TCVN 9436 Về Nền đường ô Tô: Xem Chi Tiết Và Tải Bản PDF
Có thể bạn quan tâm
TCVN 9436:2012 do Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. TCVN 9436:2012 được chuyển đổi từ “Quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu nền đường sắt và nền đường Bộ do Bộ trưởng bộ GTVT ban hành ngày 22-07-1975 theo quyết định số 1660 QĐKT gọi tắt là Quy trình 1975”. DANGPHAT.VN sẽ tổng hợp một số thông tin chi tiết về tiêu chuẩn thi công nền đường cho người làm xây dựng hiểu hơn, đặc biệt là nhà thầu xây dựng đường bộ. Ngoài ra quý vị có thể tải bản PDF của tiêu chuẩn này ở cuối bài viết nhé.
DANGPHAT.VN sẽ trích nguyên văn một số mục quan trọng về nền đường ô tô nói riêng và đường giao thông nói chung như sau.
Tóm tắt nội dung
- Mục 3. Thuật ngữ và định nghĩa của TCVN9436
- 3.1. Nền đường (Highway embankments and cuttings).
- 3.2. Nền đường thông thường (Normal highway embankments and cuttings).
- 3.3. Nền đường đặc biệt (Special highway embankments and cuttings).
- 3.4. Nền đắp (Embankment).
- 3.5. Nền đào (Cuttings).
- 3.6. Nền nửa đào, nửa đắp (Embankments and cuttings).
- 3.7. Mái ta luy (Slope).
- 3.8. Khu vực tác dụng của nền đường và lớp 30 cm nền đường trên cùng (Subgrade and the upper layer of Subgrade).
- Mục 4: Những yêu cầu chung trong TCVN 9436 năm 2012
- 4.1. Nền đường phải được thi công đạt đúng kích thước
- 4.2. Độ bằng phằng của nền đường trong TCVN 9436
- 4.3. Về độ chặt đầm nén của nền đường
- Mục 5: Vật liệu nền đường TCVN 9436
- 5.1. Không sử dụng trực tiếp các loại đất dưới đây để đắp bất cứ bộ phận nào của nền đường:
- 5.3. Vật liệu đắp nền phải có sức chịu tải CBR nhỏ nhất như qui định tại Bảng 3.
- Kết luận về TCVN 9436
Mục 3. Thuật ngữ và định nghĩa của TCVN9436
Trong tiêu chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Nền đường (Highway embankments and cuttings).
Nền đường gồm có nền đắp và nền đào, là bộ phận cơ bản của công trình đường ô tô. Nền đường bao gồm toàn bộ phần đào, đắp vật liệu (đào đất hoặc đá; đắp đất, đá hoặc đắp vật liệu khác) trong phạm vi mặt cắt ngang thiết kế (thi công) của đường ô tô, trừ phần thuộc kết cấu áo đường.
Mặt cắt ngang thiết kế (thi công) nền đường được giới hạn bởi mặt ta luy nền đường, mặt lề đường, mặt ranh giới bố trí kết cấu áo đường và cả phạm vi liên quan cần phải áp dụng các giải pháp xử lý để tăng cường độ và độ ổn định của nền mặt đường (xử lý thay đất, xử lý thoát nước, bố trí công trình chống đỡ và phòng hộ nền đường, xử lý nền đất yếu, xử lý chống sụt lở v.v…)
3.2. Nền đường thông thường (Normal highway embankments and cuttings).
Loại có thể thi công đào, đắp bằng các loại máy làm đất thông thường và chỉ cần áp dụng các giải pháp xử lý thông thường trong phạm vi mặt cắt ngang thiết kế (thi công), kể cả các giải pháp xử lý thoát nước và phòng hộ ta luy thông thường.
3.3. Nền đường đặc biệt (Special highway embankments and cuttings).
Các loại nền đường không thể thi công bằng các máy làm đất thông thường và/hoặc cần phải áp dụng các giải pháp xử lý đặc biệt để tăng cường độ và độ ổn định như đường qua vùng đất yếu, vùng có các hiện tượng địa chất dễ gây sụt lở, vùng có đá cứng hoặc cần phải áp dụng các giải pháp cấu trúc đặc biệt như nền đắp đá…
3.4. Nền đắp (Embankment).
Loại nền đường hình thành bằng cách đắp đất, đá (hoặc vật liệu khác) cao hơn mặt địa hình tự nhiên tại chỗ. Thân nền đắp được giới hạn bởi mái ta luy đắp, lề đắp, ranh giới bố trí kết cấu áo đường và cả phạm vi xử lý thay đất nằm dưới mặt địa hình tự nhiên (nếu có).
Trong tiêu chuẩn này nền đắp được đề cập phân biệt 03 trường hợp:
3.4.1. Nền đắp đất (Earth fill embankment).
Đất các loại có thể lẫn dưới 30% khối lượng là đá, cuội sỏi có kích cỡ từ 19 mm trở lên cho đến cỡ hạt lớn nhất là 50 mm. Vật liệu đắp loại này có thể xác định được độ chặt tiêu chuẩn ở trong phòng thí nghiệm theo 22 TCN 333-06.
3.4.2. Nền đắp đất lẫn đá (Earth – Rock embankment).
Đất lẫn từ 30% đến 70% đá các loại có kích cỡ từ 50 mm trở lên cho đến kích cỡ lớn nhất cho phép qui định tại 5.4.
3.4.3. Nền đắp đá (Rock – fill embankment).
Các loại đá với kích cỡ từ 37,5 mm trở lên chiếm ≥ 70% khối lượng. Trong tiêu chuẩn này không đề cập đến việc thi công nền đắp đá.
3.5. Nền đào (Cuttings).
Loại nền đường hình thành bằng cách đào đất, đá xuống thấp hơn mặt địa hình tự nhiên tại chỗ.
3.6. Nền nửa đào, nửa đắp (Embankments and cuttings).
Loại nền đường trên cùng một mặt cắt ngang gồm một phần nền đào và một phần nền đắp.
Xem thêm bài viết liên quan: TCVN 8859 về cấp phối đá dăm
3.7. Mái ta luy (Slope).
Ranh giới hai bên của nền đào (ta luy đào) hoặc ranh giới hai bên của nền đắp (ta luy đắp) hoặc là ranh giới hai bên của nền nửa đào, nửa đắp.
3.8. Khu vực tác dụng của nền đường và lớp 30 cm nền đường trên cùng (Subgrade and the upper layer of Subgrade).
Khu vực này là phần nền đường trong phạm vi chiều sâu bằng 80 cm đến 100 cm kể từ đáy kết cấu áo đường trở xuống. Đây là phạm vi nền đường cần có sức chịu tải cao để cùng với kết cấu áo đường chịu tác động của tải trọng bánh xe truyền xuống. Đường bộ có nhiều xe nặng chạy thì phạm vi chiều sâu khu vực tác dụng lấy trị số lớn.
Trong phạm vi chiều sâu khu vực tác dụng thường được phân chia thành 02 phần:
Phần 30 cm trên cùng trực tiếp với đáy kết cấu áo đường (lớp nền trên cùng hoặc lớp nền thượng); Phần còn lại của chiều sâu khu vực tác dụng (50 cm đến 70 cm) phía dưới.
Nếu kết cấu nền áo đường có bố trí thêm lớp đáy móng thì lớp này cũng thuộc khu vực tác dụng của nền đường và thay thế cho lớp 30 cm nền đường trên cùng.
Mục 4: Những yêu cầu chung trong TCVN 9436 năm 2012
4.1. Nền đường phải được thi công đạt đúng kích thước
Nền đường phải được thi công đạt đúng kích thước các yếu tố hình học như trong thiết kế. Sai số cho phép được quy định tại Bảng 1 của tiêu chuẩn TCVN 9436.
Bảng 1: Sai số cho phép (so với thiết kế) về các yếu tố hình học của nền đường sau thi công
Yếu tố | Loại và cấp hạng đường | Cách kiểm tra | ||
Đường cao tốc cấp I, II, III | Đường cấp IV, V, VI | |||
1. Bề rộng đỉnh nền | Không được nhỏ hơn thiết kế | Không được nhỏ hơn thiết kế | 50 m dài đo kiểm tra một vị trí. | |
2. Độ dốc ngang và độ dốc siêu cao (%) | ± 0,3 | ± 0,5 | Cứ 50 m đo một mặt cắt ngang bằng máy thủy bình. | |
3. Độ dốc ta luy (%) | Không được dốc hơn thiết kế +10 (*) | Không được dốc hơn thiết kế +15 (*) | Cứ 20 m đo một vị trí bằng các loại máy đo đạc. | |
4. Vị trí trục tim tuyến (mm) | 50 | 100 | Cứ 50 m kiểm tra một điểm và các điểm TD (***), TC (****) của đường cong. | |
5. Cao độ trên mặt cắt dọc (mm) | +10; -15 (+10; -20) (**) | +10; -20 (+10; -30) (**) | Tại trục tim tuyến. Cứ 50 m kiểm tra một điểm. | |
6. Độ bằng phẳng mặt mái ta luy đo bằng khe hở lớn nhất dưới thước 3 m – Mái ta luy nền đắp (mm) – Mái ta luy nền đào (mm) | 30 50 | 50 80 | – Không áp dụng cho mái ta luy đá. – Trên cùng một mặt cắt ngang, đặt thước 3 m rà liên tiếp trên mặt mái ta luy để phát hiện khe hở lớn nhất – Cứ 20 m kiểm tra một mặt cắt ngang. | |
7. Các loại rãnh không xây đá hoặc chưa gia cố | ||||
– Cao độ đáy rãnh (mm) | +0, -20 | +0, -30 | Cứ 50 m đo cao độ hai điểm bằng máy thủy bình | |
– Kích thước mặt cắt
| Không nhỏ hơn thiết kế | Không nhỏ hơn thiết kế | Cứ 50 m đo một mặt cắt ngang | |
– Độ dốc ta luy rãnh | Không dốc hơn thiết kế | Không dốc hơn thiết kế | Cứ 50 m đo một vị trí. | |
– Độ gẫy khúc của mép rãnh (mm) | + 50 | + 70 | Dùng thước dây 20 m căng và đo chênh lệch giữa mép rãnh với thước. Cứ 50 m đo một vị trí. | |
8. Các rãnh xây | ||||
– Cường độ vữa xây | Đạt yêu cầu thiết kế | Đạt yêu cầu thiết kế | Với mỗi tỷ lệ pha trộn cứ một ca thi công làm hai tổ mẫu thử cường độ. | |
– Vị trí tim rãnh (mm) | 50 | 100 | Đo bằng máy kinh vĩ, cứ 50 m đo hai vị trí tim. | |
– Kích thước mặt cắt (mm) | ± 30 | ± 50 | Cứ 50 m đo một mặt cắt. | |
– Bề dày lớp xây | Không nhỏ hơn thiết kế | Không nhỏ hơn thiết kế | Cứ 50 m đo một vị trí | |
– Kích thước lớp đệm móng | Không nhỏ hơn thiết kế | Không nhỏ hơn thiết kế | Cứ 50 m đo một vị trí. | |
– Cao độ đáy rãnh (mm) | ± 10 | ± 15 | Cứ 50 m đo một điểm. | |
– Độ gãy khúc của mép rãnh (mm). | + 50 | + 70 | Như với rãnh không xây. | |
(*) Áp dụng cho nền đào, đắp đá nhưng không được trên một đoạn đường dài liên tục quá 30m; (**) Áp dụng cho nền đào, đắp đá. (***) TD cọc tiếp đầu trong đường cong. (****) TC cọc tiếp cuối trong đường cong. |
4.2. Độ bằng phằng của nền đường trong TCVN 9436
Mặt mỗi lớp đất đắp nền đường và mặt trên cùng của nền đường sau thi công (cả với nền đào và nền đắp) phải đạt được độ bằng phẳng qui định dưới đây:
– Đối với đường cao tốc, đường cấp I, cấp II, độ bằng phẳng phải đạt mức 100% số khe hở dưới thước dài 3 m không vượt quá 15 mm;
– Đối với đường ô tô các cấp khác, độ bằng phẳng phải đạt mức 70% số khe hở đo được dưới thước dài 3 m không vượt quá 15 mm, còn lại không vượt quá 20 mm.
CHÚ THÍCH:
– Cho phép có 5% số khe hở vượt quá trị số khe hở lớn nhất nhưng trị số khe hở lớn nhất không được quá 1,4 lần trị số qui định tương ứng với mức độ bằng phẳng yêu cầu;
– Phương pháp đo và mật độ đo kiểm tra độ bằng phẳng tuân thủ TCVN 8864:2011.
Có thể bạn quan tâm: TCVN 8820 về bê tông nhựa nóng
4.3. Về độ chặt đầm nén của nền đường
Loại đất và sức chịu tải của vật liệu làm nền đường phải thỏa mãn các yêu cầu qui định tại điều 5. Nền đường phải đạt độ chặt đầm nén yêu cầu qui định tại Bảng 2
Bảng 2: Độ chặt đầm nén yêu cầu đối với nền đường (phương pháp đầm nén tiêu chuẩn theo 22 TCN 333-06).
Loại và bộ phận nền đường | Phạm vi độ sâu tính từ đáy áo đường trở xuống (cm) | Độ chặt K của nền đường | ||||
Đường cao tốc | Đường cấp I đến cấp IV | Đường cấp V đến cấp VI | ||||
Nền đắp | Khi áo đường dày trên 60cm | 30 | ≥ 1,0 | ≥ 0,98 | ≥ 0,95 | |
Khi áo đường dày dưới 60cm | 50 | ≥ 1,0 | ≥ 0,98 | ≥ 0,95 | ||
Bên dưới chiều sâu nói trên | Cho đến hết thân nền đắp (trường hợp vật liệu mới đắp). | ≥ 0,98 | ≥ 0,95 | ≥ 0,93 | ||
Đất nền tự nhiên(*) | Cho đến 80 | ≥ 0,93 | ≥ 0,90 | |||
Cho đến 100 | ≥ 0,95 | |||||
Nền đào và không đào không đắp (nền thiên nhiên (**)) | ≥ 1,0 | ≥ 0,98 | ≥ 0,95 | |||
30 đến 80 | ≥ 0,93 | ≥ 0,90 | ||||
30 đến 100 | ≥ 0,95 | |||||
(*) Trường hợp này là trường hợp nền đắp thấp khu vực tác dụng có một phần nằm vào phạm vi đất nền thiên nhiên; (**) Nếu nền thiên nhiên không đạt độ chặt yêu cầu ở Bảng 2 thì phải đào phạm vi không đạt rồi đầm nén lại cho đạt yêu cầu. |
4.4. Yêu cầu đầm nén đối với các lớp nền đường đắp bằng đất lẫn đá được qui định tại 7.3.11.
4.5. Hệ thống thoát nước trong phạm vi nền đường phải được thi công đúng như yêu cầu thiết kế (về vị trí, kích thước, vật liệu) và chất lượng thi công phải đạt các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn này (Bảng 1).
4.6. Trong quá trình thi công nền đường phải có các biện pháp cần thiết để bảo đảm tuyệt đối an toàn cho người và thiết bị thi công, cho người và tài sản của dân cư lân cận.
4.7. Trong quá trình thi công nền đường phải có các biện pháp cần thiết để hạn chế các tác động xấu đến sinh thái và môi trường, hạn chế bụi và tiếng ồn, bảo vệ cây cối vốn có; đặc biệt là phải có biện pháp xử lý thỏa đáng các phế thải do thi công nền đường tạo ra (bao gồm cả đất đào thừa ra), không tùy tiện đổ đất và phế thải, không được tùy tiện lấy vật liệu đắp gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và cảnh quan thiên nhiên các khu vực lân cận.
4.8. Trong quá trình thi công phải tuân thủ các qui định của pháp luật về bảo vệ các di sản văn hóa, di tích lịch sử; nếu phát hiện các di sản, cổ vật phải đình chỉ thi công, giữ nguyên hiện trường và báo cáo với các cấp, các cơ quan có thẩm quyền để xử lý.
Xem thêm bài viết liên quan: TCVN 4054 : 2005 về thiết kế đường ô tô: Xem tải bản word và pdf
Mục 5: Vật liệu nền đường TCVN 9436
5.1. Không sử dụng trực tiếp các loại đất dưới đây để đắp bất cứ bộ phận nào của nền đường:
– Đất bùn, đất than bùn (nhóm A-8 theo AASHTO M145);
– Đất mùn lẫn hữu cơ có thành phần hữu cơ quá 10,0%, đất có lẫn cỏ và rễ cây, lẫn rác thải sinh hoạt (AASHTO T267-86);
– Đất lẫn các thành phần muối dễ hòa tan quá 5% (cách thí nghiệm xác định xem phụ lục D);
– Đất sét có độ trương nở cao vượt quá 3,0% (thí nghiệm xác định độ trương nở theo 22 TCN 332-06);
– Đất sét nhóm A-7-6 (theo AASHTO M145) có chỉ số nhóm từ 20 trở lên;
Khi không có các loại đất khác, phải có biện pháp cải tạo các loại đất nói trên để dùng làm vật liệu đắp nền đường như: loại bỏ các thành phần bất lợi, xử lý đất xấu bằng cách trộn thêm vôi, trộn thêm cát hoặc áp dụng các biện pháp tăng thêm độ chặt đầm nén, hạn chế nước thấm nhập… Các biện pháp nói trên phải được đánh giá thông qua thử nghiệm ở trong phòng, ở hiện trường và phải được phê duyệt theo các quy định về quản lý dự án.
5.2. Không được dùng đất bụi nhóm A-4 và A-5 (theo phân loại ở AASHTO M145) để xây dựng các bộ phận nền đường dưới mức nước ngập hoặc mức nước ngầm và không nên dùng chúng trong phạm vi khu vực tác dụng của nền đường.
5.3. Vật liệu đắp nền phải có sức chịu tải CBR nhỏ nhất như qui định tại Bảng 3.
Bảng 3: Quy định về sức chịu tải (CBR) nhỏ nhất
Phạm vi nền đường tính từ đáy áo đường trở xuống | Sức chịu tải (CBR%) tối thiểu | ||
Nền cho đường cao tốc, cấp I, cấp II | Nền cho đường cấp III, cấp IV có sử dụng mặt đường cấp cao A1 | Nền cho đường các cấp khác không sử dụng mặt đường cấp cao A1 | |
Nền đắp – 30 cm trên cùng – Từ 30 cm đến 80 cm – Từ 80 cm đến 150 cm – Từ 150cm trở xuống Nền không đào, không đắp và nền đào – 30 cm trên cùng – Từ 30 cm đến 100 cm với đường cao tốc, cấp I, cấp II, cấp III và đến 80 cm với đường các cấp khác | 8 5 4 3 8 5 | 6 4 3 2 6 4 | 5 3 3 2 5 3 |
CHÚ THÍCH: Trị số CBR được xác định theo 22 TCN 332-06 tương ứng với độ chặt đầm nén yêu cầu tại Bảng 2 |
Kết luận về TCVN 9436
Trên đây là những thông tin cơ bản về tiêu chuẩn thi công nền đường TCVN 9436 năm 2012 do bộ giao thông vận tải ban hành mà dangphat.vn tổng hợp được. Chúng tôi tổng hợp những thông tin này với mục đích giúp người đọc hiểu rõ hơn về TCVN 9436 và không mất thời gian đọc. Mời quý vị tải bản pdf tiêu chuẩn TCVN 9436 tại đây: TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9436 2012
DANGPHAT xin chân thành cảm ơn Quý bạn đọc. Thi công nền đường là lĩnh vực mũi nhọn của chúng tôi, vì vậy rất mong quý bạn đọc thường xuyên cập nhật tin tức xây dựng tại website dangphat.vn của công ty Đăng Phát. Lưu ý: Để tổng hợp lại theo văn phong dễ hiểu, bài viết này sẽ có một số ngôn từ không giống với TCVN 9436, tuy nhiên nội dung đều bao hàm đầy đủ. Để xem chính xác nội dung của tiêu chuẩn về nền đường ô tô, quý vị hãy tải bản PDF ở phía trên.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng – Kiến trúc Đăng Phát
- Website: dangphat.vn
- Tel: 0888182838 – 02746335577
- Fanpage: DANG PHAT Construction
- Email: dangphat@dangphat.vn
- Địa chỉ: 125 Võ Minh Đức, Khu phố 5, P. Phú Thọ, TP. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương.
Công ty xây dựng Đăng Phát xin chân thành cảm ơn!
5/5 (2 Reviews)Từ khóa » Nghiệm Thu Nền đường
-
Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 9436:2012 Về Nền đường ô Tô - Thi Công ...
-
TCVN 9436 : 2012 NỀN ĐƯỜNG Ô TÔ – THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU
-
Mẫu Biên Bản Nghiệm Thu Nền đường Giao Thông Chi Tiết Nhất
-
Giới Thiệu Quy Trình Thi Công Và Nghiệm Thu Nền đường Theo Tiêu ...
-
Quy Trình Thi Công Và Nghiệm Thu Mặt đường Nhựa Dùng Nhựa Dưới ...
-
[PDF] TCCS 29-2020 Nền đường đắp đá - Thiết Kế, Thi Công Và Nghiệm Thu ...
-
Yêu Cầu Khi Thi Công Nghiệm Thu Nền đường đắp
-
Tiêu Chuẩn Việt Nam: Nền đường ô Tô - Thi Công Và Nghiệm Thu
-
TCVN 9436 : 2012 NỀN ĐƯỜNG Ô TÔ – THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU
-
Xin TCVN : 9436-2012 Thi Công Và Nghiệm Thu Nền đường
-
TCVN 9436 : 2012 NỀN ĐƯỜNG Ô TÔ – THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU
-
Tiêu Chuẩn TCVN 4447:2012 Thi Công Và Nghiệm Thu Công Tác đất
-
Nghiệm Thu Hạng Mục Nền đường Và Công Trình Đường Giao Thông ...
-
Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 9436:2012 Về Nền đường ô Tô