Tế Hanh – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Tế Hanh | |
---|---|
Sinh | 20 tháng 6 năm 1921làng Đông Yên, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, Liên Bang Đông Dương |
Mất | 16 tháng 7 năm 2009thủ đô Hà Nội, Việt Nam |
Nghề nghiệp | nhà thơ |
Giai đoạn sáng tác | 1938–1997 |
Tác phẩm nổi bật | Những ngày nghỉ học, Nhớ con sông quê hương, Đi suốt bài ca |
Trần Tế Hanh (1921-2009)[1] là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến.
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Ông sinh ngày 20 tháng 6 năm 1921 tại làng Đông Yên, phủ Bình Sơn; nay là xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.[2]
[sửa | sửa mã nguồn]Cha ông là Trần Tất Tố, làm nghề dạy học và làm thuốc. Ông có bốn anh em, trong đó người em út là nhạc sĩ Trần Thế Bảo.
Thuở nhỏ, ông học ở trường làng, trường huyện. Năm 15 tuổi, ông ra học tại trường Khải Định (tức Quốc Học Huế).
Sẵn tính ham thích thơ, lại được thi sĩ Huy Cận "chỉ vẽ"[3], nên Tế Hanh bắt đầu sáng tác. Năm 1938, 17 tuổi, ông viết bài thơ đầu tiên: "Những ngày nghỉ học".
Sau đó, ông tiếp tục sáng tác, rồi tập hợp thành tập thơ Nghẹn ngào. Năm 1939, tập thơ này được giải khuyến khích của Tự Lực văn đoàn.
Năm 1941, Tế Hanh và thơ của ông ("Quê hương", "Lời con đường quê", "Vu vơ", "Ao ước") được Hoài Thanh và Hoài Chân giới thiệu trong cuốn Thi nhân Việt Nam (xuất bản năm 1942).
Tháng 8 năm 1945, Tế Hanh tham gia Việt Minh, tham gia công tác văn hóa, giáo dục ở Huế, Đà Nẵng; và là Ủy viên giáo dục trong ủy ban lâm thời thành phố Đà Nẵng, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công,
Từ năm 1949 cho đến năm 1954, ông ở trong Ban phụ trách Chi hội Văn nghệ Liên khu V.
Sau Hiệp định Genève, 1954, ông tập kết ra Bắc, công tác ở Hội Văn nghệ.
Năm 1957, Hội nhà văn Việt Nam thành lập, Tế Hanh tham gia Ban Biên tập tuần báo Văn của Hội, và nhiều năm, ông còn là Ủy viên chấp hành và Ban thường vụ của hội.
Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I[4].
Vào những năm 80, ông bị đau mắt và mắt ông mù dần. Từ đó ông bệnh liệt giường lúc mê lúc tỉnh. Ông qua đời vào lúc 12 giờ ngày 16 tháng 7 năm 2009 tại Hà Nội sau nhiều năm chống chọi với căn bệnh xuất huyết não [5].
Tác phẩm chính
[sửa | sửa mã nguồn]- Những ngày nghỉ học (1938)
- Nghẹn ngào (1939), 47 nhà thơ đã rút bài thơ "Quê hương" sang tập "Hoa Niên"(1945)
- Hoa niên (1945)
- Tập thơ tìm lại (1945)
- Hoa mùa thi (1948)
- Nhân dân một lòng (1952)
- Gửi miền Bắc (1955)
- Lòng miền Nam (1956), 20 bài thơ
- Tiếng sóng (1960), 15 bài thơ
- Chuyện em bé cười ra đồng tiền (1960) thơ thiếu nhi
- Thơ và cuộc sống mới (1961) tập tiểu luận phê bình
- Bài thơ tháng bảy (1962)
- Những tấm bản đồ (1965) thơ thiếu nhi
- Hai nửa yêu thương (1967)
- Khúc ca mới (1967), 44 bài thơ
- Đi suốt bài ca (1970)
- Câu chuyện quê hương (1973)
- Thơ viết cho con (1974) thơ thiếu nhi
- Theo nhịp tháng ngày (1974)
- Giữa những ngày xuân (1976)
- Con đường và dòng sông (1980)
- Tiếng sáo, tiếng đàn, tiếng hát (1983) thơ thiếu nhi
- Bài ca sự sống (1985)
- Tuyển tập Tế Hanh, tập I (1987)
- Thơ Tế Hanh (1989)
- Vườn xưa (1992)
- Giữa anh và em (1992)
- Em chờ anh (1993)
- Tuyển tập Tế Hanh, tập II (1997)
- Nhớ con sông quê hương
- Chiều thu, trong tập Khúc Ca Mới (1966).
Ngoài thơ, Tế Hanh còn dịch nhiều tác phẩm của các nhà thơ lớn trên thế giới, viết tiểu luận phê bình văn học, thơ thiếu nhi.
Giải thưởng
[sửa | sửa mã nguồn]- Giải thưởng văn học Tự lực văn đoàn năm 1939.
- Giải thưởng Phạm Văn Đồng do Hội Văn nghệ Liên khu V tặng.
- Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật đợt I năm 1996[6].
Đánh giá
[sửa | sửa mã nguồn]Bài viết này hiện đang gây tranh cãi về tính trung lập. Có thể có thảo luận liên quan tại trang thảo luận. Xin đừng xóa bảng thông báo này cho đến khi kết thúc hoặc đạt được đồng thuận trong vấn đề này. (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này) |
Tế Hanh là nhà thơ khá nổi tiếng, sáng tác cùng thời với Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận... và là một trong ba thi sĩ sinh quán tại Quảng Ngãi nổi danh ngay từ trước năm 1945: Nguyễn Vỹ, Bích Khê, Tế Hanh.
Nhận xét
[sửa | sửa mã nguồn]- Nhà văn Nhất Linh:
- Nhà phê bình văn học Hoài Thanh và Hoài Chân:
- Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn:
- Nhà thơ Thanh Thảo:
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Có nguồn cho rằng Tế Hanh còn có tên là Trần Phố. [1] Lưu trữ 2011-11-07 tại Wayback Machine.
- ^ Chú thích trống (trợ giúp)
- ^ Theo Thi nhân Việt Nam, Nhà xuất bản Văn học, 1988, tr. 149.
- ^ Nguyễn Văn Long, mục từ "Tế Hanh" trong Từ điển văn học (bộ mới). Nhà xuất bản Thế giới, tr. 1619.
- ^ Theo báo Tuổi Trẻ [2].
- ^ Nhà thơ Tế Hanh trên vietnamnet
- ^ Nhất Linh viết khi công bố giải vào năm 1939. Xem: Nhà thơ Tế Hanh qua đời.
- ^ Trích trong Thi nhân Việt Nam, tr. 149.
- ^ Vương Trí Nhàn, Cây bút đời người [3].
- ^ Xem: Nhà thơ Tế Hanh qua đời.
Từ khóa » Giới Thiệu Về Tác Phẩm Quê Hương Tế Hanh
-
Giới Thiệu Về Tác Giả Tế Hanh Và Tác Phẩm Quê Hương
-
Quê Hương - Tác Giả: Tế Hanh
-
Văn Mẫu Lớp 8: Phân Tích Bài Thơ Quê Hương Của Tế Hanh Dàn ý ...
-
Tác Giả - Tác Phẩm: Quê Hương - TopLoigiai
-
Giới Thiệu Bài Thơ Quê Hương Của Tế Hanh - Ha Ku - Hoc247
-
Quê Hương
-
Giới Thiệu Về Nhà Thơ Tế Hanh.
-
Văn Thuyết Minh Về Nhà Thơ Tế Hanh Và Bài Thơ Quê Hương - Tech12h
-
Quê Hương - Tác Giả, Nội Dung, Bố Cục, Tóm Tắt, Dàn ý - Ngữ Văn 8
-
Bài Thơ Quê Hương (Tế Hanh) - Tác Giả Tác Phẩm (mới 2022)
-
Tìm Hiểu Chi Tiết Văn Bản: Quê Hương - Tế Hanh
-
Khái Quát Về Tác Phẩm Quê Hương
-
Giới Thiệu Về Nhà Thơ Tế Hanh, Tác Giả Của Bài Thơ Quê Hương
-
Top 10 Bài Văn Phân Tích Bài Thơ "Quê Hương" Của Tế Hanh Hay Nhất