Cơ quan ngôn luậnTổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư - eISSN 2734-9144; ISSN 2734-9136
- HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀNH
- Tin tức - sự kiện
- Thống kê tập trung
- Thống kê Bộ, ngành
- KINH TẾ - XÃ HỘI
- Thời sự - Chính trị
- Kinh tế
- Văn hóa - Xã hội - Môi trường
- TƯ LIỆU ĐỊA PHƯƠNG
- Số liệu thống kê
- Kinh tế - Xã hội
- Chuyên đề cơ sở
- NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
- SÁCH HAY THỐNG KÊ
- QUỐC TẾ
- Thống kê nước ngoài
- Hội nhập quốc tế
- LIÊN HỆ
- THƯ VIỆN
- Thư viện ảnh
- Thư viện video
- Thư viện tài liệu
- GIỚI THIỆU
Trang chủ QUỐC TẾ Thống kê nước ngoài CTV gửi bài Site map Thái Lan đối mặt với già hóa dân số 07/11/2019 - 03:38 PM Cỡ chữ
Già hoá nhanh chóng là tình trạng mà từ trước đến nay chỉ gặp ở các nước phát triển bởi tỷ lệ sinh thấp có xu hướng đi liền với thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, mới đây theo công bố của Liên hợp quốc, Thái Lan có thể được xem là nền kinh tế đang phát triển đầu tiên trên thế giới đối diện với mối đe dọa “chưa giàu đã già”, khi tỷ lệ sinh của nước này sụt giảm mạnh trong lúc thu nhập của người dân vẫn chưa cao. Với xấp xỉ 70 triệu người, dân số Thái Lan hiện chiếm 0,91% dân số thế giới và đứng thứ 20 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Theo nghiên cứu, từ thập niên 70 của thế kỷ trước, khi các nỗ lực thu hẹp quy mô gia đình ở Thái Lan được tiến hành song song với các chương trình xóa đói giảm nghèo được phát động khắp đất nước đã khiến cho mức sinh của quốc gia này giảm sút đáng kể. Chỉ trong vòng hai thập kỷ từ sau cuộc vận động đó, tổng tỷ suất sinh của Thái Lan giảm từ 6,6 xuống còn 2,2. Và hiện nay, theo số liệu của Liên hợp quốc công bố tháng 6/2019, tổng tỷ suất sinh ở Thái Lan đã giảm xuống mức 1,5, ngang bằng với Thụy Sĩ và Phần Lan và nằm trong nhóm các nước có tổng tỷ suất sinh thấp nhất thế giới. Con số này thấp hơn tổng tỷ suất sinh 1,7 của Trung Quốc và dưới 2,1 là mức cần thiết để duy trì ổn định dân số. Các dữ liệu nghiên cứu phân tích cho thấy, Thái Lan bắt đầu trở thành một xã hội đang lão hóa từ năm 2007 với trên 10% dân số được xác định là người cao tuổi. Tỷ lệ này tăng lên 14,2% năm 2015 và theo tính toán của Văn phòng chính sách Tài chính thuộc Bộ Tài chính Thái Lan, quốc gia Đông Nam Á này sẽ trở thành một xã hội già hóa vào năm 2025 khi tỷ lệ dân số được coi là người cao tuổi dự báo đạt 21,2%. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự mất cân đối trên do xu hướng giảm sinh trong giới trẻ. Hiện giới trẻ Thái Lan đang có xu hướng sống độc thân hoặc không sinh nhiều con khi lập gia đình, điển hình như tại Bangkok có tới 30% phụ nữ chọn sống độc thân. Theo cảnh báo của các chuyên gia nhân khẩu học, nếu xu hướng này tiếp tục được duy trì, tốc độ tăng trưởng dân số của Thái Lan sẽ xuống đến mức 0% trong 10 năm tới. Và nếu tình hình này tiếp diễn, tới năm 2040, dân số Thái Lan sẽ lão hóa trầm trọng khi có 42% dân số trên 65 tuổi. Lão hóa dân số cũng đồng nghĩa với áp lực thiếu hụt nguồn cung lao động, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ - vốn đóng góp 40% GDP cho Thái Lan. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng đưa ra cảnh báo, khi lực lượng lao động suy giảm sẽ kìm hãm tốc độ tăng trưởng của Thái Lan đến mức 1 điểm phần trăm mỗi năm trong hai thập kỷ tới. Ảnh minh họa: Nguồn internet Có thể nói tốc độ già hóa nhanh của dân số đã và đang trở thành một thách thức lớn đối với Thái Lan trong khi kinh tế chưa thực sự thịnh vượng. Cùng với đó, giới phân tích cho rằng, những bất ổn quyền lực kéo dài có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế Thái Lan. Bởi, mặc dù đang đối mặt với tình trạng suy giảm mức sinh mạnh song các kế hoạch giải quyết các thách thức của tình trạng này lại không được thực hiện xuyên suốt. Già hóa dân số khiến Thái Lan đứng trước một thách thức nữa khi chi phí chăm sóc sức khỏe tăng cao hơn trong khi mức thu nhập đầu người của Thái Lan hiện chỉ đạt 6.362 USD/năm. Trong khi đó, Thụy Sĩ và Phần Lan (hai quốc gia có mức sinh thấp) hiện có mức thu nhập bình quân đầu người lần lượt là 78.816 USD và 48.580 USD. Viện Nghiên cứu Phát triển Thái Lan cho biết, chi phí cho hệ thống y tế công của quốc gia này đã tăng trung bình 12% mỗi năm trong 12 năm qua và đang nằm ở mức cao nhất của Đông Nam Á. Bên cạnh đó, các quỹ lương hưu của Thái Lan đang đứng cuối bảng về tính bền vững trong số 54 nước (Theo kết quả khảo sát được hãng bảo hiểm toàn cầu Allianz SE thực hiện). Cùng với đó, theo nhận định của Ủy ban Ngân hàng Trung ương Thái Lan, các quỹ này có thể cạn kiệt trong vòng 15 năm tới nếu như Thái Lan không tiến hành một cuộc cải cách lớn về thuế. Bộ Lao động Thái Lan cũng đưa ra cảnh báo lực lượng lao động nước này đang đối mặt với nguy cơ thiếu hụt ngay từ năm 2019, nhất là nhóm lao động tay nghề cao (do tỷ lệ sinh thấp và dân số già). Hiện lực lượng lao động của Thái Lan chỉ có 38 triệu người, chưa bao gồm lao động nhập cư. Trong đó, 49% công nhân có độ tuổi trung bình từ 40 tuổi và 45% là lao động phổ thông. Trong bối cảnh Chính phủ Thái Lan đang đẩy mạnh cách mạng công nghiệp 4.0, nhu cầu về lực lượng lao động nói chung và đặc biệt là lao động có tay nghề cao đang trở nền cấp thiết. Hiện Thái Lan đang thiếu hụt khoảng 400 nghìn vị trí việc làm, trong khi nhiều trường dạy nghề chỉ có thể đào tạo được khoảng 10 nghìn lao động mỗi năm. Chính vì vậy, Chính phủ nước này cần ưu tiên kế hoạch đào tạo và thu hút lao động để phục vụ kế hoạch phát triển chương trình Hành lang kinh tế phía Đông (EEC) và tạo lực lượng lao động mới cho 12 lĩnh vực công nghiệp mà Thái Lan đang hướng tới. Một giải pháp tiềm năng cho vấn đề dân số già có thể đến từ chính sách cởi mở với người nước ngoài nhập cư của Thái Lan, theo đó, người nước ngoài đang chiếm khoảng 10% tổng lực lượng lao động của Thái Lan, (trong đó, số lao động nước ngoài thường chủ yếu xuất hiện ở các công ty lớn). Hiện Thái Lan đang trở thành nước có mức tăng trưởng thụt lùi ở khu vực Đông Nam Á với mức tăng trưởng trung bình hàng năm kể từ thập niên 1990 giảm từ mức 5,3% về 4,3% rồi về mức khoảng 3,5% hiện nay. Quí I năm 2019, tăng trưởng của Thái Lan chỉ đạt 2,8%, mức thấp nhất trong hơn 4 năm qua. Với mức lạm phát dưới 1% và lãi suất dưới 2% cùng với đồng Baht đang tăng giá nhanh, bức tranh kinh tế Thái Lan đang bắt đầu có những điểm giống nền kinh tế với dân số già của Nhật Bản hơn là các nước đang phát triển như Indonesia hay Philippines. Trước tình trạng suy giảm mức sinh và sự thay đổi lớn về nhân khẩu học dẫn đến những ảnh hưởng xấu tới sự phát triển kinh tế - xã hội, chính phủ Thái Lan đã có những biện pháp để khuyến khích người dân sinh thêm con với nhiều hành động và chính sách mới. Điển hình như, Chính phủ Thái Lan vừa quyết định tăng cường chính sách ưu đãi thuế thu nhập cá nhân để khuyến khích người dân sinh thêm con. Theo đó, bắt đầu từ năm 2018, những cặp vợ chồng sinh con đầu tiên sẽ được khấu trừ 30.000 Baht (khoảng 21 triệu đồng) trong phần thu nhập cá nhân tính thuế. Đối với đứa con thứ hai con số này sẽ là 60.000 Baht (khoảng 42 triệu đồng). Ngoài ra, nhằm hạn chế những tác động tiêu cực từ già hóa dân số, Văn phòng Bảo hiểm xã hội (SSO) Thái Lan đã đưa ra kế hoạch tăng những khoản đóng góp vào Quỹ Bảo hiểm xã hội (SSF) nhằm hỗ trợ quỹ này trước việc sẽ có dòng tiền chi trả lương hưu lớn trong tương lai gần. Và mới đây Ngân hàng Trung ương Thái Lan cũng đưa ra đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu, hỗ trợ vay mua nhà cho người già và có chính sách khuyến khích các công ty thuê lao động trên 60 tuổi. Để tăng tốc cho nền kinh tế và giảm thiểu tác động từ già hóa dân số, các nhà kinh tế học cho rằng chính phủ Thái Lan cần phải nhanh chóng tìm cách tăng năng suất lao động, nếu không lực lượng người lao động đang suy giảm sẽ không đủ sức hỗ trợ những người về hưu ở Thái Lan. Tuy vậy, các chuyên gia phân tích cho rằng, vấn đề quan trọng đối với sự phát triển kinh tế cũng như giảm thiểu các rủi ro từ già hóa dân số của Thái Lan hiện nay chính là việc cần giải quyết tốt các bất ổn chính trị hiện tại, có những chính sách phát triển kinh tế kết hợp với việc triển khai các hỗ trợ về dân số, xã hội phù hợp./. Bảo Linh Về
trang trước In
trang Các bài viết khác
Tổng quam dự báo tình hình kinh tế thế giới Quý IV và năm 2024
06/01/2025
Tăng trưởng khoảng 5%, Trung Quốc duy trì vị trí nền kinh tế lớn thứ hai thế giới
02/01/2025
5 nền kinh tế giàu nhất thế giới năm 2024
31/12/2024
Ứng phó với già hóa dân số từ quỹ hưu trí quốc gia - Kinh nghiệm từ Hàn Quốc
20/12/2024
Tài chính khí hậu cần có sự chia sẻ trách nhiệm giữa các quốc gia
12/12/2024
Hệ thống Thống kê Cộng đồng ASEAN tăng cường tích hợp dữ liệu để thúc đẩy kết nối và khả năng phục hồi của khu vực
02/12/2024
ECB tiếp tục hạ lãi suất lần ba trong năm 2024
18/10/2024
Dự báo tình hình kinh tế thế giới quý III và 9 tháng đầu năm 2024
06/10/2024
Sáng kiến Data For Now giúp tăng cường năng lực cho các nhà hoạch định chính sách và ra quyết định cấp địa phương
25/09/2024
CPI Mỹ tăng thấp nhất trong 3 năm
16/09/2024
Trung Quốc tăng tốc xuất khẩu, tạo cú hích cho nền kinh tế
12/09/2024
Kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh hơn dự báo trong quý II/2024
04/09/2024
Mực nước biển dâng cao: Mối đe dọa cấp bách đối với nhân loại
02/09/2024
Kinh tế số toàn cầu sẽ tăng trưởng trung bình 6,9% mỗi năm từ năm 2023 đến năm 2028
24/08/2024
Dự báo tăng trưởng quý II năm 2024 của một số nền kinh tế
01/07/2024
Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024 lạc quan hơn so với các dự báo đưa ra trước đó
29/06/2024
CPI tháng Năm của Mỹ tăng thấp hơn dự báo
13/06/2024
Nga tham vọng lọt Top 4 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030
09/05/2024
Kinh tế Mỹ đuối sức trong quý I/2024
26/04/2024
Trung Quốc: Thu hút FDI trong quý I giảm mạnh
22/04/2024
Ứng phó với già hóa dân số - Kinh nghiệm từ Hàn Quốc
17/04/2024
Tổng quan dự báo tình hình kinh tế thế giới quý I năm 2024
05/04/2024
Lạm phát tại Mỹ tăng 0,4% trong tháng 2/2024
14/03/2024
Dân số khu vực Đông Nam Á đang già đi nhanh chóng
14/03/2024
Đảm bảo chất lượng dữ liệu hành chính sử dụng trong sản xuất thông tin thống kê - Kinh nghiệm từ thống kê Mỹ
27/11/2023
Dự báo kinh tế toàn cầu năm 2023
28/09/2023
Tổng quan dự báo tình hình kinh tế thế giới quý I và năm 2023
29/03/2023
Tổng quan dự báo tình hình kinh tế thế giới quý III và cả năm 2022
30/09/2022
Các nền kinh tế ASEAN đang trên đà phục hồi trở lại
18/08/2022
Tổng quan dự báo tình hình kinh tế thế giới quý II và cả năm 2022
29/06/2022
Rác thải nhựa đại dương những con số đáng báo động
06/06/2022
Dự báo tình hình kinh tế thế giới quý I và cả năm 2022
28/03/2022
Già hóa dân số ở một số nước châu Á
21/01/2022
Phụ nữ và trẻ em thế giới trước tác động của đại dịch Covid-19
23/12/2021
Châu Á lại oằn mình với sóng dữ Covid-19
10/09/2021
ASEAN- Một số kết quả ban đầu trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững
03/12/2020
Tin tức nổi bật
Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam năm 2024 đạt mức cao nhất từ trước đến nay
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 vượt thu trên 300 nghìn tỷ đồng
Tổng cục Thống kê với triển khai Đề án xây dựng Cơ sở dữ liệu thống kê quốc gia
Khoa học dữ liệu - công cụ đảm bảo thành công cho tiến trình chuyển đổi số của Việt Nam Giới thiệu Tạp Chí IN
Kỳ II tháng 12 năm 2023 (660)
Kỳ I tháng 12 năm 2023 (659)
Kỳ II tháng 11 năm 2023 (658)
Kỳ I tháng 11 năm 2023 (657)
Infographic
Tình hình kinh tế - xã hội cả nước tháng Mười và 10 tháng năm 2023 Tin qua ảnh
Chùm tin ảnh Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2024 của Tổng cục Thống kê
Chùm ảnh Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê tham dự Diễn đàn Thống kê Trung Quốc - ASEAN lần thứ 9
Chùm ảnh Tống thống Hoa Kỳ Joe Biden trong chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam
Chùm ảnh Hội nghị tập huấn điều tra người khuyết tật năm 2023 và điều tra chi tiêu của khách du lịch, khách quốc tế đến Việt Nam
Hội thảo quốc tế Quản lý hệ sinh thái, quản trị dữ liệu, giám hộ dữ liêu Thư viện ảnh
Hội nghị Đại biểu công chức và người lao động năm 2021 Video
Ngành Thống kê vượt khó hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2024
Số hóa dữ liệu thống kê tăng khả năng tiếp cận của người dùng tin
Sôi nổi hội thi Đôi đũa vàng GSO năm 2024 Liên kết website Liên kết websiteChọn liên kếtTổng cục Thống kê Thăm dò ý kiến
Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!
Tôi đánh giá cao Tôi rất hài lòng Bình thường Không có gì nổi bật Đánh giá Xem kết quả Kết quả Đánh giá của đọc giả về thông tin chúng tôi cung cấp Tổng cộng:
phiếu TẠP CHÍ CON SỐ & SỰ KIỆN
Đơn vị chủ quản: Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Giấy phép xuất bản số: 340/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 09 tháng 6 năm 2021 Phó Tổng biên tập phụ trách: Bùi Bích Thủy Trụ sở chính: 54 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: (84-24) 3734.4920 - 3734.4970 - 3734.4971 | Fax: 84-24-3734.4969 Email: [email protected] Website: consosukien.vn
© 2018 Thuộc về Tổng cục thống kê. All rights reserved.
Đang online: 146 Tổng truy cập: 56.374.610 Top