Tên đá Quý Và Ngọc Phổ Biến Hiện Nay Bản Tiếng Anh + Tiếng Việt

Tên các loại đá quý bằng tiếng anh :Tên đá quý và ngọc phổ biến hiện nay bản tiếng Anh + tiếng Việt .Đến khi về tới Việt Nam, Tên các loại đá này được chuyển thể thành Việt ngữ. Ví dụ Agate là Mã não, Ruby là Hồng Ngọc, Jade là Cẩm thạch để các bạn dễ đọc, dễ nhớ.Thông thường nếu chỉ đổi ra tên tiếng việt thôi thì không sao, nhưng đại đa số các loại đá, từ chất đá thường đến giá trị đều được gắn thêm cho chữ “Ngọc”. Mà ngàn đời nay, cái gì được gắn với “ngọc ngà châu báu” cũng đều là tài sản giá trị, nên mục đích phần nhiều là gọi cho “Sang” và bán được giá.

Tên đá quý và ngọc phổ biến hiện nay bản tiếng Anh + tiếng Việt
Tên đá quý và ngọc phổ biến hiện nay bản tiếng Anh + tiếng Việt

Nội dung chính:

Toggle
  • Vấn đề này xảy ra thường do 2 nguyên nhân:
  • Một số loại đá quý và ngọc phổ biến và tên các loại đá quý bằng tiếng anh:
    •  1. KIM CƯƠNG THIÊN NHIÊN (DIAMOND):
    • 2. RUBY :  (HỒNG NGỌC)
    • 3. SAPPHIRE ( NGỌC BÍCH )
    • 4. JADE  (NGỌC CẨM THẠCH)
    • 5. NGỌC TRAI ( PEARL):
    • 6. OPAL : (NGỌC CẨM SẮC)
    • 7. EMERALD ( EMOROT – LỤC BẢO NGỌC )

Vấn đề này xảy ra thường do 2 nguyên nhân:

Một là do người bán không tìm hiểu kỹ về tên gọi của đá để tự vấn cho khách hàng, trường hợp này khá nhiều, vì không phải người bán đá nào cũng có đủ thời gian và kiên nhẫn để đi nghiên cứu sâu về cấu tạo, công dụng của các loại đá.

Hai là muốn đặt cái tên nào đấy thật “kêu”, thật sang trọng, khiến khách hàng nghe một phát là thích liền vì tên thật độc đáo.

Không thể phủ nhận sự hiệu quả của cách làm này, chúng giúp các cửa hàng bán chạy hơn vì đánh trúng tâm lý khách hàng. Tuy nhiên, điều này sẽ để lại nghi vấn về sau, khó khăn cho khách hàng trong việc tìm hiểu sâu về các loại đá và giới thiệu thêm cho bạn bè, người thân.

Rõ ràng không thể bắt tất cả các bên bán đá phải gọi theo một cái tên quy chuẩn giống như trên thế giới, vì ở Việt Nam, cái gì càng có nhiều luật thì người dân càng thích vi phạm. Thêm nữa, nhiều người bán đá vì lợi nhuận trước mắt chứ không thật tâm nghiên cứu kỹ nên khó tránh trường hợp kêu tên đá A thành tên đá B.

Tổng hợp lại tên gọi của các loại đá thường gặp nhất trên thị trường đá phong thủy hiện nay, cả tên tự đặt, tên chung, tên khoa học luôn để mọi người tiện lôi ra tra cứu khi cần:

Tên gọi tiếng Việt Tên gọi khoa học bằng tiếng Anh
Hồng Ngọc Ruby
Lam Ngọc Saphire
Ngọc Lục Bảo, Bích Ngọc Emerald
Ngọc Xanh Biển Aquamarine
Hoàng Ngọc Topaz
Ngọc Hồng Lựu Garnet
Bích Tỷ Tourmaline
Đá Thạch Anh Quartz
Thạch Anh Tím Amethyst
Thạch Anh Vàng Citrine
Đá Mắt Mèo Quartz Cat’s Eye
Chalcedony Chalcedony
Ngọc Đế Quang Chrysoprase
Mã Não Agate
Ngọc Bích Đỏ Jasper
Ngọc Phỉ Thúy Jadeite
Ngọc Bích Xanh Nephrite
Đá Ô Liu Peridot
Amazonite Amazonite
Đá Mặt Trăng Moonstone
Ngọc Đông Linh, Thạch anh xanh Aventurine
Đá Đào Hoa Rhodochrosite
Lam Ngọc Turquoise
Đá Thanh Kim Lapis Lazuli
Kyanite Kyanite
Fluorite Fluorite
Thạch anh non Calcite
Ngọc Pakistan, Ngọc Lưu Ly Onyx
Ngọc Lam Turquoise
Lam Ngọc Vân Nam, Đá Vân Rắn Surpentine
Tiêu Ngọc Agalmatolite
Đá Hắc Ngà Obsidian Đen
Ruby Xanh Zoisite
San Hô Coral
Hổ Phách Amber
Đá Lông Công Malachite
Đá Tia Lửa Spinel
Đá Xà Cừ Hippopus
Thạch Anh Linh Ghost Crystal
Hồng Ngọc Tủy Carnelian

Một số loại đá quý và ngọc phổ biến và tên các loại đá quý bằng tiếng anh:

Ở Việt Nam hiện nay đang có rất nhiều các loại ngọc và đá quý được gắn trên các mặt hàng trang sức vàng ta, vàng tây nhưng phổ biến hơn vẫn là vàng tây, có một số loại ngọc và đá quý sau được dùng phổ biến nhất

 1. KIM CƯƠNG THIÊN NHIÊN (DIAMOND):

    Thế giới có nhiều loại ngọc quý nhưng kim cương là loại đá quý nổi tiếng mà chúng ta ai cũng biết. Ở miền Nam kim cương còn được gọi là hột xoàn, kim cương là loại đá quý, hiếm và đắt tiền, được con người biết đến cách đây hơn 2000 năm. * Quá trình hình thành nên kim cương     Kim cương được cấu tạo trong lòng đất ở độ sâu khoảng 200 – 300km giữa những khối đại lục ẩm định là nơi nhiệt độ và áp lực cùng tạo ra những điều kiện thích hợp để biến cacbon thành một chất cực kỳ đặc và rắn chắc. Sau khi nằm trong lòng đất ở những chỗ đó hàng tỷ, hoặc hàng triệu năm những cục đá quý này được đưa lên gần bề mặt trái đất trong những vùng núi lửa phun cực kỳ mạnh, kim cương càng trong sạch bao nhiêu thì càng quý và càng đắt tiền bấy nhiêu. Năm 1725 Brazin đã khai thác rất nhiều kim cương nhưng đến năm 1870 Nam Phi đã trở thành nước dẫn đầu về khai thác kim cương. Công ty kim cương đứng đầu thế giới hiện nay là Công ty mỏ kim cương De Beers ở Nam Phi đã khống chế được phần lớn thị trường buôn bán kim cương. Là viên ngọc quý thì phải có độ cứng lớn, độ chiết quang và tán sắc mạnh, thì kim cương đã đứng đầu cả hai đặc tính có là độ cứng là 10 (theo thang Moths) và độ chiết quang 2,42. Thực ra kim cương chỉ là cacbon nguyên chất kết tinh theo mạng lập thể  hình chóp có dạng 8 mặt, 4 mặt . Mặt tinh thể thường có dạng cong, lồi, kim cương thường không màu hoặc có màu trắng, xanh, lục, đỏ, xám, đen, tỷ trọng là 3,47 – 3,56, khi chiếu tia tử ngoại hoặc ronghen có phát quang màu xanh hoặc màu lục.     Kim cương thường có trong đá kimbeclit, trong những núi lửa, trong đá peridot, sa kết, cả trong sa khoáng.     Kim cương được khai thác ở Nam Phi, Nga, Ấn Độ.     Một viên kim cương tốt hay xấu thường được đánh giá theo 4 chữ C (tiếng Anh).         – Carat weight (nặng bao nhiêu ca ra)         – Cutting (cách mài, trình độ cắt gọt)         – Colour (màu sắc)         – Cralarity (độ trong).     Bốn tiêu chuẩn trên chỉ có giá trị khi viên kim cương trong suốt, không có tỳ vết và nhất là không bị rạn.     Phần lớn kim cương màu trắng nhưng bên trong vẫn ít nhiều pha vàng. Vì vậy các nhà kinh doanh kim cương thường tránh dùng vàng làm nhẫn kim cương mà thường dùng bạch kim thì màu vàng bên trong kim cương không lộ rõ ra, màu trắng của bạch kim làm viên kim cương càng thêm chói sáng rực rỡ.     Hiện nay trên thị trường đá quý đã xuất hiện kim cương nhân tạo được sản xuất ở Nga, Nhật. Muốn phân biệt 2 loại này dùng máy quang phổ, hồng ngoại tuyến, kính hiển vi chuyên dùng cho đá quý, máy phân tích ánh sáng đèn cực tím 2 sóng và một số máy móc khác thì mới giám định được.

2. RUBY :  (HỒNG NGỌC)

    Ruby được hình thành trong vỏ trái đất, nó có tên gọi là hồng ngọc thành phần hoá học chủ yếu là oxit nhôm (Al203) là khoáng vật corundum chứa chrom có màu đỏ là hồng ngọc, có độ cứng là 9 theo thang moths, tỷ trọng 3,9 đến 4.1, độ chiết quang 1,761 ánh kim cương đến thuỷ tinh.     Nhiều người tưởng kim cương là đắt nhất trong các loại ngọc quý nhưng thật ra một viên hồng ngọc đẹp giá gấp 2 đến 3 lần viên kim cương đẹp cùng cỡ. Những viên hồng ngọc lớn rất hiếm, từ 5 ca ra trở lên đắt gấp 10 lần viên kim cương cùng cỡ, cùng trọng lượng.     Hồng ngọc có rất nhiều ở nước ta như Lục Yên – Yên Bái, Quỳ Hợp, Quỳ Châu – Nghệ An.     Màu tiêu chuẩn của hồng ngọc là màu máu bồ câu. Viên hồng ngọc thiên nhiên thường có mây và đục hay còn gọi là lai thai. Loại này thường được mài láng hay còn gọi là mài cabochon, chỉ có một số ít là trong và không nứt nẻ được mài cạnh hay còn gọi là mài faset.     Làm tăng độ trong và tăng thêm màu sắc, vẻ đẹp của ruby là cả một ngành kỹ thuật cao mang lại lợi nhuận không nhỏ. Việc xử lý này được giới buôn bán đá quý thế giới chấp nhận, miễn là đúng kỹ thuật, mầu sắc bền vững. Với hồng ngọc, người ta có thể xử lý bằng nhiệt độ cho màu đỏ lan tràn và đỏ thẫm hơn. Cần tăng nhiệt độ từ từ và khi ở độ nóng cao, hồng ngọc biến thành màu trắng, có một số sau đó chuyển sang màu xanh lá cây, cuối cùng trở lại với màu đỏ nguyên thủy của nó nhưng đều và đẹp hơn.     Hồng ngọc Việt Nam đã được thế giới biết đến chưa lâu, chỉ mới gần 10 năm trở lại đây, hồng ngọc được đánh giá cao. Ông Chayo, nhà buôn đá quý nổi tiếng của Thái Lan đã trả lời phỏng vấn tạp chí Manager về hồng ngọc của Việt Nam : “Hồng ngọc Việt Nam đẹp ngang hàng với hồng ngọc Miến Điện là loại đẹp nhất trên Thế giới”. Một viên hồng ngọc loại này có thể trị giá đến 10 triệu bạt, tương đương với 400.000 USD. Mới xem lần đầu, chúng đã thật quyến rũ. Một vài viên được mua với giá 20.000 USD, sau đó được bán lại với giá 80.000 USD đến 120.000 USD. Cũng như kim cương, ruby được đánh giá theo tiêu chuẩn 4C     Hiện nay, hồng ngọc giả xuất hiện rất nhiều ở các mỏ ở Nghệ An và các mỏ ở Hoàng Liên Sơn, Ruby giả cũng có màu máu chim bồ câu, có độ cứng là 9 như ruby thật. Muốn phân biệt được 2 loại này phải có máy móc hiện đại và đặc biệt phải có kinh nghiệm làm đá quý lâu năm mới phân biệt được.

3. SAPPHIRE ( NGỌC BÍCH )

    Sapphire hay còn gọi là bích ngọc cũng như ruby đều là oxít nhôm Al203 là khoáng vật Corundum chứa Titanium thành Sapphire màu xanh dương, chứa sắt thành Sapphire màu xanh đen, màu vàng có độ cứng là 9 theo thang moths, tỷ trọng 3,9 đến 4,1, độ chiết quang 1,761 ánh kim cương đến thủy tinh.     Sapphire thường đục và có mây mờ, loại trong và ít nứt nẻ không nhiều. Nhiều viên đá đục mài ra mài láng hay còn gọi là mài Cabochon theo hình cầu, tròn hoặc bầu dục đưa ra ánh nắng có phản chiếu ánh sáng trắng đẹp như ngôi sao được gọi là Sapphire sao. Những viên này có khi được bán với giá từ vài chục đến vài trăm USD/viên.     Sapphire bán trên thị trường hiện nay có thứ đào được ở Yên Bái và một số nơi ở miền Bắc, một số ở Nghệ An, ở miền Nam thì vẫn là ở Di Linh, ở miền Bắc và đắt nhất vẫn là Sapphire Hàm Thuận Bắc, phần lớn là màu chuối và màu xanh đen, người ta thường gọi là bích đèn vì phải soi lên đèn thì mới thấy được màu bích ấy. Giá của loại này từ 10 đến 25 USD/carat.

4. JADE  (NGỌC CẨM THẠCH)

    Ngọc Thạch có ở nhiều nơi, ở Vân Nam, Tây Tạng – Trung Quốc; ở Mêhico; Nam Mỹ … Nhưng nhiều nhất là ở Mianma (Miến Điện). Ngọc thạch còn tìm thấy ở gần hồ baican và vùng núi bogotal ở Balan, ở Việt Nam cũng có nhưng ít và chưa khai thác nhiều.     Ngọc thạch có tỉ trọng từ 3,3 đến 3,5; có độ cứng từ 5.6 đến 6.5 theo thang moths, độ chiết quang từ 1,654 đến 1,667 có nhiều màu: đỏ (Huyết ngọc), vàng (Hoàng ngọc),  trắng (Bạch ngọc) và phổ biến nhất là màu xanh lá cây. Trong dân gian màu xanh lá cây đậm gọi là màu lý, là màu đắt giá nhất.     Vì màu sắc của ngọc thạch quyết định rất lớn đến giá bán cho nên người ta đã miệt mài tìm bí quyết nhuộm cẩm thạch bằng cách đốt đá cho nóng lên và nhuộm bằng thuốc nhuộm Anilin nên rất chóng phai, chỉ được 5 đến7 tháng là cùng. Thử loại này bằng cách luộc sôi trong dầu lạc, nếu là đá nhuộm thì sau ít phút sẽ mất màu ngay. Cũng như các loại đá quý khác, người ta tìm cách sản xuất ngọc nhân tạo, gần đây ngọc nhân tạo qua biên giới và tràn rất nhiều vào Việt Nam.

5. NGỌC TRAI ( PEARL):

    Ngọc trai Việt Nam từ xưa đã nổi tiếng, ngọc trai là một trong 5 loại ngọc quý nhất được giới buôn ngọc thế giới công nhận. Đó là kim cương (Diamond), hồng ngọc (Ruby), Sapphire, Emerot và ngọc trai ( Pearl ).     Ngọc trai gồm có khoảng từ 83 đến 92% là cabonde calcium 4 đến 13% conchyoline và từ 2 đến 4% nước.     Ngọc trai có độ cứng từ 3,5 đến 4 theo thang moths, tỷ trọng 2,6 đến 2,89, độ chiết quang từ 1,52 đến 1,66. Từ xưa, ngọc trai đã được coi là đồ nữ trang quý giá, trong những năm gần đây giá ngọc trai lại tăng cao.     Ngọc trai đẹp và quý như vậy nhưng nghề lặn ngọc trai ngày càng mai một vì con người phải lặn xuống độ sâu vài chục mét, lại làm mồi cho cá dữ. Người ta tìm tòi và phát hiện ra rằng ngọc trai là chất xà cừ do con trai tự tiết ra để tự bảo vệ khi có một mảnh vỏ sò, vỏ ốc hay một hạt cát nhỏ vô tình lọt vào thân nó. Chất xà cừ cứ bao quanh mãi, vật lạ đó ngày càng lớn dần lên, sau một thời gian trở thành một viên ngọc trai óng ánh.     Vì ngọc trai biển rất quý và hiếm nên người ta đã nghĩ ra cách nuôi cấy ngọc trai để tăng sản lượng ngọc trai lên hàng chục, hàng trăm tấn ngọc. Cách nuôi cấy này được phát triển nhiều ở Nhật.     Ở Việt Nam đã phát triển nghề nuôi cấy ngọc trai, trai cho ngọc có nhiều loại nhưng chỉ trai peterial martensti và một số loài cho ngọc đẹp. Trai nước ngọt ở nước ta có hai loài cho ngọc đẹp đó là loài trai cánh hyriopsis cumimgu có nhiều ở vùng Sông Cầu, sông Thương, có con dài 28cm, nặng 2kg hiện đang được nuôi ở Hồ Tây – Hà Nội và ngọc trai sina nodonta Joudyi ở Lâm Đồng. Muốn cấy ngọc người ta chọn những con trai đã được 3 năm tuổi dài từ 12 -18cm mới có đủ sức và đủ khả năng ngậm ngọc. Hạt nhân phải được làm từ các loại vỏ trai, vỏ ốc có độ dày từ 7mm trở lên, tuỳ theo con trai lớn hay nhỏ người ta cấy loại hạt nhân từ 4 – 8mm, hạt nhân phải được mài tròn. Trước khi cấy, hạt nhân cùng với các dụng cụ khác phải được rửa sạch và khử trùng kỹ lưỡng.Thông thường chỉ cần hạt nhân được bọc một lớp xà cừ dày từ 1mm trở lên là ta được một viên ngọc trai.     Thị trường ngọc trai thế giới rất sôi động, cung vẫn chưa đủ cầu, các mặt hàng như chuỗi trai, bông tai, nhẫn trai rất được ưa chuộng.

6. OPAL : (NGỌC CẨM SẮC)

    Opal là dioxit silic ngậm nước (Si02  +  H¬20) tỷ trọng 2,1- 2,3, độ cứng 5,5 – 6,5 (theo thang moths), độ chiết quang : 1,43 – 1,46. Người ta gọi Opal là dioxit silic ngậm nước vì opal thường chứa một hàm lượng nước từ 19 có khi tới 34%. Vẻ đẹp của Opal phụ thuộc rất nhiều vào lượng nước ấy, khi mất nhiều nước người ta gọi là opal chết.     Ở Việt Nam cũng có mỏ opal ở Trị An, Lạc Dương, Di Linh,Bảo Lộc, ở đâu cũng có đá opal nhiều màu sắc.     Hiện nay chỉ có đá opal của Úc là loại đá đẹp và được thị trường thế giới biết đến. Thị trường Việt Nam cũng tiêu thụ đá opal nhưng số lượng còn ít.

7. EMERALD ( EMOROT – LỤC BẢO NGỌC )

    Emeral còn được gọi là ngọc lục bảo, là một trong bốn loại đá quý có hạng cùng với Ruby, kim cương và Sapphire, Emeral là loại Berin trong suốt có màu đẹp được dùng làm đồ trang sức có các màu lục, vàng, đỏ, hồng, trắng.      – Tỷ trọng : 2,6 – 2,8 – Độ cứng : 7,5 – 8.5 theo thang moths – Chiết quang : 1,566 – 1,594     Emeral được dùng nhiều trên hàng trang sức như nhẫn, hoa tai, dây chuyền, lắc được rất nhiều người ưa chuộng. Thời xa xưa nó còn được gắn lên mũ của các vị vua và trên vương miện của các hoàng hậu.     Ngoài ra, loại đá quý kể trên thị trường hàng trang sức còn sử dụng một số loại đá bán quý khác như : Spinel, Emthyts, Granet.. của Việt Nam, Crôm Dioxit, Peridot được nhập từ Nga.    Hiện nay người tiêu dùng biết nhiều đến các mặt hàng đá quý như Kim cương (Diamond) Sapphier, Ruby, ngọc thạch, ngọc trai đó là 5 loại ngọc đang được chuộng nhất nhưng tiêu thụ nhiều hơn cả là ruby, sapphier và ngọc thạch. Ruby chủ yếu là loại mài cabochon, chất lượng trung bình, giá từ  5 – 15USD/1cara được nhập từ những người thợ đào đá từ các mỏ về hoặc qua một người trung gian.     Sapphier chủ yếu là loại mài faset được tạo dáng thành các hình ovan, hạt thóc, hạt giọt, hạt tim, hạt vuông … được nhập từ miền Nam, chủ yếu là sapphier Bình Thuận Bắc, giá từ 9 – 25 dolla/1ct tùy vào trọng lượng và màu sắc.     Ngọc thạch nhập từ Hồng Kông, Trung Quốc và Miến Điện, các hình dạng phổ biến là loại hình ovan,hạt thóc, yên ngựa, hạt giọt nước.     Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều các loại đá công nghiệp và ngọc nhân tạo. Người ta đã ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào việc sản xuất ra những loại ngọc nhân tạo đá công nghiệp đạt các tiêu chuẩn gần giống như ngọc thiên nhiên, đá thiên nhiên để cung cấp cho thị trường trang sức. Nguồn: Sưu tầm

Từ khóa » đá Mã Não Tên Tiếng Anh