Thai Nhi 34 Tuần – Sự Phát Triển Của Bé, Thay đổi ở Cơ Thể Người Mẹ ...

Hướng dẫn mua hàng Điểm bán hàng [X] Đóng
  • Tin tức
  • Liên hệ
  • Chính sách & Quy định
Logo 0 Đang mang thai Đang mang thai Con đã lớn chừng nào? Mẹ cần bổ sung bao nhiêu loại vitamin tổng hợp: acid folic, DHA cho bà bầu, sắt cho bà bầu... Các kiến thức về sức khỏe sinh sản lưu ý cho mẹ đảm bảo dinh dưỡng và thể chất để có 1 thai kỳ an toàn. Thai nhi 34 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết

Nếu bạn đang ở giai đoạn thai nhi 34 tuần tuổi, bạn sẽ rất hạnh phúc khi biết rằng bé yêu của bạn sẽ không có vấn đề gì về sức khỏe nếu các bé được sinh ra từ tuần 34 đến tuần 37 của thai kỳ.

Sự phát triển của thai nhi 34 tuần tuổi

Chiều dài cơ thể (từ đầu đến ngón chân cái): khoảng 46 cm. Cân nặng: khoảng 2,28 kg. Thai nhi 34 tuần tuổi trông bụ bẫm hơn nhờ lớp mỡ tích dưới da. Da bé cũng đỡ đỏ hơn, đồng thời ít nhăn và mịn màng hơn bao giờ hết. Thận của bé đã trưởng thành, và tham gia đào thải, gan có thể tham gia chức năng tiêu hóa để sản xuất chất cặn bã. Do đó, ruột của bé đã có thể chứa đầy phân, một số trẻ sẽ thải chất này ngay trong bụng của mẹ - một chất màu đen, dính như nhựa. Điều này làm nước ối chuyển từ trong, không màu sang màu xanh, có nghĩa là cơ thể bé đang có vấn đề. Nếu bạn bị vỡ ối và thấy điều này, hãy báo với bác sỹ để được lời khuyên chính xác nhất. Nơ-ron thần kinh của bé đang rất phát triển, làm các giác quan trở nên hoàn thiện hơn. Đặc biệt, con ngươi đã co giãn được, có nghĩa là nếu được sinh ra bây giờ, bé có thể nhận biết được các hình thù xung quanh. Các phần xương trong cơ thể đang ngày càng cứng cáp. Tuy nhiên, sọ não của thai nhi 34 tuần tuổi chưa có sự gắn kết mà vẫn còn là các mảnh xương rời nhau... để bé có thể “chui” qua cổ tử cung chật hẹp lúc sinh. Khi thai nhi 34 tuần, tử cung ngày càng ít không gian trống cho bé chuyển động, vì thế cử động của bé sẽ chậm hơn, nhưng bù lại sẽ lớn hơn, mạnh hơn vì bé của bạn ngày càng lớn và khỏe mạnh hơn. Tuần này, hầu hết các em bé quay đầu xuống dưới nhưng nếu bạn mang thai lần 2, quá trình này có thể mất nhiều thời gian hơn.. Hệ thống miễn dịch đang phát triển để cung cấp cho bé một số sự bảo vệ chống lại nhiễm trùng khi bé tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Ở giai đoạn này, nhau thai đã hoàn toàn trưởng thành và sẽ bắt đầu già từ bây giờ. Nếu bạn đang lo lắng về chuyện sinh non, bạn sẽ rất hạnh phúc khi biết rằng các bé được sinh ra giữa tuần thứ 34 và 37 sẽ không có vấn đề gì về sức khỏe nào khác so với khi bé ở trong bụng bạn.

Sự thay đổi cơ thể mẹ trong giai đoạn thai nhi 34 tuần

Ngực của bạn vẫn đang phát triển và cảm thấy rằng chúng đã rất lớn rồi, núm vú cũng sẽ lớn tương ứng. Những cơn co thắt giả kéo dài trong khoảng 30 giây rất có thể sẽ xuất hiện vào thời điểm thai nhi 34 tuần tuổi. Bạn sẽ cảm thấy cứng bụng hoặc giống như bụng bị co chặt lại. Nếu những cơn đau diễn ra thường xuyên và trở nên mạnh mẽ hơn, bạn nên kiểm tra và xin ý kiến của bác sĩ. Hãy thử tưởng tượng nhé, bình thường tử cung của bạn sẽ bị khuất hẳn trong khung xương chậu, vậy mà đến thời điểm mang thai tuần 34, tử cung đã được đẩy lên chạm tới khung xương sườn. Vì thế, tử cung sẽ chèn ép các cơ quan nội tạng của bạn. Điều này làm cho tần suất đi tiểu của bạn nhiều hơn, bạn có thể sẽ gặp phải chứng ợ nóng và một số vấn đề tiêu hóa khác thường xuyên hơn. Mỗi đêm bạn sẽ phải đi vệ sinh đến vài lần, hãy mở đèn ngủ và đèn nhà vệ sinh để bạn có thể dễ dàng đi lại một cách cẩn thận và an toàn. Nhất là khi bụng bạn ngày càng to, việc đi lại bình thường vốn cũng đã mệt mỏi và khó khăn rồi. Mang thai tuần 34, tần suất đi tiểu của mẹ bầu sẽ tăng lên Vào thời điểm thai nhi 34 tuần tuổi, nếu tình trạng giữ nước làm chân, tay, mặt và mắt cá chân của bạn hơi phù nề, đặc biệt khi thời tiết ấm và vào cuối ngày, hãy... uống nước thường xuyên và đều đặn. Bạn có thể sẽ cảm thấy thật kì lạ khi uống nhiều nước lại giúp giảm phù nề, đây hoàn toàn là sự thật. Nhất là khi thai nhi và cơ thể bạn, đặc biệt là thận cần rất nhiều nước. Tuy nhiên, nếu thấy tay hay mặt sưng húp một cách nhanh chóng, có thể đó là dấu hiệu của tiền sản giật. Hãy gặp bác sỹ để xin ý kiến tư vấn tốt nhất. Thai nhi 34 tuần tuổi đang trong giai đoạn phát triển quan trọng, bạn nên thực hiện chế độ khám thai hàng tuần để kiểm tra cân nặng, kích thước tử cung, cũng như nước tiểu và huyết áp, đặc biệt là kiểm tra Liên cầu khuẩn nhóm B trong âm đạo và ruột thẳng của mẹ. Đây là một loại vi khuẩn có thể vô hại với cơ thể mẹ nhưng nếu lây sang thai nhi thì sẽ gây những biến chứng nghiêm trọng. Ví dụ như viêm phổi, viêm màng não hay nhiễm trùng máu. Nếu phát hiện có xuất hiện Liên cầu nhóm B này, bạn cũng đừng quá lo lắng, bạn sẽ được uống kháng sinh, điều này sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng cho bé. Khi bạn mang thai 34 tuần, một số các triệu chứng khác vẫn tiếp tục từ các tuần trước như việc ngứa râm ran, mệt mỏi, mất ngủ, đau lưng, chuột rút, rạn da… Nếu không có dấu hiệu gì bất thường về mức độ hay tần suất, mẹ bầu không cần lo lắng quá về chúng. Đó là những triệu chứng bình thường mà bà mẹ nào cũng gặp phải thôi.

Lời khuyên cho mẹ mang thai 34 tuần

  • Đánh răng đầy đủ: Viêm lợi có thể là nguyên nhân gây ra sinh non. Đánh răng ít nhất hai lần một ngày, dùng chỉ nha khoa, và khám răng thường xuyên là rất quan trọng. Vi khuẩn gây sâu răng sẽ phát triển rất nhanh, nếu không cẩn thận bạn còn có thể khiến chúng lây nhiễm sang trẻ!
  • Nghỉ trưa không quá 1 giờ: Ngủ trưa rất quan trọng, nó giúp bạn giảm mệt mỏi và buồn ngủ, tuy nhiên ngủ quá nhiều có thể làm bạn mất ngủ về đêm, vì vậy không nên nghỉ trưa quá 1h.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Vào thời điểm thai nhi 34 tuần tuổi, mẹ bầu vẫn nên duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh trước đó. Nếu thèm ăn vặt, hãy chọn những món giàu chất xơ, canxi, sắt, đạm, vitamin B, C. Bạn cũng có thể dự trù những món này trong tủ lạnh để sẵn sàng hâm nóng khi muốn ăn.
  • Tập… cho con bú: Nếu bạn mang thai lần đầu, bạn có thể thấy việc cho con bú không hề đơn giản như mình vẫn nghĩ. Đặc biệt khi bạn phải cho con bú nơi công cộng. Hãy tập làm điều này trước gương, chọn cho mình tư thế thích hợp và thoải mái. Có thể dùng tấm vải hay màng chắn nếu bạn phải cho con bú nơi đông người.
  • Bạn cũng có thể phải lên kế hoạch đến bệnh viện trong trường hợp khẩn cấp. Ghi lại tên người liên lạc trong trường hợp khẩn cấp và đảm bảo rằng bạn có số điện thoại của họ. Làm thế nào để bạn có thể lên kế hoạch đến bệnh viện? Nếu bạn có một chiếc xe hơi, ai sẽ lái nó và bạn có số liên lạc của người đó chứ? Bạn có sắp xếp sẵn 1 người thay thế nếu người đó không thể có mặt? Có thể dễ dàng gọi một chiếc taxi từ chỗ của bạn hay không?
  • Hiểu về Chuyển dạ sớm: Nếu cơn chuyển dạ bắt đầu trước tuần thứ 37, đây thường sẽ là chuyển dạ sớm. Tỷ lệ sinh non của phụ nữ trên 35 tuổi khá là cao. Nếu bạn bị co thắt, hãy thử thay đổi tư thế hoặc đi bộ một chút. Nếu đó là một cơn chuyển dạ giả, cơn đau sẽ giảm trong một vài phút. Nhưng nếu cơn đau tiếp tục, đã đến lúc gọi bác sĩ.
► Xem tiếp: ​Thai nhi 35 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết

ĐẶT MUA ONLINE

Avisure Mama có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

Bài viết liên quan

  • Que thử thai là gì? Sử dụng và đọc kết quả như thế nào? Que thử thai là gì? Sử dụng và đọc kết quả như thế nào?
  • Chuyển dạ nhưng không đau bụng mẹ bầu nên làm gì? Chuyển dạ nhưng không đau bụng mẹ bầu nên làm gì?
  • Chuyển dạ và các vấn đề chuyển dạ trong thai kỳ mẹ bầu nên biết Chuyển dạ và các vấn đề chuyển dạ trong thai kỳ mẹ bầu nên biết
  • Bầu mấy tháng thì uống sắt canxi là tốt nhất? Bầu mấy tháng thì uống sắt canxi là tốt nhất?
  • 11 dấu hiệu mang thai đôi sớm nhất, chính xác nhất cho mẹ 11 dấu hiệu mang thai đôi sớm nhất, chính xác nhất cho mẹ
  • Mách mẹ mẹo chuyển dạ nhanh và ít đau được nhiều người áp dụng nhất Mách mẹ mẹo chuyển dạ nhanh và ít đau được nhiều người áp dụng nhất
  • Bất ngờ với 11 dấu hiệu mang thai con gái Bất ngờ với 11 dấu hiệu mang thai con gái
  • Thai nhi 35 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết Thai nhi 35 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết
  • Thai nhi 36 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết Thai nhi 36 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết
  • Thai nhi 37 tuần, sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể mẹ và những lời khuyên cần thiết Thai nhi 37 tuần, sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể mẹ và những lời khuyên cần thiết
  • Thai nhi 38 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết Thai nhi 38 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết
  • Thai nhi 39 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết Thai nhi 39 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết
  • Thai nhi 40 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết Thai nhi 40 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết
  • Giải đáp thắc mắc bà bầu có nên uống nước đá không Giải đáp thắc mắc bà bầu có nên uống nước đá không
Tin đọc nhiều nhất
  • Top 6 viên uống DHA cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay Top 6 viên uống DHA cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
  • Bổ sung Omega 3 cho bà bầu thế nào? | Avisure Mama Bổ sung Omega 3 cho bà bầu thế nào? | Avisure Mama
  • Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu? Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu?
  • Hướng dẫn mẹ cách ăn dặm cho bé Hướng dẫn mẹ cách ăn dặm cho bé
Tin nổi bật
  • Bổ sung Sắt Canxi DHA thế nào để hấp thu tốt? Bổ sung Sắt Canxi DHA thế nào để hấp thu tốt?
  • So sánh thuốc canxi dạng viên và canxi dạng nước So sánh thuốc canxi dạng viên và canxi dạng nước
  • BẬT MÍ CÁCH GIẢM NGHÉN 3 THÁNG ĐẦU CHO MẸ BẦU BẬT MÍ CÁCH GIẢM NGHÉN 3 THÁNG ĐẦU CHO MẸ BẦU
  • 15 thực phẩm giàu axit folic cho bà bầu cần có trong bữa ăn hàng ngày  | Avisure Mama 15 thực phẩm giàu axit folic cho bà bầu cần có trong bữa ăn hàng ngày | Avisure Mama
2 3

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA

Được phân phối bởi:

CÔNG TY CỒ PHẦN DƯỢC PHẨM BẢO MINH

Địa chỉ: 27A1- KĐT Đại Kim - Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

Email: cskh@duocbaominh.vn

Hotline: 1800.0016 Email: khuathoa@avisure.vn
Avisure mama - Vitamin tổng hợp tối ưu nhất cho bà bầu
Copyright 2017 © 1800.0016 Chat với dược sĩ Nhắn tin Zalo
  • Avisure mama
  • Sản phẩm
  • -- Sản phẩm cho mẹ
  • -- Sản phẩm cho bé
  • Trước mang thai
  • -- Làm thế nào để có thai
  • -- Hiếm muộn
  • -- Dấu hiệu thụ thai
  • -- Chăm sóc cơ thể
  • Đang mang thai
  • -- 40 tuần thai
  • -- Sinh nở
  • -- Sức khỏe
  • -- Mang thai lần thứ 2
  • -- Mang thai an toàn
  • -- Hoạt động thể chất
  • -- Dinh dưỡng
  • Sau khi sinh
  • -- Sự phát triển của trẻ sơ sinh
  • -- Hoạt động của mẹ và bé
  • -- Dinh dưỡng
  • -- Cho con bú
  • -- Bệnh thường gặp ở trẻ
  • -- Đặt tên con
  • Báo chí nói về Avisure
  • Đại lý
  • Tin tức
  • Liên hệ
  • Chính sách & Quy định
WebFontConfig = { google: { families: [ 'Open+Sans:400,700&subset=vietnamese' ] } }; (function() { var wf = document.createElement('script'); wf.src = ('https:' == document.location.protocol ? 'https' : 'http') + '://ajax.googleapis.com/ajax/libs/webfont/1.5.18/webfont.js'; wf.type = 'text/javascript'; wf.async = 'true'; var s = document.getElementsByTagName('script')[0]; s.parentNode.insertBefore(wf, s); })();

Từ khóa » Sinh Con Lúc 34 Tuần