Tê đầu Ngón Chân Cái Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? - Hello Bacsi

Tê đầu ngón chân cái kèm theo ngứa ran, châm chích có thể lan rộng trên cả bàn chân là triệu chứng nhiều người gặp phải. Tình trạng này có thể cảnh báo bệnh lý gì và bạn cần làm gì để cải thiện triệu chứng khó chịu này?

Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu ngay về triệu chứng tê đầu ngón chân qua các thông tin sau đây nhé!

Tê đầu ngón chân cái là dấu hiệu bệnh gì? 

Tê đầu ngón chân cái là hiện tượng ngứa ran và tê như có kim châm trên da ở ngón chân cái. Tình trạng này còn thường được biểu hiện trên nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể mà phổ biến là các đầu ngón chân, bàn chân, bàn tay,…

Tê ngón chân cái do đứng hoặc ngồi lâu 

tê đầu ngón chân cái do sai tư thế

Khi bạn đứng, ngồi hoặc nằm quá lâu trên cùng một tư thế có thể làm máu không thể lưu thông đến các dây thần kinh ở chân. Từ đó, làm tê hoặc sưng đau các đầu ngón chân.

Nếu là do nguyên nhân này, thông thường bạn chỉ cần đợi một vài phút, hiện tượng tê sẽ biến mất. Tuy nhiên, nếu tê ngón chân cái lặp lại nhiều lần và dữ dội hơn thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý và cần đi khám bác sĩ sớm. Dưới đây là một số bệnh lý có biểu hiện triệu chứng tê bì chân tay điển hình mà bạn có thể tham khảo. 

Bệnh mãn tính liên quan đến triệu chứng tê đầu ngón chân cái 

  • Các biến chứng trên thần kinh của tiểu đường 
  • Đa xơ cứng
  • Hội chứng Raynaud
  • Hội chứng Sjogren
  • Rối loạn sử dụng rượu (lạm dụng hoặc lệ thuộc rượu)

Các bệnh lý liên quan đến não và thần kinh 

  • Phình động mạch não hay dị dạng động mạch não
  • U não
  • U dây thần kinh Morton
  • Chấn thương thần kinh ngoại biên
  • Chấn thương hoặc có khối u trong tủy sống
  • Thoát vị đĩa đệm
  • Đột quỵ hay cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA)

Các bệnh lý truyền nhiễm có thể gây tê đầu ngón chân cái

  • Bệnh zona thần kinh hay nhiễm trùng virus herpes zoster
  • Bệnh phong
  • Bệnh giang mai
  • Bệnh lao
  • HIV/AIDS và một số bệnh nhiễm trùng khác 

Một số nguyên nhân khác 

  • Thiếu máu do thiếu các vitamin nhóm B như vitamin B9 và vitamin B12 hoặc thiếu máu cung cấp đến chi dưới do xơ vững động mạch hay viêm mạch máu là nguyên nhân làm cho chân tay thường xuyên bị tê, ngứa.
  • Tổn thương dây thần kinh do nhiễm độc chì.
  • Thuốc hóa trị hay liệu pháp xạ trị để điều trị ung thư cũng có thể gây tê đầu ngón chân cái. 
  • Sử dụng một số loại thuốc hoặc chất kích thích.
  • Rối loạn điện giải (rối loạn nồng độ các chất natri, kali, canxi trong máu). 
  • Vết côn trùng đốt, động vật cắn hay dị ứng với thức ăn, hải sản,… cũng gây ngứa ran ở đầu ngón chân và tứ chi. 

tê đầu ngón chân cái

Khi bị tê đầu ngón chân cái, bạn nên làm gì? 

Khi thường xuyên bị tê đầu ngón chân cái và tình trạng này ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt thường ngày thì tốt nhất bạn nên nhanh chóng đi khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân và từ đó lên một kế hoạch điều trị thích hợp cho bạn, giúp làm giảm tình trạng tê ngứa và ngăn ngừa biến chứng. 

Điều trị tê đầu ngón chân cái tại nhà 

Tùy vào nguyên nhân gây tê đầu ngón chân cái mà bác sĩ có thể hướng dẫn bạn một số cách điều trị tại nhà như: 

  • Nếu tê đầu ngón chân cái do biến chứng thần kinh của tiểu đường, bác sĩ sẽ đưa ra một số chỉ định để giúp bạn kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn. 
  • Nếu do thiếu vitamin và khoáng chất thì bạn sẽ được đề xuất bổ sung bằng chế độ ăn uống và các loại viên uống bổ sung. 
  • Nếu bạn đang dùng một số loại thuốc có tác dụng phụ gây tê bì chân tay, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn một số loại thuốc thay thế khác. Lưu ý không nên tự ý dừng thuốc hoặc tăng/giảm liều lượng thuốc kể cả các viên uống bổ sung khi có dấu hiệu tê đầu ngón chân. Thay vào đó, bạn cần tái khám với bác sĩ để biết được hướng xử trí phù hợp. 

Khi nào cần đi khám bác sĩ? 

tê đầu ngón chân cái khi nào cần gặp bác sĩ

Trong các trường hợp tê đầu ngón chân cái kèm các triệu chứng sau, bạn cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt: 

  • Thường xuyên ngứa ran hoặc tê đầu ngón chân không rõ nguyên do
  • Bị đau cổ, ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân 
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày
  • Tê đầu ngón chân cái và bàn chân dữ dội hơn khi đi bộ
  • Phát ban trên da
  • Chóng mặt, co thắt cơ hoặc các triệu chứng bất thường khác

Gọi cấp cứu ngay nếu xuất hiện các triệu chứng như: 

  • Tê chân và châm chích đến mức yếu chân, không thể di chuyển 
  • Tê hoặc ngứa ran xảy ra sau chấn thương đầu, cổ hoặc thắt lưng 
  • Mất kiểm soát hoạt động của chân, tay và mất kiểm soát ruột, bàng quang 
  • Bị mất ý thức ngay cả trong một thời gian ngắn
  • Nói lắp, nhìn mờ hoặc đi lại khó khăn 

Trên đây là các bệnh lý gây tê đầu ngón chân cái mà bạn cần lưu ý. Nếu gặp phải tình trạng này, hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ để nhận được lời khuyên phù hợp nhất nhé!

[embed-health-tool-bmi]

Từ khóa » đau Rát Ngón Chân Cái