dựng
  2. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, gồm:
  • Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng – công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật
  • Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông
  • Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn (thủy lợi, đê điều)

Xem thêm: Nâng tầm doanh nghiệp với chứng chỉ năng lực công ty xây dựng

Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng

Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

Những cá nhân muốn sở hữu chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực xây dựng thì cần phải đáp ứng đầy đủ những yêu cầu cơ bản sau đây:

Điều kiện chung đối với các cá nhân

Các cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng theo Điều 66 Nghị định 15/2021/NĐ-CP khi đáp ứng các điều kiện sau:

– Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy tờ về cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

– Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:

  • Hạng I: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên;
  • Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên;
  • Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.

– Đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

Điều kiện riêng trong từng mảng

  • Đối với những ai đã làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng thì cần phải có ít nhất 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B hoặc 02 công trình từ cấp I hoặc 3 công trình từ cấp II trở lên
  • Đối với cá nhân đã làm giám sát thiết kế thì cần phải có ít nhất 1 đồ án quy hoạch xây dựng đã được Thủ tướng phê duyệt hoặc 2 đồ án quy hoạch xây dựng đã được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
  • Đối với cá nhân đã làm thẩm tra thiết kế thì phải có ít nhất 1 công trình từ cấp I trở lên hoặc ít nhất 2 công trình từ cấp II trở lên.
  • Đối với các đối tượng làm công việc chỉ huy trưởng hay giám sát trưởng thì cần ít nhất 1 công trình từ cấp I trở lên hoặc 2 công trình từ cấp II trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
  • Đối với những ai làm nghề định giá xây dựng với công việc như quản lý chi phí đầu tư thì phải cần có kinh nghiệm làm ít nhất 1 dự án từ nhóm A hoặc 2 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 1 công trình từ cấp I hoặc 2 công trình từ cấp II trở lên.
  • Đối với những cá nhân làm công việc quản lý dự án cụ thể là vị trí giám đốc thì phải có kinh nghiệm tham gia ít nhất 1 dự án từ nhóm A hoặc 2 dự án từ nhóm B cùng loại trở lên; hoặc có một trong ba loại chứng chỉ hành nghề (thiết kế xây dựng hạng I; giám sát thi công xây dựng hạng I; định giá xây dựng hạng I) và đã tham gia quản lý dự án của ít nhất 1 dự án từ nhóm A hoặc 2 dự án từ nhóm B cùng loại trở lên.

Cần chuẩn bị những gì khi xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng?

Cần chuẩn bị những gì khi xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng?
Cần chuẩn bị những gì khi xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng?

Nếu bạn đang cần xin chứng chỉ hành nghề xây dựng để có thể đảm bảo sự thăng tiến trong công việc cũng như góp phần vào việc nâng cao đẳng cấp năng lực của bản thân thì hãy chuẩn bị những loại giấy tờ sau đây:

  • Đơn đề nghị cấp chứng chỉ theo mẫu tại Phụ lục I Nghị định số 100/2018/NĐ-CP
  • Văn bằng do cơ sở đào tạo cấp. Nếu đó là văn bằng do cơ sở ở nước ngoài cấp thì cần phải được hợp pháp hóa theo quy định và được dịch sang tiếng việt có chứng thực rõ ràng.
  • 2 ảnh chân dung màu kích cỡ 4×6 cm với nền màu trắng thời hạn dưới 6 tháng.
  • Quyết định phân công nhiệm vụ của cá nhân trong tổ chức được xác nhận theo quy định.
  • Nếu cá nhân hành nghề độc lập thì phải có hợp đồng ký kết và biên bản nghiệm thu các công việc thực hiện theo cam kết.
  • Tờ khai đăng ký sát hạch cấp chứng chỉ theo mẫu Phụ lục I Nghị định số 100/2018/NĐ-CP.
  • Kết quả của quá trình sát hạch đạt yêu cầu trong trường hợp đã sát hạch trước ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ, văn bản kể trên, mỗi người có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc chuyển phát đến địa chỉ của Cục Quản lý hoạt động xây dựng thuộc Bộ Xây dựng. Đơn vị chịu trách nhiệm sẽ xử lý hồ sơ và thông tin lại khi có kết quả.

Dịch vụ làm chứng chỉ hành nghề xây dựng của Viện Đào tạo và Hợp tác giáo dục 

Với nhiều năm kinh nghiệm, Viện Đào tạo và Hợp tác giáo dục tự hào là một trong những đơn vị cung cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng uy tín trên thị trường hiện nay. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, chúng tôi đảm bảo sẽ luôn hỗ trợ khách hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Dịch vụ làm chứng chỉ hành nghề xây dựng của Viện Đào tạo và Hợp tác giáo dục 
Dịch vụ làm chứng chỉ hành nghề xây dựng của Viện Đào tạo và Hợp tác giáo dục

Dịch vụ của chúng tôi bao gồm:

  • Tư vấn và giải đáp miễn phí về hồ sơ năng lực cho các doanh nghiệp quan tâm đến chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.
  • Đối với các tổ chức cần xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, chúng tôi sẽ tư vấn, đánh giá và hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ trong vòng 24 giờ.
  • Nhận hồ sơ, kê khai, bổ sung và nộp hồ sơ tại sở xây dựng hoặc bộ xây dựng trong vòng 3 ngày làm việc.
  • Theo dõi quá trình xét duyệt và cung cấp quyết định công nhận trong vòng 7 đến 9 ngày kể từ ngày hội đồng họp xét duyệt chứng chỉ.
  • Trả chứng chỉ trong vòng 7 đến 9 ngày sau khi có quyết định.

Liên hệ ngay với Viện Đào tạo và Hợp tác giáo dục để được tư vấn nhanh nhất và nhận được chi phí ưu đãi.

Xem thêm: Dịch vụ tư vấn cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng tại Viendaotao.vn 

Bài viết trên, Viện Đào tạo và Hợp tác giáo dục đã giải đáp cho bạn tất tần tật những điều cần biết về chứng chỉ hành nghề xây dựng. Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ hiểu hơn về loại chứng chỉ này cũng như tầm quan trọng của nó!

Từ khóa » Các đơn Vị Cấp Chứng Chỉ Hành Nghề Xây Dựng