Tế Bào Eukaryote - .vn
Có thể bạn quan tâm
Phần lớn tế bào có một nhân. Một số trường hợp, tế bào có nhiều nhân như Paramecium (2 nhân), một số tế bào gan và tế bào nước bọt của động vật có vú (2-3 nhân), một số tế bào đa nhân có đến hàng chục nhân (megacaryocyte trong tủy xương). Tuy nhiên, cũng có tế bào không nhân chẳng hạn như tế bào hồng cầu.
Hình dạng của nhân tùy thuộc vào hình dạng tế bào: tế bào hình cầu (lymphocyte, tế bào nhu mô, neuron), nhân thường có hình cầu; trong các tế bào hình trụ, hoặc hình kéo dài theo một trục (tế bào cơ, tế bào biểu bì), nhân có hình bầu dục; một số nhân có hình phức tạp (nhân phân thùy của tế bào bạch cầu).
Kích thước của nhân phụ thuộc loại và trạng thái chức năng của tế bào, trung bình khoảng 5μm.
Cấu trúc nhân khá phức tạp:
Màng nhân là màng kép (double membrane) tách biệt nhau khoảng 20-40nm. Mỗi màng dày khoảng 10nm và có cấu trúc bởi lớp phospholipid kép tương tác với các protein.
Màng ngoài nối với hệ thống mạng lưới nội chất (endoplasmic recticulum-ER) bởi các khe bể chứa và hình thành hệ thống khe. Trong một số trường hợp, hệ thống khe này mở ra khoảng gian bào liên hệ trực tiếp với môi trường ngoài.
Màng nhân có cấu trúc không liên tục. Trên màng nhân có các lỗ nhân (nuclear pore), có đường kính khoảng 100nm. Tại mép của lỗ này, màng ngoài và màng trong nối với nhau.
Lỗ nhân được cấu tạo từ một phức hợp protein gọi là phức hợp lỗ. Phức hợp này nối các lỗ với nhau có vai trò điều hòa kích thước lỗ và vận chuyển các chất có kích thức lớn (large macromolecules and particles) qua lỗ.
Ngoài lỗ màng nhân, trên mặt của màng nhân có các phiến mỏng (lamina) lót mặt trong của màng, đảm bảo ổn định hình dạng của nhân.
Ngoài việc tách biệt nhân và tế bào chất, màng nhân có chức năng trong trao đổi chất, tổng hợp protein và ổn định hình dạng nhân.
Nhân chứa hầu hết gene của tế bào. Các DNA tổ chức với protein làm thành chất nhiễm sắc. Chất nhiễm sắc (chromatin) bắt màu có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi như một khối lộn xộn. Khi tế bào chuẩn bị phân chia, chromatin xoắn lại và dày lên gọi là nhiễm sắc thể (chromosome) có số lượng đặc trưng cho mỗi loài.
Hạch nhân (nucleolus) được tìm thấy trong nhân của tế bào khi không phân chia. Đây là tổ chức tổng hợp các thành phần của ribosome.
Nhân có vai trò chứa và truyền thông tin di truyền từ tế bào này sang tế bào khác. Nhân chứa DNA, nhiễm sắc thể. Khi tế bào phân chia, DNA và nhiễm sắc thể nhân đôi và phân chia về hai tế bào con.
Nhân điều khiển, điều hòa hoạt động sống của tế bào. Cắt trùng Stentor, thành hai phần một nửa có nhân và một nửa không có nhân. Một nửa có nhân nhanh chóng phục hồi. Nửa kia sẽ chết sau đó. Đối với Foraminifera, nửa có nhân phục hồi vỏ cứng bị mất, nửa kia không có khả năng này.
Từ khóa » Trình Bày Cấu Trúc Màng Tế Bào Eukaryote
-
TẾ BÀO EUKARYOTE - TaiLieu.VN
-
Bài 4: Cấu Trúc Và Chức Năng Của Tế Bào Eukaryote Flashcards
-
Cấu Trúc Và Chức Năng Của Tế Bào Eukaryote - Quizlet
-
Eukaryota - Eukaryotes Articles - Encyclopedia Of Life
-
Sinh Vật Nhân Thực – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tế Bào Chất – Wikipedia Tiếng Việt
-
Dai Cuong Tb - SlideShare
-
[PDF] ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT - HỌC PHẦN:SINH HỌC TẾ BÀO Dùng Cho Hệ
-
CẤU TẠO, TÍNH CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA MÀNG SINH CHẤT Ở ...
-
[DOCX] Cấu Trúc Của Tế Bào Eukaryote - 5pdf
-
Tế Bào Prokaryote: Khái Niệm - Cấu Tạo Và Cấu Trúc - BankStore
-
Màng Tế Bào Là Gì? Cấu Trúc Và Chức Năng Của Màng Tế Bào
-
Tế Bào - Wikiwand
-
Cấu Tạo Tế Bào Prokaryote, Thành Phần Và Cấu Trúc Tế ... - DinhNghia