Tàu điện Hà Nội
Có thể bạn quan tâm
Năm 1895 Chính quyền Pháp tại Hà Nội bắt đầu chương trình mở rộng thành phố Hà Nội sau hơn 20 năm có mặt tại thành phố này. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân trong một thành phố đã được mở rộng, nhà thầu Krug đã đưa ra một đồ án xây dựng các tuyến tàu điện trong thành phố Hà Nội. Trên cơ sơ đồ án của nhà thấu Krug, Ngày 24 tháng 1 năm 1896 Toàn quyền Đông Dương đã ký Nghị định số 114 cho mở một cuộc điều tra về sơ thảo đồ án xây dựng 3 tuyến tàu điện: từ Quảng trường Cocotier (nay là vị trí Đài phun nước Bờ Hồ) đến làng Bac Mai Phong (làng Bạch Mai), từ Quảng trường Cocotier đến làng Giấy và từ Quảng trường Cocotier đến chợ làng Kinh lược (Thái Hà Ấp). Đây là 3 tuyến được nghiên cứu đầu tiên và trên cơ sở đó các tuyến được kéo dài vào những năm sau.
Tàu điện tại phố Hàng Đào, Hà Nội, nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I
Sau một số năm nghiên cứu, kế hoạch xây dựng hệ thống tàu điện chính thức được thực hiện. Ngày 4.5.1899 Toàn quyền Paul Doumer quyết định thông báo công khai việc lập một mạng lưới tàu điện gồm 3 tuyến như sau:
-Tuyến từ Quảng trường Cocotier đến làng Bạch Mai. Tuyến này chạy theo các đường quanh tháp Rùa, đại lộ Francis Garnier (phố Đinh Tiên Hoàng), đại lộ Đồng Khánh (phố Hàng Bài), đường Huế (phố Huế) với chiều dài 3690 m.
-Tuyến từ Quảng trường Cocotier đến làng Giấy. Tuyến này chạy theo các phố Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường, Chợ Gạo, Hàng Giấy, đường Quán Thánh và đường làng Giấy đến chợ làng Giấy với chiều dài khoảng 5450 m.
-Tuyến từ Quảng trường Cocotier đến làng Kinh Lược (Tân Ấp hay làng Thái Hà). Tuyến chạy theo phố Hàng Gai, Hàng Bông, Sinh Từ, đường Phủ Thanh Oai (nay là các phố Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng, Tây Sơn) đến chợ Tân Ấp với chiều dài khoảng 4070 m.
Theo Nghị định của Toàn quyền, anh em nhà Courrret, Krug và Durant được phép xây dựng và khai thác các tuyến tàu điện trên theo các điều khoản ghi trong điều kiện đấu thầu.(1)
Ngay sau khi Nghị định được ban hành, công trình xây dựng hệ thống tàu điện được thi công và rất nhanh chóng ngày 7 tháng 11 năm 1901, nhà thầu đã hoàn thành tuyến số 2 từ Quảng trường Cocotier đến chợ làng Giấy và đề nghị đưa vào khai thác. Cũng trong năm 1901, tuyến số 1 và tuyến số 3 cũng hoàn thành và được đưa vào khai thác.
Để thuận tiện cho việc quản lý và khai thác hệ thống tàu điện, Thống sứ Bắc Kỳ đã ra Nghị định ngày 8 tháng 7 năm 1902 quy định chi tiết về giá vé tàu điện như sau :
-Vé đi một tuyến: hạng nhất: 0$, 08; hạng 2: 0$, 05; (2)
-Vé đi hai tuyến : hạng nhất 0$, 12; hạng 2: 0$, 08
-Vé đô thị, 1 hoặc 2 tuyến: hạng nhất 0$; 05; hạng 2: 0$, 03.
-Hàng hóa trên 10 kg (1 hoặc 2 tuyến): 0$, 03
-Trẻ em dưới 5 tuổi hoặc bế chân cao trên đầu gối không mất vé, trẻ em trên 5 tuổi phải trả 1/2 vé.
Nhận thấy tầm quan trọng và sự thuận tiện trong việc vận chuyển công cộng bằng tàu điện, người Pháp tiếp tục mở rộng hệ thống tàu điện ra các vùng ngoại thành.
Ngày 27 tháng 4 năm 1904, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định số 1330 cho phép Công ty Tàu điện Hà Nội xây dựng và khai thác tuyến tàu điện từ Quảng trường Cocotier – Tân Ấp (Thái Hà) kéo dài đến Cầu Đơ. Tuy nhiên, vì tuyến đường này khá dài nên việc nghiên cứu gặp nhiều khó khăn. Đến Ngày 10 tháng 2 năm 1911 Toàn quyền Đông Dương mới ra Nghị định số 637 thông qua dự án thi công công trình kéo dài tuyến đường tàu điện Thái Hà Ấp đến Hà Đông. Đến năm 1914, theo Nghị định số 71 ngày 13 tháng 1 năm 1914 của Thống sứ Bắc Kỳ tuyến Thái Hà – Hà Đông chính thức được đưa vào khai thác.
Nghị định số 2063 ngày 20 tháng 7 năm 1905 của Toàn quyền Đông Dương cho phép Công ty Điền địa Đông Dương xây dựng và khai thác tuyến tàu điện Bạch Mai kéo dài đến route circulaire (đường Đại La). Ngay năm sau đó, tuyến tàu Bạch Mai kéo dài đến đường Đại La được đưa vào khai thác (Nghị định số 1653 ngày 12 tháng 12 năm 1906 của Toàn quyền Đông Dương)(3)
Ngày 16 tháng 11 năm 1909, nghị định số 1687 của Thống sứ Bắc Kỳ cho phép khai thác tuyến tàu điện từ ga Hà Nội đến Quảng trường Neyret (Cửa Nam).
Ngày 14 tháng 11 năm 1930, Nghị định của Thống sứ Bắc Kỳ thông qua dự án xây dựng tuyến Yên Phụ – Kim Liên. Công ty Tàu điện thi công tuyến đường này.(4)
Hệ thống tàu điện do người Pháp xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20 được khai thác trong suốt 1 thế kỷ. Tàu điện đã trở thành một phương tiện giao thông công công quan trọng ở Hà Nội. Đến những năm 90 của thế kỷ 20, tàu điện không còn và thay thế vào đó là xe buýt cho việc vận tải công cộng. Hình ảnh về những toa tàu điện leng keng chỉ còn là ký ức.
1. TPT 1398, Trung tâm Lưu trữ quốc gia 1
2. $: đồng bạc Đông Dương, đơn vị tiền tệ tại Đông Dương
3. RST 3159
4. RST 77630
Từ khóa » Hình ảnh Tàu điện Hà Nội Xưa
-
Ký ức Về Tàu điện Leng Keng Của Hà Nội Xưa - Sài·gòn·eer - Saigoneer
-
Hình ảnh Không Thể Quên Về Tàu điện Hà Nội Xưa
-
Bộ ảnh Màu 'độc Lạ' Về Di Sản Tàu điện Hà Nội Xưa - Báo Mới
-
Giao Lộ ''leng Keng'' - Kết Nối Ký ức Và Hiện Tại
-
Đường Sắt đô Thị Hà Nội: Di Sản Xưa, Không Gian Sáng Tạo Hôm Nay
-
Hà Nội Xưa: Leng Keng Tiếng Tàu điện (Ảnh) - Trí Thức VN
-
Tàu điện - Nét Văn Minh Của Hà Nội Xưa
-
Cung đường Của Ký ức, Hiện Tại Và Tương Lai
-
Hình ảnh Không Thể Quên Về Tàu điện Hà Nội Xưa - Kiến Thức
-
Hà Nội Xưa Và Nay: "Leng Keng"... Tiếng Chuông Tàu!
-
Hoài Cổ Với Hình ảnh Tàu điện Hà Nội Xưa - Facebook
-
Ảnh độc Về Tàu điện Bánh Hơi ở Hà Nội Xưa - Vietnam Daily
-
Leng Keng Tiếng Tàu Điện Hà Nội Xưa