[Thắc Mắc] Quả Tắc Là Quả Gì? Quả Tắc Có Phải Quả Quất Không?

Tắc là loại trái cây ra quả quanh năm, nhất là vào dịp Tết người dân thường mua về làm đồ trang trí trong ngâm ngũ quả. Không chỉ vậy, tắc còn là món ngon thường được vắt vào để uống và là hương vị cho các món nước ép, sinh tố. Vậy quả tắc có lợi ích gì tốt cho sức khỏe? Family Fruits sẽ giải thích giúp bạn về quả tắc là quả gì? Quả tắc có phải quả quất không?

Mục lục

  • Quả tắc là quả gì?
  • Quả tắc có phải quả quất không?
  • Thành phần của quả tắc
  • Quả tắc có tác dụng gì?
    • Giảm ho, đau họng
    • Kích thích tiêu hóa
    • Hỗ trợ giảm cân
    • Tăng cường hệ miễn dịch
    • Ngăn ngừa lão hóa da
    • Cải thiện thị giác
  • Cách chế biến quả tắc (quả quất)
    • Quất chưng mật ong: Có tác dụng chữa ho cho trẻ em.
    • Quất ngâm chữa ho
    • Chữa cảm với quất

Quả tắc là quả gì?

Trái tắc có tên khoa học là Fortunella japonica hay Citrus japonica, là một giống cây kim quất và hay được trồng nhất trong các giống kim quất, được canh tác trong nhiệt độ từ 23-29 độ C và thu hoạch quanh năm, trung bình là khoảng 2 lần một tháng. Mỗi vùng miền của Việt Nam sẽ có cách gọi trái tắc khác nhau như quả quất hay quả hạnh.

Tắc là loài cây thường xanh, có thể làm cây trồng trong nhà. Cây quất hay được trồng làm cây cảnh, thậm chí làm bonsai. Ở Trung Quốc và Việt Nam, cây tắc ra trái hay được trưng bày vào dịp Tết vì người ta cho rằng tắc là biểu tượng của may mắn. Đông y hay dùng quả tắc như một vị thuốc chữa các chứng bệnh do lạnh gây ra như viêm họng, lạnh bụng, cảm, v.v…

Trái tắc có vị chua dịu, kích thước khá nhỏ, cùng họ nhà cam chanh nên thường dễ nhầm với trái quýt nhỏ, khi chín trái sẽ chuyển từ màu xanh sang màu cam hoặc vàng cam.

Quả tắc có phải quả quất không?

Như đã giải thích ở phần trên về cách gọi quả này ở mỗi vùng miền, quả tắc cũng chính là quả quất. Quả tắc thật ra là tên gọi của quả quất ở miền Nam, ngoài ra quả quất còn được gọi với tên khác là quả hạnh ở miền Tây Nam Bộ.

Thành phần của quả tắc

Dịch quả tắc chứa pectin 10%, vitamin C 0,13-0,24%, Fe 5,1mg%, Cu 0,8mg%, đường, acid hữu cơ và chất fortunelin. Vỏ quả quất chứa tinh dầu gồm 25 thành phần, trong đó bêta -pinen 2,7%, sabinen 2,8%, limonen 8,4%, b-ocimen 0,3%, linalol 1,55. Ngoài ra, quả tắc còn chứa nhiều vitamin A, C, B1, B11, và canxi, phốt pho, kali, kẽm,…

https://www.khoeplus24h.vn/wp-content/uploads/2023/01/Qua-tac-la-qua-gi-2.webp

Quả tắc có tác dụng gì?

Giảm ho, đau họng

Trái tắc được biết đến là dược liệu quan trọng trong các bài thuốc trị đau họng, điển hình như tắc chưng đường phèn. Theo các phân tích dinh dưỡng, vỏ tắc cung cấp một lượng lớn tinh dầu, giúp giảm ho, long đờm và ngăn ngừa các bệnh lý đường hô hấp do vi khuẩn, virus gây ra.

Kích thích tiêu hóa

Trái tắc chính là loại thực phẩm giàu chất xơ mà bạn nên bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng của mình. Chỉ với 100g tắc, bạn đã tiếp nạp được khoảng 4.1g chất xơ, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Hỗ trợ giảm cân

Bên cạnh việc cung cấp chất xơ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, trái tắc còn đem đến cho cơ thể hoạt chất hesperidin nhằm tăng cường đốt cháy mỡ thừa, giảm lượng mỡ nhanh chóng và kiểm soát cân nặng hiệu quả.

Tăng cường hệ miễn dịch

Hàm lượng vitamin C trong trái tắc có tắc động tích cực đến sức khỏe, là một chất chống oxy hóa tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ lây nhiễm các mầm bệnh.

Ngăn ngừa lão hóa da

Là nguồn thực phẩm giàu vitamin C, trái tắc còn góp phần không nhỏ trong quá trình tái tạo cấu trúc da, làm chậm quá trình lão hóa da cũng như phòng chống tối đa các tổn thương tế bào.

Cải thiện thị giác

Hoạt chất beta-caroten được tìm thấy nhiều trong trái tắc chịu trách nhiệm tạo các sắc tố và hạn chế tình trạng thoái điểm vàng, từ đó giúp đôi mắt của bạn sáng khỏe hơn.

Cách chế biến quả tắc (quả quất)

Giải khát mùa hè: Nước quất ngâm đường hoặc muối pha loãng, có đá hoặc không.

Quất chưng mật ong: Có tác dụng chữa ho cho trẻ em.

Quả quất 10 gr, cho vào chén với đường phèn hoặc mật o­ng, chưng cách thủy, hoặc cho vào nồi cơm chưng khoảng 20 phút, để nguội, cho trẻ uống ngày 3 lần để chữa ho, cảm. Hoặc cho 10g quất chín, 10g hoa hồng bạch, 10g hạt chanh rửa sạch cho vào bát cùng với một ít mật ong hay đường phèn đem hấp cơm 20 phút, lấy ra nghiền nát chắt lấy nước để uống để chữa ho.

Quất ngâm chữa ho

Quả quất rửa sạch, xăm lỗ, ngâm với đường theo tỷ lệ 1 kg quất 2 kg đường, sau một tuần dùng được. Mỗi lần lấy một thìa canh pha với một ly nước ấm. Trong những ngày Lễ Tết, trẻ nhỏ thường ham chơi, nô đùa la hét nhiều, thức khuya, hay ra đường chơi hít phải khói bụi… nên dễ bị cảm lạnh gây khàn tiếng, tắt tiếng, đau họng. Lúc này, nên cho trẻ dùng một ly nước quất để phòng ngừa viêm họng, ho.

Chữa cảm với quất

Lá quất 30g, sắc với 3 bát nước còn một bát, hòa với ít đường cho dễ uống, uống nóng. Ngoài ra, trong vỏ của quất, quýt, cam có chất tinh dầu có khả năng ngăn ngừa phát sinh ung thư gan, thực quản, đại tràng, da… Các nhà khoa học Nhật cho biết, ăn quất cả vỏ sẽ cho vitamin C, chất xơ rất có lợi cho tiêu hóa và hạ được cholesterol, làm vững chắc thành mạch, chữa bệnh tăng huyết áp.

Ngoài ra quất còn nhiều tác dụng khác trong đó thường kể đến như đặc trị ho gà, ho do phế nhiệt,…

Vừa rồi là phần giải đáp thắc mắc về quả tắc là quả gì? Quả tắc có phải quả quất không? Hy vọng những thông tin trên giúp bạn hiểu rõ hơn về loại trái cây này.

Mọi thông tin trong bài viết đều mang tính chất tham khảo. Chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm nếu như bạn tự ý làm theo mà không tham khảo qua ý kiến của chuyên gia hay bác sĩ.

Từ khóa » Tắc Là Quả Gì