TDS Là Gì? Nước đạt Chuẩn Có Chỉ Số TDS Là Bao Nhiêu?
Có thể bạn quan tâm
Ngày đăng: 14/08/2021
TDS là gì? Chỉ số TDS là một trong những tiêu chí vô cùng quan trọng trong việc đánh giá chất lượng nguồn nước. Tuy nhiên hiện nay vẫn rất nhiều người không biết TDS là gì, chỉ số TDS bao nhiêu thì tốt? Sau đây là hướng dẫn từ chuyên gia mà bạn có thể tham khảo và áp dụng để đánh giá nguồn nước nhà mình nhé.
Xem nhanh:
1. Chỉ số TDS là gì? 2. Ý nghĩa của chỉ số TDS 3. Nước có chỉ số TDS bao nhiêu là đạt chuẩn? 4. Phân loại nước và QCVN nước sạch Việt Nam 4.1 Phân loại nước 4.2 Một số QCVN nước sạch Việt Nam 5. Máy đo TDS 5.1 Máy đo TDS là gì? 5.2 Nguyên lý hoạt động 5.3 Công dụng Lời kết1. Chỉ số TDS là gì?
TDS là gì? Chỉ số TDS (viết tắt của Total Dissolved Solids - Tổng chất rắn hòa tan), đây là đơn vị đo hàm lượng kết hợp của tất cả các chất hữu cơ và vô cơ dạng phân tử, ion hóa hoặc vi hạt (tổng lượng ion tích điện, bao gồm cả anion - điện tích âm và cation - điện tích dương) trong nước. Một số chất vô cơ được tìm thấy phổ biến nhất là kim loại, khoáng chất, muối và ion hòa tan.
Chỉ số TDS là gì?
Lưu ý rằng chỉ số TDS không tính đến các chất hữu cơ tự nhiên có trong nước và môi trường. Chỉ số TDS có đơn vị là mg/l (milligram/litter) hoặc ppm (part per million). Trong đó, 1 mg/l = 1 ppm.
Tổng chất rắn hòa tan đến từ nhiều nguồn, có cả tự nhiên lẫn nhân tạo. Các nguồn TDS tự nhiên đến từ suối, hồ, sông, thực vật,... Ngoài ra, con người cũng có thể trực tiếp tạo ra chúng thông qua nguồn thuốc trừ sâu, nước thải từ nhà máy, chất rắn từ những đường ống kim loại,.. Trong một số trường hợp, tổng chất rắn hòa tan còn được thêm vào nước một cách có chủ đích. Chẳng hạn như nước khoáng đóng chai có thể chứa các chất phụ gia tạo khoáng.
2. Ý nghĩa của chỉ số TDS
Vậy ý nghĩa của chỉ số TDS là gì? Theo nghiên cứu, hàm lượng TDS có liên quan trực tiếp đến độ tinh khiết của nước và phản ánh chất lượng của hệ thống lọc nước. Ngoài ra, nó còn là nguyên nhân dẫn đến một số vấn đề như:
- Khiến nước uống bị đục và xuất hiện cặn. Chỉ số TDS trong nước từ trung bình đến cao không chỉ làm thay đổi mùi vị của nước, mà còn gây ra nhiều mối nguy hại lớn cho sức khỏe.
- Mức TDS cao khiến mùi vị nước uống bị thay đổi. Nước có thể có vị đắng, mặn, tùy thuộc vào chất rắn hòa tan trong nước.
- Hàm lượng TDS còn dễ dàng tăng do rác thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, các thành phần hóa học hoặc ion kim loại trên bề mặt đường ống. Nên chúng cũng phần nào biểu thị được mức độ ô nhiễm nguồn nước của khu vực đó.
- Chỉ số TDS cao cũng có thể khiến quần áo bị phai màu. Hoặc chúng tích tụ thành cặn bẩn trong bồn tắm, vòi nước, trong ống dẫn nước,... làm giảm tuổi thọ của chúng.
Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) đã đặt ra các tiêu chuẩn thứ cấp về mức TDS trong nước uống. Theo đó TDS được xếp vào cùng loại với các chất gây ô nhiễm không ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe, nhưng có thể gây ra những thay đổi trong mùi vị, màu sắc,...
3. Nước có chỉ số TDS bao nhiêu là đạt chuẩn?
Sau đây là một số chỉ số TDS của các nguồn nước khác nhau (tính theo đơn vị đo ppm)
- Chỉ số TDS ở mức 0 - 70: nguồn nước an toàn cho cơ thể
- Chỉ số TDS ở mức 50 - 100: nước suối, mạch ngầm lọc qua cacbon
- Chỉ số TDS ở mức 100 - 170: nước cứng
- Chỉ số TDS ở mức 200 - 300: nước cứng ở mức nhẹ
- Chỉ số TDS ở mức 300 - 500: nước cứng ở mức cao (không nên sử dụng)
- Chỉ số TDS ở mức trên 500: nước ô nhiễm (tuyệt đối không nên sử dụng).
Theo quy định của WHO (Tổ chức Y tế thế giới), US EPA (Cục bảo vệ môi trường Hoa Kỳ) và ở Việt Nam, hàm lượng TDS không được vượt quá 500 mg/L đối với nước ăn uống, và không được vượt quá 1000 mg/l đối với nước sinh hoạt.
Nước có chỉ số TDS bao nhiêu là đạt chuẩn?
Theo một số chứng minh, nồng độ TDS càng nhỏ thì chứng tỏ nước càng sạch (nếu chỉ số TDS quá nhỏ hoặc bằng 0 sẽ được coi là nước cất chuyên dùng trong phòng thí nghiệm).
Với một số ngành điện tử, chỉ số TDS không thể vượt quá 5 mg/l. Hay như các phòng thí nghiệm, nhà máy, nước tinh khiết, nước cất, chỉ số TDS không được quá 10 mg/l.
Tuy nhiên, hàm lượng TDS quá thấp không có nghĩa là chúng an toàn và tốt cho sức khỏe. Trong ăn uống, hàm lượng TDS cần cao hơn, vì khi đó trong nước sẽ chứa các khoáng chất có ích cho cơ thể. Nếu sử dụng nước có chỉ số TDS quá thấp không những không có lợi mà còn mang lại bệnh tật, sức khỏe, sức đề kháng mất cân bằng. Như vậy, chỉ số TDS trong nước nên dao động ở mức 100 mg/l là tốt nhất.
4. Phân loại nước và QCVN nước sạch Việt Nam
4.1 Phân loại nước
- Nước ăn uống/nước sinh hoạt:
Đây là loại nước đáp ứng được việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, áp dụng theo QCVN01-1:2018/BYT. Để đánh giá chất lượng nước, cần kiểm nghiệm đủ 99 chỉ tiêu theo quy chuẩn.Tuy nhiên, cũng tùy vào từng loại nước đầu vào mà chúng ta có thể chọn lựa các chỉ tiêu phân tích nhằm kiểm tra nồng độ các chất nghi ngờ/có khả năng bị ảnh hưởng.
Chẳng hạn như một một số nguồn nước đã đạt Quy chuẩn QCVN01-1: 2018/BYT cả mức A-B-C sau khi ra khỏi nhà máy, sau đó được cung cấp lại cho hộ dân, nhà hàng, chung cư,... Tuy nhiên, nguồn nước sẽ còn bị tác động trong quá trình được vận chuyển qua đường ống, bể chứa của người sử dụng.
- Nước uống trực tiếp:
- Nước bình/nước uống trực tiếp tại vòi được kiểm nghiệm và so sánh theo quy chuẩn QCVN06-1:2010/BYT (phụ lục II và III).
- Nước khoáng là nước có thêm thành phần chất khoáng, được kiểm nghiệm và so sánh theo quy chuẩn QCVN06-1:2010/BYT (phụ lục I).
- Nước khoáng tự nhiên là nước đến từ suối khoáng, suối tự nhiên. Đây là nguồn nước tự nhiên của trái đất, đi qua rất nhiều tầng lớp của vỏ trái đất và đến các con suối.
- Nước khoáng bổ sung: nước khoáng bổ sung đã thông qua quá trình lọc tinh khiết, sau đó tiếp tục được bổ sung khoáng.
Phân loại nước và QCVN nước sạch Việt Nam
- Nước tinh khiết:
Nước cất: Là nước hóa hơi và ngưng tụ thông qua thiết bị chưng cất. Ưu điểm là nước đã loại bỏ được các chất ô nhiễm, cũng như những tạp chất rắn ở trong nước. Nước cất sử dụng trong phòng thí nghiệm được phân tích và so sánh theo TCVN 4851:1989 (ISO 3696-1987), gồm các chỉ tiêu về:
- Độ pH
- Hàm lượng Silica (SiO2)
- Hàm lượng cặn sau bay hơi ở 100 độ C
- Độ dẫn điện (EC) ở 25 độ C
- Độ oxy hóa quy về O2
- Độ cứng quy về CaCO3
- Nước siêu sạch: Là nước có độ tinh khiết cao gần như không chứa bất cứ một hợp chất vô cơ nào như cation, anion, chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ. Nước siêu sạch bao gồm các chỉ tiêu về:
- Cacbon hữu cơ toàn phần không quá 0.5 mg/l
- Độ dẫn điện nhỏ hơn 0.1µS.cm-1
- Nitrat
- Nhôm và các kim loại nặng
- Nước vô khuẩn dùng để tiêm: Nước vô khuẩn để tiêm phải đáp ứng được các yêu cầu về thuốc tiêm trong chuyên luận “thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền” (Phụ lục 1.19). - Nước RO - thường được sử dụng trong chạy thận nhân tạo: Tiêu chuẩn nước RO chạy thận nhân tạo tại Việt Nam dựa trên tiêu chuẩn AAMI về nước cho chạy thận nhân tạo.
4.2 Một số QCVN nước sạch Việt Nam
Chỉ số TDS không phải là tiêu chí duy nhất để xác định được nguồn nước có đủ tiêu chuẩn hay không. Nhiều người nhầm lẫn rằng sử dụng bút thử TDS sẽ là cách giúp họ khẳng định được chất lượng nguồn nước. Tuy nhiên trên thực tế, việc sử dụng bút thử TDS chỉ mang tính chất định tính chứ không xác định được các thành phần, hoặc nồng độ các chất có trong nước. Chính vì vậy không thể xác định được đó là nước sạch hay nước bẩn.
Ngoài tổng chất rắn hòa tan (TDS), theo tiêu chuẩn của Bộ y tế, có đến 109 chỉ tiêu nồng độ cho phép của các chất trong nước như: màu sắc, độ đục, độ pH, độ kiềm, các hàm lượng vô cơ và hữu cơ,... Sau đây là một số QCVN nước sạch Việt Nam mà bạn có thể tham khảo:
- QCVN 01-1:2018/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Đây là quy chuẩn quy định mức giới hạn các thông số chất lượng đối với nước sạch sử dụng trong sinh hoạt.
Quy chuẩn này không áp dụng đối với nước uống trực tiếp tại vòi, nước đóng bình, đóng chai, nước khoáng thiên nhiên đóng bình, đóng chai, nước sản xuất ra từ các bình lọc nước, hệ thống lọc nước và các loại nước không dùng cho mục đích sinh hoạt.
- QCVN 01:2009/BYT - Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước ăn uống: Đây là quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước ăn uống, áp dụng đối với các cơ sở chế biến thực phẩm, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức khai thác và kinh doanh nước cho mục đích sinh hoạt. Quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT bao gồm 109 chỉ tiêu. Đây cũng là tiêu chuẩn đầu vào của nguồn nước dùng cho nước uống đóng chai.
- QCVN 6-1:2010/BYT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai (Dành cho nước uống trực tiếp): Đây là quy chuẩn với các quy định về chỉ tiêu an toàn thực phẩm, các yêu cầu quản lý đối với nước khoáng thiên nhiên đóng chai, nước uống đóng chai được sử dụng với mục đích giải khát.
Theo đó, quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT và quy chuẩn QCVN 6-1:2010/BYT là 2 Quy chuẩn Bộ y tế bắt buộc máy lọc nước chất lượng phải có. Máy lọc nước Daikiosan/Makano đã trải qua quá trình xét nghiệm và kiểm tra nghiêm ngặt từ Viện y tế công cộng TPHCM. Nước để kiểm tra sẽ được lấy từ nhiều vùng khác nhau khắp nước Việt Nam. Thông qua hệ thống lọc của máy lọc nước RO Daikiosan/Makano, nước đầu ra đã được tiến hành xét nghiệm 28 chỉ tiêu của QCVN 6-1:2010/BYT và 109 chỉ tiêu của QCVN 01:2009/BYT. Và kết quả đều đạt chuẩn trên các mẫu thử nghiệm.
Xem thêm: Tìm hiểu các tiêu chuẩn nước uống của Bộ Y tế bạn cần biết
5. Máy đo TDS
5.1 Máy đo TDS là gì?
Máy đo TDS hay bút đo TDS (bút thử TDS) là thiết bị dùng để kiểm tra độ tinh khiết của nước, và là cơ sở ban đầu để xác định được mức độ sạch của nguồn nước.Theo đó, thiết bị này có khả năng đo các chất rắn hòa tan trong nước hay dung dịch.
Máy đo TDS là gì?
5.2 Nguyên lý hoạt động
Như đã đề cập, chỉ số TDS của nước chính là tổng chất rắn hòa tan trong nước, và được thể hiện bởi tổng số ion mang điện tích của các khoáng chất, muối, hoặc kim loại. Trong đó, các ion mang điện tích lại thể hiện tính dẫn điện của nước. Vậy nên để đo được chỉ số TDS, người ta sẽ thực hiện đo độ dẫn điện của nước, sau đó thực hiện chuyển đổi thành chỉ số TDS, thông qua một hệ số chuyển đổi (hệ số phụ thuộc vào loại dung dịch).
Cụ thể, các máy đo TDS sẽ đo hiệu điện thế giữa 2 đầu điện cực bằng cách đặt một điện áp xoay chiều vào trong dung dịch, điều này tạo ra một dòng điện. Dòng điện sẽ phụ thuộc vào khả năng dẫn điện của dung dịch. Và từ việc đo được hiệu điện thế giữa 2 đầu điện cực, máy TDS sẽ đo được độ dẫn điện của dung dịch đó theo công thức và hằng số tham chiếu được thiết lập sẵn.
5.3 Công dụng
Vậy công dụng chính của máy đo TDS là gì?
- Thứ nhất, kiểm tra hiệu suất của bộ lọc nước, từ đó đánh giá được chất lượng máy lọc gia đình hoặc công nghiệp.
- Thứ hai, đảm bảo chất lượng nguồn nước uống, nguồn nước sinh hoạt, bảo vệ sức khỏe con người.
- Thứ ba, cảnh báo hàm lượng kim loại nặng quá lớn trong nước để từ đó sớm có phương án khắc phục.
Ngày nay có rất nhiều biện pháp để giảm chỉ số TDS có trong nước như: Chưng cất, khử ion,... nhưng những cách này khá phức tạp và không có tính hiệu quả cao. Do đó, để loại bỏ TDS có trong nước tự nhiên, người ta thường sử dụng máy lọc nước. Hiện nay, đa phần các máy lọc nước trên thị trường đều được trang bị các lõi lọc thô cùng màng lọc RO giúp loại bỏ hầu hết được lượng chất rắn hòa tan.
Máy lọc nước Daikiosan/Makano lọc sạch các chất rắn hòa tan
Đặc biệt, không thể không kể đến các sản phẩm máy lọc nước Daikiosan/Makano. Với hệ thống lõi lọc thô đạt chuẩn cùng màng lọc RO Aqualast có kích thước lỗ lọc siêu nhỏ, máy lọc nước Daikiosan/Makano có khả năng lọc sạch hoàn toàn các chất rắn hòa tan để duy trì chỉ số TDS trong phạm vi cho phép. Ngoài ra, máy lọc nước Daikiosan/Makano còn đa dạng về dòng sản phẩm, phù hợp cho nhiều nhu cầu sử dụng như: nóng nguội, nóng lạnh, nóng nguội lạnh, hay ion kiềm điện giải.
Xem thêm: 5 kinh nghiệm mua máy lọc nước thông minh và tiết kiệm
Lời kết
Hy vọng thông qua những chia sẻ của Tập đoàn Đại Việt, bạn đã giải đáp được câu hỏi TDS là gì, ý nghĩa của chỉ số TDS, cũng như hiểu rõ hơn một số quy chuẩn về nước sạch. Để chọn được sản phẩm lọc nước uy tín và chất lượng, cho nguồn nước đạt chuẩn TDS uống trực tiếp, hãy liên hệ ngay tới 1900636098 để được tư vấn hỗ trợ mua các sản phẩm máy lọc nước chất lượng nhé.
Sản phẩm liên quanTừ khóa » Tiêu Chuẩn Nước Sinh Hoạt Tds
-
TDS Là Gì ? Chỉ Số Bao Nhiêu Là Chuẩn. - DoctorHouses
-
Chỉ Số TDS Là Gì? Chỉ Số TDS Trong Nước Bao Nhiêu Là đạt Chuẩn?
-
TDS Là Gì? Nguồn Nước ăn Uống Trong Gia đình Bạn Có đạt Chuẩn?
-
Chỉ Số TDS Trên Máy Lọc Nước Là Gì?
-
TDS Là Gì? Chỉ Số TDS Trong Nước Máy Bao Nhiêu Thì Uống được?
-
Chỉ Số TDS Nước Bao Nhiêu đạt Tiêu Chuẩn Uống được?
-
Chỉ Số Nước Sạch Là Bao Nhiêu? - Vua Gia Dụng
-
4 Sự Thật Về Chỉ Số TDS Cho Nước Uống Bạn Cần Phải Biết
-
Chỉ Số Nước Sạch Là Bao Nhiêu | Các Chỉ Số Cần Quan Tâm Trong Nước
-
Chỉ Số TDS Và Những điều Cần Biết Về Chỉ Số TDS Trong Nước
-
Tiêu Chuẩn Nước Sinh Hoạt Mới Nhất Từ Bộ Y Tế Bạn Cần Biết
-
CHỈ SỐ TDS TRONG NƯỚC SINH HOẠT BAO NHIÊU LÀ CHUẨN
-
Tiêu Chuẩn Nước Máy Hà Nội - Nước Sinh Hoạt Gia đình
-
Chỉ Số TDS Trong Nước Là Gì? Mức Chỉ Số TDS Bao Nhiêu Là Phù Hợp?