Tất Tần Tật Về Dược Liệu Hoài Sơn - Vị Thuốc Quý điều Hòa âm Dương
Có thể bạn quan tâm
Dược liệu Hoài Sơn - hay còn gọi dân dã là Củ khoai mài không chỉ là món ăn quen thuộc của dân tộc miền núi, nó còn là vị thuốc quý trong Đông y giúp điều hòa âm dương và chữa được rất nhiều bệnh khác.
Dược liệu hoài sơn là gì?
Hoài sơn, tên gọi khác là: Khoai mài, củ mài, chính hoài
Tên khoa học: Dioscorea persimilis Prain et Burk
tìm hiểu về dược liệu Hoài Sơn
Hoài sơn là loại cây dây leo quấn, rễ củ, thân nhẵn có màu đỏ hồng. Rễ của Hoài sơn ăn sâu vào lòng đất đến hàng mét rồi phình to ra, vò màu nâu xám còn ruột mềm có màu trắng. Lá mọc so le, hình tim, đôi khi là hình mũi tên dài 10cm rộng 8cm, chóp nhọn có 5-7 gân gốc. Cụm hoa đơn tính gồm các bông khúc khuỷu, dài khoảng 40cm, mang 20-40 hoa nhỏ màu vàng. Quả nang có 3 cánh rộng 2m.
Bản chất của Hoài sơn trước khi được biết đến như một loại dược liệu dùng để trị bệnh, nó chỉ là một loại khoai mài mọc dại phát triển nhiều ở các tỉnh miền núi được người dân đào lên ăn như một món ăn dân dã quen thuộc của họ. Để trở thành dược liệu Hoài Sơn, củ mài phải trải qua nhiều khâu sơ chế rồi chế biến phức tạp.
Thu hái, chế biến dược liệu Hoài sơn như thế nào?
Từ tháng 10 đến tháng 4 là khoảng thời gian Cây hoài sơn đang phát triển tốt,cho ra rễ củ to chất lượng nên thời điểm này là mùa đào củ mài tốt nhất. Sau khi thu hoạch, rửa sạch bùn đất, gọt vỏ rồi cho vào lò sấy trong 2 ngày (lưu ý: củ mài đào về phải chế biến luôn trong khoảng 2-3 ngày để không làm giảm chất lượng của dược liệu)
Có 3 giai đoạn cơ bản để chế biến Hoài sơn, nếu chỉ làm để dùng cho người thân trong gia đình thì có thể áp dụng những phương thức cơ bản, còn nếu muốn đem tặng, biếu hoặc xuất khẩu ra nước ngoài thì sẽ có phương pháp chế biến Hoài Sơn phức tạp hơn để cho ra thành phẩm đẹp mắt.
Giai đoạn 1: Sấy diêm sinh lần 1
110kg củ mài phải sử dụng 2kg diêm sinh, sau khi gọt vỏ thì đem xông diêm sinh, trọng lò sấy phải sắp xếp hợp lý sao cho củ mài đều được hưởng hơi của diêm sinh thì chất lượng mới đồng đều, sau khi sấy trong lò 2 ngày 2 đêm, cần để lại trong lò ủ thêm 1 đêm rồi phơi nắng nhẹ hoặc sấy cho kho. Tiêp tục đem ngâm nước lã 2 ngày 2 đêm nữa rồi lại rửa sạch đem phơi nắng đến khi khô là kết thúc giai đoạn thứ nhất.
tìm hiểu về dược liệu Hoài Sơn
Giai đoạn 2: Sấy diêm sinh lần 2
Tiếp tục xếp củ mài vào lò sấy để sấy diêm sinh lần 2. Lần này 100kg củ mài chỉ cần 1kg diêm sinh, vẫn phải xếp củ màu trong lò sấy để củ hưởng đều hơi diêm sinh, sấy 1 ngày 1 đêm là được, đến khi củ mềm như chuối là được, nếu chưa mềm cần được sấy lại. Sau đó đem ủ trong vại đậy trong bao tải nhúng nước. Đợi 1 ngày 1 đêm rồi đem củ mài ra lăn đến khi 2 đầu lõm lại. Đem phơi nắng hoặc sấy khô rồi lăn tiếp đến khi củ mài đẹp và nhẵn bóng thì phơi tiếp đến khi thật khô. Nhúng nhanh củ mài vào nước rồi lấy giấy ráp đánh cho thật bóng. Đên bước 2 thì dược liệu Hoài sơn đã dần được hoàn thành trở thành thành phẩm.
Giai đoạn 3: Sấy diêm sinh lần cuối
Lần này 100kg củ mài chỉ cần 200g diêm sinh, xếp vào hòm sấy cần phân loại củ to và nhỏ đến sắp xếp sao cho hợp lý, sấy tiếp 1 ngày 1 đếm là có thành phẩm.
Cần bảo quản Hoài Sơn ở nơi khô ráo, thoáng gió, tránh nơi quá kín và ẩm thấp.
Tác dụng dược lý của dược liệu Hoài Sơn
Củ mài chứa tinh bột 63,25%, protid 6,75% và glucid 0,45%. Còn có muxin là một protein nhớt, và một số chất khác như allantoin, cholin, arginin, men maltose, saponin có nhân sterol.
Chất muxin hòa tan trong nước, trong điều kiện axit loãng và nhiệt độ phân giải thánh chất protit và hydrat cacbon. Có tỉnh chất bổ
Ở nhiệt độ 45-55 độ C khả năng thủy phân chất đường của men trong Hoài Sơn rất cao, axit loãng trong 3 giờ có thể tiêu hóa hết 5 lần trong lượng đường.
Công dụng của dược liệu Hoài sơn
Hoài sơn được sử dụng làm thuốc bổ ngũ tạng, mạnh gân xương và dùng chữa: 1. Người có cơ thể suy nhược; 2. Bệnh đường ruột, ỉa chảy, lỵ lâu ngày; 3. Bệnh tiêu khát; 4. Di tinh, mộng tinh và hoạt tinh; 5. Viêm tử cung (bạch đới); 6. Thận suy, mỏi lưng, đi tiểu luôn, chóng mặt, hoa mắt; 7. Ra mồ hôi trộm.
Hoài sơn được biết đến như một bài thuốc quý điều hòa âm dương, chưa được nhiều bệnh kể trên, có thể sử dụng Hoài sơn đã chế biến thành dược liệu hoặc củ mài mới đào để chế biến thành món ăn hàng ngày cũng đem lại nhiều tác dụng.
tìm hiểu về dược liệu Hoài Sơn
Một số bài thuốc dược liệu Hoài sơn kết hợp với các vị thuốc khác:
- Tỳ và vị kém biểu hiện như kém ăn, ỉa chảy và mệt mỏi: Dùng phối hợp với nhân sâm, bạch truật và phục linh dưới dạng sâm linh bạch truật hoàn.
- Thấp nặng do tỳ kém biểu hiện như khí hư hơi đục (trắng) và loãng và mệt mỏi: Dùng phối hợp Hoài sơn với bạch truật, phục linh và khiếm thực.
- Do thận kém biểu hiện như khí hư và Đau lưng dưới: Dùng phối hợp Hoài sơn với sơn thù du và thỏ ti tử.
- Thấp nặng chuyển thành nhiệt biểu hiện như khí hư vàng: Dùng phối hợp Hoài sơn với hoàng bá và xa tiền tử.
Tài liệu trên được tổng hợp từ các cuốn sách phục vụ cho việc giảng dạy ngành Dược tại các trường Đại học, Cao đẳng y dược Sài gòn, Y dược Hà Nội...
Từ khóa » Hoài Sơn Dược điển Việt Nam
-
Củ Mài (củ) - Dược Điển Việt Nam
-
HOÀI SƠN - OPC Pharma
-
Hoài Sơn - Đặc điểm Thực Vật, Bộ Phận Dùng, Công Dụng, Thành Phần
-
Hoài Sơn - Mediplantex
-
Hoài Sơn (củ Mài) Là Gì? Tác Dụng Của Nó đối Với Sức Khỏe
-
Củ Mài | Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc - Wikiduoclieu
-
CỦ MÀI (Củ)-Hoài Sơn-Tuber Dioscoreae Persimilis - Hội Bác Sỹ
-
Hoài Sơn Làm Mát, Bồi Bổ Cơ Thể Sau Mắc COVID-19
-
Công Dụng, Cách Dùng Hoài Sơn - Tra Cứu Dược Liệu
-
Dược Liệu Hoài Sơn Có Tác Dụng Gì? - Nhà Thuốc Ngọc Anh
-
[XLS] Radix Et Rhizoma Gentianae - VNRAS
-
[PDF] PHỤ LỤC 12 12.1 LÁY MÁU DƯỢC LIỆU Lẩy Mầu Dược ... - VNRAS
-
Cần Trả Lại Tên Cho Dược Liệu - Giáo Dục Việt Nam