Testosterone Là Gì? Vai Trò Của Testosterone đối Sức Khỏe Của Nam ...
Có thể bạn quan tâm
Testosterone hormone sinh dục nam có vai trò quan trọng đối với sức khỏe nền tảng cũng như khả năng sinh lý của nam giới. Nắm giữ được hormone quan trọng này chính là “chìa khóa vàng” giúp phái mạnh vững vàng trên mọi “mặt trận”.
Testosterone là gì?
Testosterone là hormone cực kỳ quan trọng đối nam giới, nó không chỉ quy định các đặc tính ở người đàn ông mà còn có mặt ở hầu hết các cơ quan trong cơ thể, quyết định sức khỏe toàn thân, cũng như khả năng sinh lý, sinh sản của phái mạnh. (1)
Testosterone bắt đầu sản xuất ở tuần thứ 7 của thai kỳ, và tăng cao ở giai đoạn dậy thì và đạt cực đỉnh trong những năm cuối tuổi thiếu niên, rồi chững lại. Lượng Testosterone đạt mức cao nhất ở độ tuổi 20-30. Sau tuổi 30, Testosterone có xu hướng suy giảm. Theo ước tính, lượng Testosterone giảm trung bình từ 1-2% mỗi năm. Sau tuổi 35, lượng Testosterone chỉ đạt 70-75%, ở độ tuổi 45 chỉ còn mức 60-65%. Tuổi càng cao thì tốc độ suy giảm càng tăng nhanh.
Testosterone được sinh ra từ đâu?
Hormone testosterone được sản xuất chủ yếu ở tinh hoàn (95%), và một phần nhỏ ở tuyến thượng thận (5%). Quá trình sản xuất hormone này chi phối bởi hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Tinh hoàn. Khi vùng dưới đồi của não bộ tiết ra hormone hướng sinh dục GnRH, kích thích tuyến yên phóng thích Luteinizing Hormone (LH) vào máu. Hormone này kích thích các tế bào Leydig ở tinh hoàn thực hiện một chuỗi những phản ứng phức tạp để tổng hợp testosterone.
Sau đó, chúng được khuếch tán vào máu, đến các cơ quan quan trọng của cơ thể như não bộ, gan, thận, tuyến sinh dục, tuyến tiền liệt, hệ cơ xương… để thực hiện vai trò của mình và chi phối gần như mọi mặt của sức khỏe, đời sống của nam giới.
Vai trò của Testosterone đối với sức khỏe nam giới
Hormon sinh dục nam có ảnh hưởng và chi phối rất lớn đến hầu hết hoạt động và chức năng của cơ thể nam giới, từ hệ thống thần kinh, tim mạch, xương khớp, hô hấp, hệ tuần hoàn, tiết niệu và não bộ đến khả năng sinh lý và sinh sản của người đàn ông. Cụ thể, Testosterone có những chức năng sau: (2)- Quy định đặc tính của nam giới: Nội tiết tố Testosterone được sản sinh trong bào thai có vai trò trong việc hình thành các bộ phận của nam giới như: tinh hoàn, túi tinh, ống dẫn tinh, dương vật, bìu và các tuyến phụ thuộc. Đến giai đoạn dậy thì, hormone này tăng cao, chịu trách nhiệm phát triển các đặc tính của nam giới như: kích thích râu, lông phát triển, giọng nói trầm hơn, phát triển cơ bắp rắn chắc, và hình thành ham muốn tình dục ở người đàn ông.
- Tác động đến hệ thần kinh trung ương: Testosterone tạo ra các tính cách đặc trưng của nam giới như: năng động, hăng hái, hiếu chiến, thích mạo hiểm, phiêu lưu… Vì vậy, nếu nội tiết tố nam thấp, người đàn ông trở nên rụt rè, thiếu tự tin, thậm chí là mất ý chí trong cuộc sống. Bên cạnh Testosterone thì tình cách của người đàn ông còn bị chi phối bởi các yếu tố môi trường và sinh học.
- Thúc đẩy phát triển hệ cơ và xương: Đây là một trong những yếu tố liên quan đến sự phát triển của hệ cơ và xương. Hormone này làm tăng dẫn truyền thần kinh, kích thích sự tăng trưởng mô. Đặc biệt, Testosterone còn làm tăng mật độ xương và có vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào hồng cầu từ tủy xương, gắn kết chắc chắn giữa thân xương và màng xương để phát triển đồng bộ độ lớn và độ dài của xương, đồng thời giúp cho sự phát triển kết cấu của xương bằng cách tăng hấp thu canxi.
- Ức chế sự sản sinh tế bào mỡ: Testosterone ức chế leptin (là hormone sản sinh tế bào mỡ), giữ lượng mỡ toàn thân và mỡ bụng của nam giới luôn ở mức thấp, giúp cơ thể không thon gọn, không có các mảng mỡ thừa tồn tại trên cơ thể.
- Giúp tạo máu: Nội tiết tố nam còn có vai trò kích thích tủy xương tạo máu, tạo hồng cầu, bạch cầu.
- Ảnh hưởng đến hệ mao và da: Testosterone giúp lông và râu phát triển rậm rạp, đồng thời chi phối màu sắc, độ căng bóng, độ đàn hồi của da, làm tăng độ cứng của lớp mô dưới da.
- Điều chỉnh hô hấp: Testosterone tham gia điều chỉnh nhịp thở trong khi ngủ.
- Điều hòa lượng cholesterol và đường huyết: Testosterone giúp cơ thể điều hòa tốt các thành phần cholesterol và đường trong máu, hạn chế hình thành các mảng xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ bệnh tim mạch và tiểu đường.
- Ảnh hưởng đến chức năng sinh lý: Testosterone tạo ra ham muốn tình dục, chỉ đạo quá trình cương, chi phối việc sản xuất, và nuôi dưỡng tinh trùng trưởng thành.
Tình trạng mất cân bằng nội tiết tố ở nam giới
Nồng độ Testosterone trong máu ở người trưởng thành dao động từ 270-1070 ng/dL (hay 10-35 nanomol/lít). Nếu hormone này nhiều hay ít ngưỡng quy định này đều gây ra tình trạng mất cân bằng gây ra nhiều hệ lụy không tốt cho nam giới.( 3)
Suy giảm Testosterone
Như trình bày ở trên, Testosterone đóng vai trò quan trọng, chi phối sức khỏe, khả năng sinh lý, sinh sản của người đàn ông. Khi Testosterone suy giảm, nam giới có nguy cơ đối mặt với các vấn đề sau:
- Ham muốn tình dục suy giảm: Testosterone có vai trò tạo ra ham muốn tình dục, vì vậy, khi nồng độ Testosterone suy giảm, khả năng tình dục sẽ bị khi giảm (mãn dục nam).
- Rối loạn cương dương: Testosterone ngoài kích thích ham muốn, mà còn chỉ đạo quá trình cương, Testosterone không trực tiếp tạo ra sự cương cứng nhưng lại là yếu tố kích thích cơ thể sản xuất Nitric Oxide – là một phần tử giúp quá trình lưu thông máu tốt hơn, giúp nam giới đạt được và duy trì quá trình cương dương. Khi nồng độ Testosterone suy giảm, nam giới có nguy cơ đối diện với tình trạng khó cương dương.
- Giảm lượng tinh dịch: Testosterone là một thành phần tham gia vào quá trình sản xuất tinh dịch. Việc thiếu hụt Testosterone sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của tinh trùng, khiến nam giới khó có con.
- Giảm khối lượng xương: Testosterone cũng góp phần vào quá trình sản xuất và củng cố sức khỏe của xương. Vì vậy, khi hormone này suy giảm sẽ ảnh hưởng đến mật độ xương gây loãng xương. Hiện tượng này thường thấy ở người lớn tuổi, mật độ xương suy giảm nên khi té ngã rất dễ bị gãy xương.
- Mất cơ và gia tăng mỡ: Testosterone đóng vai trò trong việc hình thành cơ bắp, vì vậy, khi nồng độ Testosterone suy giảm, nam giới sẽ không còn rắn chắc. Thay vào đó là các mảng mỡ thừa xuất hiện, nam giới có hiện tượng vú to, hoặc mô vú mở rộng.
- Mệt mỏi, tâm trạng thay đổi: Khi Testosterone suy giảm khiến cho nam giới “tuột mood”, cảm thấy mệt mỏi cực độ, chán nản và không muốn làm việc, tâm trạng cũng bất ổn. Nhiều nghiên cứu cho thấy, suy giảm Testosterone có thể khiến đàn ông đối mặt với trầm cảm, cáu kỉnh và mất tập trung.
- Gây rụng tóc: Testosterone cũng là nhân tố quan trọng đối với quá trình sản xuất tóc và lông. Việc nam giới rụng tóc hói đầu, hay lông trên cơ thể rụng dần có thể là nguyên nhân do nồng độ Testosterone trong cơ thể quá thấp.
Dư thừa Testosterone
Thiếu hụt nội tiết tố Testosterone cũng gây bất ổn cho nam giới, tuy nhiên, hàm lượng này nếu dư thừa cũng không có lợi cho phái mạnh. Một số nghiên cứu cho thấy, mức Testosterone cao, nam giới thường có khả năng tham gia các hoạt động mạnh mạnh như: tinh thần thường quá khích, thích chơi các trò rủi ro, có hành động phạm tội, gây chấn thương, hay cuồng dâm. Đặc biệt những người có nồng độ Testosterone cao quá mức thường có xu hướng sử dụng đồ uống có cồn thường xuyên hơn, tăng nguy cơ hút thuốc.
Xét nghiệm Testosterone
Để biết chính xác tình trạng nội tiết tố Testosterone trong cơ thể ở mức nào thì cần làm xét nghiệm Testosterone toàn phần trong máu.
Xét nghiệm định lượng FSH, LH: Đây là xét nghiệm kết hợp giúp đánh giá chức năng sinh sản của nam giới. FSH kích thích tinh hoàn sản xuất tinh trùng trưởng thành. Xét nghiệm FSH và LH thường kết hợp với các xét nghiệm khác trong bộ thử nghiệm vô sinh. Chỉ số FSH sẽ cho biết vì sao số lượng tinh trùng thấp. Chỉ số này bình thường ở nam: 1.5 – 12.5 mU/mL.
Việc xét nghiệm Testosterone được thực hiện trong các trường hợp như:
- Cần xác định độ tuổi dậy thì ở trẻ (có thể dậy thì sớm hoặc dậy thì trễ)
- Giảm ham muốn tình dục
- Rối loạn cương
- Có khối u ở tinh hoàn
- Vô sinh hiếm muộn (kết hôn trên 1 năm, vẫn sinh hoạt tình dục điều độ, không dùng biện pháp tránh thai nào nhưng vẫn chưa có con)
- Có biểu hiện rối loạn chức năng ở tuyến yên và vùng dưới đồi.
Nồng độ Testosterone thay đổi khác nhau trong ngày, kết quả chuẩn xác nhất là lấy máu trước 10h sáng (thời điểm nồng độ nội tiết tố cao nhất). Trước khi lấy máu cần ngưng các loại thuốc điều trị có ảnh hưởng đến Testosterone trong máu. Các giá trị thu được sẽ được các bác sĩ đánh giá trên bảng tham chiếu. Kết quả xét nghiệm thường có trong một vài ngày.
Liệu pháp Testosterone
Theo thời gian cùng nhiều yếu tố tác động, Testosterone giảm sản xuất, gây ra sự thiếu hụt, tình trạng này gọi là thiểu năng sinh dục. Tuy nhiên, sự suy giảm này không nhất thiết khi nào cũng điều trị. Liệu pháp này chỉ áp dụng cho những trường hợp Testosterone quá thấp, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng sống của nam giới. (4)
Liệu pháp bổ sung Testosterone giúp bổ sung lượng Testosterone thiếu hụt trong cơ thể, do tinh hoàn và tuyến yên có vấn đề, nên lượng Testosterone trong cơ thể bị thiếu hụt. Tùy tiêu chí cần cải thiện mà việc điều trị của bệnh nhân cũng khác nhau như: cải thiện giọng nói, ngực nở hay cải thiện và duy trì khả năng hoạt động tình dục, tăng khối xương hoặc cơ… Testosterone nhân tạo có thể được sử dụng bằng đường uống, tiêm hoặc với gel hoặc miếng dán da.
Liệu pháp này chỉ áp dụng cho nam giới bị suy giảm nồng độ Testosterone trong máu thực và có nam giới có biểu hiện lâm sàng do thiếu androgen. Những người không được dùng như: nam giới có nguy cơ hoặc bị ung thư tuyến tiền liệt, bị hội chứng ngưng ngủ chưa điều trị, phì đại tuyến tiền liệt lớn gây rối loạn đi tiểu chưa được điều trị, suy tim mất bù hoặc suy tim chưa được kiểm soát.
Liệu pháp Testosterone giúp nam giới có thể khắc phục nhanh các triệu chứng họ đang gặp phải nhưng cũng có nhiều tác dụng phụ không mong muốn như: tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ, kích thích sự hình thành các tế bào tuyến tiền liệt lành tính, và các tế bào ung thư tuyến tiền liệt tiềm ẩn trong cơ thể, hạn chế sản xuất tinh trùng hoặc gây co rút tinh hoàn, tăng nguy cơ hình thành huyết khối ở tĩnh mạch sâu gây tắc nghẽn mạch máu (thuyên tắc phổi). Ngoài ra, một số nghiên cứu cho rằng, liệu pháp bổ sung testosterone còn có nguy cơ gây ra bệnh tim mạch, ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, rủi ro chưa được xác định chính xác, và còn đang nghiên cứu thêm.
Có thể tăng Testosterone tự nhiên không?
Bên cạnh sử dụng liệu pháp tăng bổ sung Testosterone từ bên ngoài tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thì nam giới vẫn có thể tăng cường Testosterone tự nhiên bằng các cách sau:
- Thay đổi lối sống: Có lối sống tích cực, lành mạnh cũng là cách giúp cơ thể sản sinh lượng nội tiết tố nam nhiều hơn. Một số hoạt động được khuyến khích như:
- Thường xuyên luyện tập thể thao: Nghiên cứu cho thấy, nam giới thường xuyên luyện tập thể dục thể thao có thể cải thiện nồng độ Testosterone hiệu quả. Đặc biệt, là những bài tập tăng sức mạnh và sự chịu đựng của các cơ như: cử tạ, chạy bộ, bơi lội, cầu lông… Việc duy trì các hoạt động thể thao không chỉ nâng cao thể lực, tăng cường sự dẻo dai cho cơ, mà còn giúp tinh thần sảng khoái, giải tỏa được những căng thẳng, là điều kiện tết giúp Testosterone được sản sinh nhiều hơn, giúp đàn ông thêm sung mãn.
- Giữ tinh thần thoải mái: Một trong những yếu tố khiến cho cơ thể không thể sản xuất nội tiết tố nam chính là do tinh thần căng thẳng. Khi cơ thể căng thẳng sẽ sản sinh hormone cortisol, epinephrine, làm ức chế cơ thể sản sinh Testosterone. Bên cạnh đó, căng thẳng thần kinh hay cortisol cao sẽ làm tăng hấp thu thức ăn, nam giới dễ thừa cân béo phì. Chính điều này cũng tác động tiêu cực đến hormone sinh dục nam.
- Có chế độ dinh dưỡng khoa học: Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp duy trì và cải thiện nồng độ Testosterone tự nhiên trong cơ thể. Nên thiết lập chế độ dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ, cân đối 4 nhóm chất cần thiết cho cơ thể như (bột đường, chất đạm, béo, vitamin và khoáng chất). Chế độ dinh dưỡng nam giới cần lưu ý:
- Cung cấp đủ đạm 1g đạm/kg cân nặng, không nên ăn dư thừa.
- Ăn đủ carbohydrates giúp cơ thể sản xuất đủ Testosterone trong quá trình tập luyện.
- Nên tăng cường vitamin và khoáng chất như: kẽm, vitamin B, A, C, E… giúp cải thiện Testosterone tự nhiên và chất lượng của tinh trùng. Đặc biệt, vitamin D được xem là chất kích thích sản xuất nội tiết tố nam. Theo số liệu từ một nghiên cứu về vitamin D đăng trên trang Pubmed, việc bổ sung khoảng 3.000 IU vitamin D3 mỗi ngày liên tục trong 12 tháng giúp tăng nồng độ testosterone lên khoảng 25%.
- Hạn chế rượu bia, và từ bỏ thói quen sử dụng thuốc lá khiến nồng độ Testosterone suy giảm.
- Có giấc ngủ ngon: Nhiều nghiên cứu cho thấy, giấc ngủ có ảnh hưởng đến lượng Testosterone trong cơ thể. Một nghiên cứu cho thấy nếu chỉ 5 giờ mỗi đêm có thể làm giảm 15% nồng độ testosterone. Những người chỉ ngủ bốn giờ mỗi đêm thì nồng độ hormon sinh dục nam sẽ tụt đến mức thấp nhất. Theo ước tính, trung bình cứ sau mỗi giờ ngủ thêm, nồng độ testosterone tăng khoảng 15%. Vì vậy, nên duy trì thói quen ngủ đủ giấc từ 6 – 8 giờ mỗi ngày có thể tăng nhịp độ sản xuất testosterone và giữ nồng độ testosterone trong cơ thể ở mức ổn định.
Khoa Nam học, Hệ thống BVĐK Tâm Anh với đội ngũ các chuyên gia, bác sĩ giỏi chuyên môn, tận tâm, nhiệt tình, tự tin làm chủ những kỹ thuật tiến bộ nhất cùng sự hỗ trợ của hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, máy siêu âm; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet; cơ sở vật chất khang trang… sẽ giúp phát hiện sớm và có phương án điều trị một cách an toàn, hiệu quả. Để đặt lịch khám và điều trị vô sinh nam với các chuyên gia đầu ngành tại Khoa Nam học, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh – Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Testosterone là hormone sinh dục nam có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của các quý ông. Việc tăng cường nội tiết tố testosterone cho nam giới không chỉ giúp cải thiện khả năng sinh dục mà còn mang lại sức khỏe tuyệt vời, giúp quý ông giữ vững sự “phong độ” dù đã bước vào độ tuổi xế chiều.
Từ khóa » Tác Dụng Của Lh Trên Nam Giới
-
Nồng độ Hormone LH Nói Lên điều Gì? | Vinmec
-
Xét Nghiệm LH Nói Lên điều Gì Về Sức Khỏe Sinh Sản Của Bạn?
-
Chỉ Số LH Là Gì? Chỉ Số LH Bao Nhiêu Là Bình Thường?
-
Hormone LH Là Gì Và Có ý Nghĩa Như Thế Nào đối Với Việc Mang Thai?
-
Chỉ Số Hormone LH Là Gì? Vai Trò Và ý Nghĩa đối Với Nam Và Nữ
-
Hormone LH ảnh Hưởng Thế Nào Về Sức Khỏe Sinh Sản? - Dr.Labo
-
Hormone LH Là Gì? Có Vai Trò Gì đối Với Cơ Thể?
-
Xét Nghiệm LH để Làm Gì? – Hướng Dẫn đọc Kết Quả - Hello Bacsi
-
Vai Trò Của Luteinizing Hormone - Alipas
-
Nội Tiết Sinh Sản Nam Giới - Rối Loạn Di Truyền - Cẩm Nang MSD
-
Hormone LH Có ý Nghĩa Gì đối Với Việc Mang Thai?
-
Suy Sinh Dục Nam - Rối Loạn Di Truyền - Cẩm Nang MSD
-
Hormon Tạo Hoàng Thể (LH) - Bệnh Viện đa Khoa Tỉnh Quảng Nam
-
ĐỊNH LƯỢNG LH (Luteinizing Hormone) - Health Việt Nam
-
NỘI TIẾT SINH SẢN NAM - Hosrem
-
Vì Sao Testosterone Lại Quan Trọng Với Nam Giới?
-
Xét Nghiệm Nội Tiết Gồm Những Gì? Cách Đọc Chỉ Số Xét Nghiệm
-
Vai Trò Của Tuyến Yên Trong Hệ Thống Nội Tiết
-
NỘI TIẾT SINH SẢN VÀ VÔ SINH NAM - SlideShare