TCVN 9115:2019 - Kết Cấu Bê Tông Và Bê Tông Cốt Thép Lắp Ghép
Có thể bạn quan tâm
Quy định chung
Công tác lắp ghép cấu kiện bê tông phải do các tổ chức chuyên môn hóa về công tác này thực hiện.
Trước khi thi công lắp ghép cấu kiện bê tông, đơn vị thi công phải lập biện pháp tổ chức thi công và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Trong biện pháp tổ chức thi công cần có các nội dung sau:
- Lập bản vẽ thiết kế thi công lắp ghép.
- Chọn phương tiện thiết bị và dụng cụ.
- Lập quy trình thi công.
- Các biện pháp bảo đảm mức sai lệch lắp ghép cho phép.
- Biện pháp đảm bảo độ cứng của kết cấu và không bị biến dạng trong quá trình lắp ghép cấu kiện hoặc tổ hợp cấu kiện vào vị trí thiết kế, đảm bảo độ bền vững và ổn định của toàn bộ công trình.
- Có biện pháp đảm bảo thi công xen kẽ giữa lắp cấu kiện và lắp các thiết bị công nghệ và thiết bị kỹ thuật vệ sinh, thông gió,...
- Biện pháp bảo đảm sự đồng bộ của quá trình lắp ghép.
- Biện pháp đảm bảo an toàn lao động.
Khi chọn các loại máy và thiết bị thi công cần chú ý đến những vấn đề sau:
- Kích thước, khối lượng cấu kiện.
- Hình dạng, kích thước công trình.
- Đặc điểm của khu vực lắp ghép.
Trong điều kiện cho phép nên có giải pháp cơ giới hóa đồng bộ dây chuyền công nghệ lắp ghép từ khâu vận chuyển, xếp dỡ cho đến khâu lắp đặt cấu kiện vào vị trí thiết kế.
Nên sử dụng các thiết bị gá lắp và các phương tiện cơ giới nhỏ, các công cụ cầm tay có năng suất cao nhằm giảm lao động thủ công trong lắp ghép và hoàn thiện công trình.
Công tác chuẩn bị trước khi thi công gồm một số hoặc toàn bộ các vấn đề sau:
- Làm đường tạm phục vụ thi công. Đảm bảo các đường không bị lún, lầy, trơn trượt và phải đảm bảo thi công liên tục.
- Làm kho, lán, sân bãi cạnh công trình, trang bị các bệ gá xếp dỡ cấu kiện trong phạm vi hoạt động của thiết bị nâng chuyển.
- Kiểm tra, hiệu chỉnh máy móc, thiết bị lắp ghép và bố trí đúng vị trí xác định trong dây chuyền công nghệ của biện pháp tổ chức thi công.
- Lắp đặt, kiểm tra đà giáo, trụ đỡ và giá đỡ phục vụ thi công.
- Kiểm tra các biện pháp đảm bảo an toàn lao động.
Nên tiến hành lắp ghép cấu kiện lấy trực tiếp từ phương tiện vận chuyển. Khi công có điều kiện thì có thể xếp cấu kiện tại các kho bãi trên công trường nhưng cần chú ý đến trình tự lắp đặt theo biện pháp tổ chức thi công.
Để đảm bảo chất lượng công tác lắp ghép cấu kiện bê tông đúc sẵn, phải tiến hành kiểm tra tất cả các công đoạn của quá trình lắp ghép thep quy đinh của TCVN 4055:2012 và các tiêu chuẩn, quy định hiện hành về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
...
Tiêu chuẩn này thay thế TCVN 9115:2012.
Chi tiết nội dung Tiêu chuẩn, mời Quý vị xem hoặc download tại đây:
Từ khóa » Tiêu Chuẩn Thi Công Bê Tông Cốt Thép Mới Nhất
-
Tiêu Chuẩn Việt Nam TCVN 4453:1995 Kết Cấu Bê Tông Và Bê Tông ...
-
Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 9115:2019 Về Kết Cấu Bê Tông Và Bê ...
-
TCVN 9115 : 2012 KẾT CẤU BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP ...
-
[TCVN 5574:2018] Tiêu Chuẩn Bê Tông Cốt Thép đầy đủ Chuẩn Nhất ...
-
[PDF] TCVN 5574:2012 KẾT CẤU BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP
-
Tiêu Chuẩn Thi Công Và Nghiệm Thu Bê Tông Cốt Thép Toàn Khối
-
Tiêu Chuẩn 4453 Về Kết Cấu Bê Tông Và Bê Tông Cốt Thép Toàn Khối
-
Công Trình Bê Tông Cốt Thép Toàn Khối Xây Dựng Bằng Cốt Pha Trượt
-
Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 1651-2:2018 Thép Cốt Bê Tông - Phần 2
-
TCVN 5574-2018, Tiêu Chuẩn Thiết Kế Bê Tông Cốt Thép Pdf - Vnbuilder
-
Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 9343:2012 Về Kết Cấu Bê Tông Và Bê ...
-
Tiêu Chuẩn Nghiệm Thu Bê Tông?
-
Tiêu Chuẩn Nghiệm Thu Bê Tông TCVN 4453:1995 - Nhà Xinh
-
[PDF] Tiêu Chuẩn Quốc Gia Tcvn 9139:2012