Tất Tần Tật Về Cấu Trúc Câu Cầu Khiến Trong Tiếng Anh
Đầu tiên, chúng ta hãy xem một bảng xếp hạng nho nhỏ giữa các từ dùng cho câu cầu khiến và các mức độ của nó khi sử dụng:
Nhìn vào bảng này, bạn có thể thấy được các thứ tự của các từ mệnh lệnh. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua các cấu trúc này nhé.
Table of Contents
- 1. Causative let – Cấu trúc cầu khiến của Let
- 2. Causative have - Cấu trúc cầu khiến của HAVE
- 3. Causative get - Cấu trúc cầu khiến của GET
- 4. Causative make - Cấu trúc cầu khiến của make
- 5. Causative force - Cấu trúc cầu khiến của force
1. Causative let – Cấu trúc cầu khiến của Let
Theo như bảng trên, chúng ta có thể thấy rằng LET là từ cầu khiến “yếu ớt” nhất, tất nhiên nó cũng mang tính lịch sự nhiều nhất.
Căn bản là, LET có nghĩa là để cho ai đó được phép làm gì đó, họ có thể quyết định làm việc đó nếu họ muốn và bạn sẽ chẳng can thiệp vào việc họ làm.
Khi chúng ta dùng LET, chúng ta nghĩ đến bố mẹ, trường học, các vị sếp và cả các cơ quan lãnh đạo chính phủ - những người mà sẽ cho phép chúng ta làm việc gì đó. Nhưng rồi việc có làm việc đó như vậy hay không là lựa chọn của bản thân chúng ta.
Hãy cùng xem ví dụ sau:
We went to work, and we had a smoking shed – a place where we could come and smoke there. (Chúng ta đi làm, và chúng ta có khu vực hút thuốc – là nơi mà chúng ta có thể đến và hút thuốc ở đó. )
➜ They let us smoke (Họ để chúng ta hút thuốc ở đó.)
Cùng ý nghĩa với LET, chúng ta có thể dùng “ALLOWED TO”.
Ví dụ:
- In some countries, you are allowed to drink beer since you are 16. (Tại một số đất nước, bạn được uống bia từ năm 16 tuổi.)
Lưu ý rằng ALLOWED TO là thể bị động, sẽ chính xác trong các trường hợp bị động hơn.
Công thức của LET:LET + SOMEBODY + DO + SOMETHINGVí dụ:
- I love my job. They let us do our jobs in our ways. (Tôi yêu công việc của tôi. Họ để chúng tôi làm việc của chúng tôi theo cách của chúng tôi.)
- He let me read all his books without any requests. (Anh ta để tôi đọc hết tất cả các sách của anh ấy mà không yêu cầu gì cả.)
Ví dụ:
- Let her in! She is with me. (Để cô ấy vào! Cô ấy đi cùng tôi.)
- My manager won’t let anyone out before we finish the final report. (Quản lý của tôi sẽ không để bất kỳ ai ra về trước khi chúng tôi làm xong bản báo cáo.)
Ví dụ:
- Please let me off at the next traffic lights. (Để tôi xuống ở đèn giao thông tiếp theo nhé.)
2. Causative have - Cấu trúc cầu khiến của HAVE
Chúng ta dùng HAVE như một từ mệnh lệnh để miêu tả một quy trình chuẩn hoặc một dịch vụ. Khi chúng ta have someone do something (khiến ai đó làm gì đó), chúng ta thường yêu cầu ai đó mà chúng ta thấy rằng họ phù hợp với yêu cầu của chúng ta.
Ví dụ:
In Istanbul, you will see that every office have someone called “tea guy”. And his job is to make tea. So whenever you want to have a cup of tea, you would have him make tea. (Ở Istanbul, bạn sẽ thấy rằng mỗi văn phòng đều có một người được gọi là “người pha trà”. Và công việc của anh ta là pha trà. Nên bất cứ khi nào bạn muốn một ly trà, bạn yêu cầu anh ta pha trà.)
Công thức chủ động của HAVE: (active HAVE)HAVE + SOMEBODY + DO + SOMETHINGVí dụ:
- Come to my house, I will have my brother make you the best cup of tea ever. (Đến nhà tôi đi, tôi sẽ bảo em trai làm cho bạn một tách trà tuyệt nhất trên đời.)
- I have Tome paint my room again this week. (Tôi nhờ Tom sơn lại phòng mình tuần này.)
Ví dụ:
- I have my dog washed every week. (Tôi tắm chó của mình mỗi tuần.)
- I will have my homework done before weekend. (Tôi sẽ hoàn thành bài tập của mình trước cuối tuần.)
➜ Bất cứ khi nào bạn trả tiền cho ai đó làm điều gì đó cho mình thì đây là công thức phù hợp nhất.
➜ Chúng ta còn có thể dùng cấu trúc này với động từ DO để diễn tả việc manicures (làm móng tay), pedicures (làm móng chân), hair styling (tạo kiểu tóc) hoặc bất kỳ các loại hình làm đẹp.
Ví dụ:
- My brother has his hair done every month. (Em trai tôi cắt tóc hằng tháng.)
- She is having her hair done for her wedding tomorrow. (Cô ấy đang làm tóc cho đám cưới ngày mai.)
Chúng ta dùng cấu trúc này khi chúng ta muốn nói với người khác rằng chúng ta sẽ giúp họ thoát khỏi khó khăn mà họ đang gặp phải.
Ví dụ:
- Don’t worry, I will have your letter in Hanoi by the end of this week. (Đừng lo lắng, tôi sẽ đem thư của bạn đến Hà Nội vào cuối tuần này.)
- If you don’t serve these customers, I will have you in the kitchen tomorrow!! (Nếu anh không phụ vụ những khách hàng này, tôi sẽ cho bạn vào bếp ngày mai.)
Cấu trúc này chúng ta thường dùng để diễn tả một lời đe dọa.
Ví dụ:
- If you are not careful, I will have you washing dishes from now on. (Nếu bạn không cẩn thận, tôi sẽ cho bạn rửa chén từ bây giờ.)
- One more mistake and I will have you in detention copying files. (Một lỗi sai nữa là tôi sẽ để cho bạn làm việc sao chép các tập tin.)
3. Causative get - Cấu trúc cầu khiến của GET
GET là từ cầu khiến ở mức trung bình. Khi chúng ta dùng HAVE SOMEONE DO SOMETHING, cấu trúc này khiến chúng ta có cảm giác tôn trọng. Còn khi dùng GET chúng ta có ít sự tôn trọng hơn. Khi chúng ta dùng GET thay vì HAVE, chúng ta tập trung vào kết quả của sự việc hơn là quá trình và giao thức.
Như một kết quả của việc đó, chúng ta thường dùng từ cầu khiến GET với những đối tượng không phải là con người.
Ví dụ:
- Nice dog! Can you get him back when he runs away? (Một chú chó dễ thương! Anh có thể gọi nó lại khi nó chạy đi không?)
- How do you get the cat to shut up? (Làm sao để mèo im lặng?)
Ví dụ:
- Get your computer to shut down before you go. (Tắt máy tính của bạn trước khi bạn đi.)
- Get your house to be cleaned up now. (Làm sạch nhà bạn bây giờ đi.)
Ví dụ:
- I’m getting my hair cut. (Tôi đang cắt tóc.)
- She is getting her homework done before her teacher comes. (Cô ấy đang làm xong bài tập trước khi thầy giáo của cô ấy đến.)
Ví dụ:
- I dont care how you take care of it, just get it done! (Tôi không quan tâm bạn làm thế nào, chỉ cần hoàn thành nó.)
- Just get it done, do not explain anymore. (Hoàn thành nó đi, đừng giải thích nữa.)
Chúng ta dùng cấu trúc này khi chúng ta muốn di chuyển cái gì đó (hoặc ai đó) đến một nơi.
Ví dụ:
- If we get Henry in London before June, then we have won the best prize. (Nếu chúng ta có thể đưa Henry đến London trước tháng 6, là chúng ta đã thắng lớn.)
- If you get your resigned letter on her desk tomorrow, she would read it immediately. (Nếu bạn đặt thư xin nghỉ việc trên bàn cô ấy ngày mai, cô ấy sẽ đọc ngay.)
Chúng ta dùng cấu trúc này để diễn tả một sự bực dọc.
Ví dụ:
- They get me running from place to place. (Họ bắt tôi chạy đi chạy lại nơi này nơi khác.)
- I don’t know why they get me copying everything then don’t use any. (Tôi không hiểu sao họ bắt tôi sao chép mọi thứ rồi không dùng bất cứ thứ gì.)
4. Causative make - Cấu trúc cầu khiến của make
Bắt đầu từ lúc này chúng ta đã bước vào khu vực của những yêu cầu “không được chọn lựa”. Đối với những từ mệnh lệnh ở trên (let, have và get), đâu đó người nhận mệnh lệnh vẫn còn sự lựa chọn làm hay không làm.
MAKE + VChúng ta dùng cấu trúc này khi nói về việc gì đó mà chúng ta không thể điều khiển.
Ví dụ:
- Please don’t play that song, it makes me think of someone I don’t want to mention. (Đừng chơi bài đó, nó khiến tôi nghĩ đến người mà tôi không muốn nhắc tới.)
- He didn’t say anything but I believe that you can make him say something. (Anh ta không nói gì cả nhưng tôi tin rằng bạn có thể khiến anh ta nói gì đó.)
Ví dụ:
- Don’t talk like that, it makes you cheap. (Đừng nói như vậy, nó khiến bạn rẻ tiền lắm.)
- Thank you for coming, it makes me proud. (Cảm ơn vì đã đến, khiến tôi tự hào lắm.)
5. Causative force - Cấu trúc cầu khiến của force
FORCE là từ mệnh lệnh mạnh nhất, và tất nhiên, khi dùng FORCE, người nhận mệnh lệnh chắc chắn không có sự lựa chọn nào khác là phải làm. Chúng ta dùng FORCE khi chúng ta muốn nhấn mạnh việc này.
- The bad weather forced us to go home immediately. (Thời tiết xấu khiến chúng tôi phải về nhà sớm.)
- The police forced robber to go straight to police car. (Cảnh sát khiến tên cướp đi thẳng đến xe cảnh sát.)
- He forced me to listen to jazz music. (Anh ta bắt tôi nghe nhạc jazz.)
- Harry forced Anna to reply his email. (Harry bắt Anna trả lời email của anh ấy.)
- Last week, Tommy forced 10 marshmallows into his mouth. (Tuần trước, Tommy dồn 10 cái kẹo marshmallows vào miệng.)
- They always forced their clothes into one suitcase for their trip. (Họ luôn dồn hết quần áo vào trong một cái vali cho chuyến đi của họ.)
Khi chúng ta dùng FORCE với hướng di chuyển, chúng ta dùng các giới từ INTO, ONTO, BACK TO, OVER, AGAINST, ACROSS.
- When they forced him against the wall, he fighted back. (Khi bọn chúng đẩy anh ấy vào tường, anh ấy đánh trả.)
Từ khóa » Khẩn Cầu Trong Tiếng Anh Là Gì
-
Khẩn Cầu Bằng Tiếng Anh - Glosbe
-
Lời Khẩn Cầu Bằng Tiếng Anh - Glosbe
-
Các Mẫu Câu Có Từ 'khẩn Cầu' Trong Tiếng Việt được Dịch ...
-
Khẩn Cầu Trong Tiếng Anh Là Gì? - English Sticky
-
LỜI KHẨN CẦU - Nghĩa Trong Tiếng Tiếng Anh - Từ điển
-
Từ điển Việt Anh "khẩn Cầu" - Là Gì?
-
LỜI KHẨN CẦU CỦA TÔI Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch - Tr-ex
-
TÔI KHẨN CẦU Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch - Tr-ex
-
Tiếng Anh Giao Tiếp: Đề Nghị Sự Giúp đỡ - Pasal
-
Khả Năng Tiếp Cận Thông Tin Tình Trạng Khẩn Cấp Trên Truyền Hình
-
Khẩn Cầu Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Lời Khẩn Cầu Tiếng Anh Là Gì? - FindZon