Tất Tần Tật Về Cấp Giấy Chứng Nhận đầu Tư - Luật Công Ty
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết [Ẩn]
- Giấy chứng nhận đầu tư là gì?
- Vì sao phải xin cấp giấy chứng nhận đầu tư?
- Điều kiện cấp giấy chứng nhận đầu tư là gì?
- Các dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư
- Xin cấp giấy chứng nhận như thế nào?
- Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư
- Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư
- Thời hạn xin cấp giấy chứng nhận đầu tư là bao lâu?
- Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư là cơ quan nào?
- Câu hỏi thường gặp về cấp giấy chứng nhận đầu tư
- Câu hỏi 1 : Người nước ngoài có được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không?
- Câu hỏi 2: Có chỉnh sửa thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được không?
- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
Giấy chứng nhận đầu tư là gì?
Giấy chứng nhận đầu tư là giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền ban hành cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện thường được gắn liền với các dự án đầu tư và áp dụng phần lớn cho các cá nhân, tổ chức có yếu tố nước ngoài.
Hay có thể hiểu đây là điều kiện cần thiết để thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam, đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải thực hiện thủ tục xin cấp trước khi thành lập doanh nghiệp.
Sở Kế Hoạch và Đầu Tư có thẩm quyền cấp ở dạng văn bản hoặc bản điện tử, có ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư.
Bạn có thể xem thêm quy định pháp luật về chấp thuận đầu tưVì sao phải xin cấp giấy chứng nhận đầu tư?
Khi thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư bắt buộc phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Mục đích chính là giúp cho nhà nước Việt Nam quản lý việc đầu tư của nhà đầu tư.
Ngoài ra, còn có vai trò trực tiếp tới quá trình đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài:
(i) Là điều kiện tiên quyết để dự án đầu tư có thể đi vào hoạt động một cách bình thường; (ii) Là giấy chứng nhận về dự án để các nhà đầu tư an tâm khi đầu tư vào dự án; (iii) Và tất nhiên là thủ tục phải có khi đầu tư tại Việt Nam trong những trường hợp bắt buộc;
Điều kiện cấp giấy chứng nhận đầu tư là gì?
Căn cứ theo các quy định của pháp luật hiện hành, điều kiện xin cấp giấy phép đầu tư vào Việt Nam được quy định như sau:
– Nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế
– Về hình thức đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chỉ được đầu tư dưới các hình thức:
+ Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;
+ Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế;
+ Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh;
+ Nhận chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc các trường hợp tiếp nhận dự án đầu tư khác;
+ Sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
– Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ về phạm vi hoạt động đầu tư và về đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
Các dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư
Theo Điều 37 Luật Đầu tư năm 2020, cá nhân, tổ chức nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
(i) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
(ii) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Đầu tư năm 2020, cụ thể:
- Trường hợp 1: có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ tới 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh.
- Trường hợp 2: có tổ chức kinh tế thuộc trường hợp 1 nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.
- Trường hợp 3: có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế thuộc trường hợp 1 nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.
Lưu ý: Luật Đầu tư năm 2020 cũng quy định các trường hợp không bắt buộc như sau:
(i) Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước.
(ii) Dự án đầu tư có tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không quá 51%.
(iii) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần góp vốn của tổ chức kinh tế.
Xin cấp giấy chứng nhận như thế nào?
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư
(i) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư.
(ii) Bản sao chứng minh nhân dân, hộ chiếu đối với các nhà đầu tư là cá nhân, bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với nhà đầu tư là tổ chức.
(iii) Đề xuất dự án đầu tư bao gồm: nhà đầu tư thực hiện dự án, quy mô đầu tư, mục tiêu đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đấu tư, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.
(iv) Bản sao các tài liệu sau: báo cáo tài chính 2 năm gần nhất, cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ, cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính, bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư, tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
(v) Đề xuất nhu cầu sử dụng đất. Trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển quyền mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thoả thuận địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư.
(vi) Giải trình về sử dụng công nghệ đối với Dự án có có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
(vii) Hợp đồng BCC đối với các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư
Điều 38 Luật đầu tư năm 2020 quy định về Thủ tục cấp như sau:
(i) Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này trong thời hạn sau đây:
- 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
(ii) Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư được cấp giấy nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;
- Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
- Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 của Luật này;
- Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có);
- Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Thời hạn xin cấp giấy chứng nhận đầu tư là bao lâu?
Theo Điều 38, Luật đầu tư năm 2020 có quy định về thời hạn xin cấp giấy chứng nhận đầu tư như sau:
Điều 38. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này trong thời hạn sau đây:
a) 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
b) 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư là cơ quan nào?
Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được pháp luật quy định như sau:
(i) Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế tiếp nhận, cấp Giấy chứng nhận ĐKĐT đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
(ii) Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, cấp giấy đối với các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
(iii) Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư tiếp nhận, cấp Giấy chứng nhận ĐKĐT đối với dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.
Câu hỏi thường gặp về cấp giấy chứng nhận đầu tư
Câu hỏi 1 : Người nước ngoài có được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không?
Trả lời: Hoàn toàn có thể, bạn có thể xem thêm những quy định pháp luật về xin giấy chứng nhận đầu tư cho người nước ngoàiCâu hỏi 2: Có chỉnh sửa thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được không?
Trả lời: Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư là mẫu văn bản được lập ra để đề nghị về việc được điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư. Mẫu văn bản mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? Xem thêm: Mẫu đơn xin điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tưKhuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết trong lĩnh vực pháp luật đầu tư được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.
Từ khóa » Form Giấy Chứng Nhận đầu Tư Là Gì
-
Giấy Chứng Nhận đầu Tư Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Giấy Chứng Nhận đăng Ký đầu Tư Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Giấy Chứng Nhận đầu Tư: 4 Thông Tin Có Thể Bạn Chưa Biết
-
Mẫu Giấy Chứng Nhận đăng Ký đầu Tư Mới Nhất
-
Mẫu Giấy Chứng Nhận đăng Ký đầu Tư Theo Quy định Của Pháp Luật
-
Tìm Hiểu Về Giấy Chứng Nhận đăng Ký đầu Tư - FBLAW
-
+ Mẫu Giấy Chứng Nhận đăng Ký đầu Tư - Luật Sư
-
Giấy Chứng Nhận đăng Ký đầu Tư: Điều Kiện, Thủ Tục Cấp Giấy
-
Quy định Về Giấy Chứng Nhận đầu Tư - Thông Tin Bạn Cần Biết
-
Giấy Chứng Nhận đầu Tư Là Gì? Trường Hợp Dự án Phải Xin Cấp?
-
Thủ Tục Giấy Chứng Nhận đăng Ký đầu Tư - BIDV
-
Xin Giấy Chứng Nhận đăng Ký đầu Tư Như Thế Nào ? - Luật Thái An
-
Cấp Giấy Chứng Nhận đầu Tư Tại Việt Nam Theo Luật Đầu Tư 2020