Tham Khảo: Đề Khảo Sát Chất Lượng Môn Văn Lớp 12 Trường Vĩnh Yên
Có thể bạn quan tâm
TRƯỜNG PTTH VĨNH YÊN (Đề thi gồm có 01 trang) | ĐỀ KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 LẦN 1NĂM HỌC 2018-2019 Môn: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề |
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
Chúng tôi là những người đàn bà bình thường trên Trái Đất. Quen với việc nhỏ nhoi bếp núc hàng ngày Chúng tôi chẳng có tàu ngầm, tên lửa, máy bay Càng không có hạt nhân nguyên tử Chúng tôi chỉ có chậu có nồi có lửa Có tình yêu và có lời ru Những con cò con vạc từ xưa Vẫn lặn lội bờ sông bắt tép Cuộc sống vẫn ngàn đời nối tiếp Như trăng lên, như hoa nở mỗi ngày...
1986
(Trích Thơ vui về phái yếu, Xuân Quỳnh, NXB Đồng Nai, 1997
- Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)
- Em hiểu ý thơ “những người đàn bà bình thường” như thế nào. (0,5 điểm)
- Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu cuối của đoạn thơ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó. (1,0 điểm)
- Những con cò con vạc từ xưa Vẫn lặn lội bờ sông bắt tép Lời thơ gợi đến vẻ đẹp nào của người phụ nữ Việt Nam? (1,0 điểm)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm )
Từ nội dung đoạn thơ trong phần Đọc hiểu, anh chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ước mơ hạnh phúc của người phụ nữ Việt Nam.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh, chị về đoạn thơ:
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
(Trích Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD 2017)
- HẾT-
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:……….……….….…............; Số báo danh:……………
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ LẦN 1 LỚP 12
NĂM HỌC 2018-2019
(Hướng dẫn chấm có 04 trang)
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Câu 1. Bài thơ viết theo thể tự do
-Điểm 0,5: Trả lời đúng.
-Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 2. “người đàn bà bình thường”: người đàn bà không có gì đặc biệt, giản dị, mộc mạc, chân quê; người đẹp không son phấn, không chỉnh sửa; người của đời thường, bình dị, đáng yêu; người phụ nữ gần gũi và thân thương...
-Điểm 0,5: Trả lời đúng một trong những ý trên hoặc toát lên vẻ mộc mạc, chân thật.
-Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 3. Biện pháp tu từ so sánh/so sánh. HS không nêu dẫn chứng (Như trăng lên, như hoa nở)cho 0,25 đ).
Ý nghĩa: người phụ nữ vẫn tự nhiên, hồn nhiên và đẹp giản dị như chính cuộc sống đang tồn tại và phát triển tất yếu (trăng cứ lên và hoa cứ nở nối tiếp nhau ngàn đời không thay đổi).
-Điểm 1,0: Trả lời đúng và khá đủ ý thơ; diễn đạt hợp lý.
- Điểm 0,5: Nêu được ý hiểu và biện pháp tu từ.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 4.
Hai câu thơ gợi đến vẻ đẹp tần tảo, chịu khó, vượt khó khăn, gian khổ, lam lũ của người phụ nữ.
-Điểm 1,0: Trả lời đúng và khá đủ; diễn đạt hợp lý.
- Điểm 0,5: Nêu được một vẻ đẹp.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về đoạn văn nghị luận xã hội để viết đoạn khoảng 200 chữ, tương đương ½ trang giấy thi. Đoạn văn viết có cảm xúc; diễn đạt dễ hiểu, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Đoạn văn đầy đủ phần Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn. Câu Mở đoạn nêu được đúng chủ đề; phần Thân đoạn, các câu văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; câu Kết đoạn nêu được ý khái quát về vấn đề.
- Điểm 0,25: Viết được đoạn văn nhưng chưa đảm bảo mạch lạc, chính xác về bố cục ba phần.
- Điểm 0: Không biết viết đoạn văn hoặc quá ngắn, sơ sài vài câu.
b) Nêu đúng vấn đề: (1,25 điểm)
Suy nghĩ về ước mơ hạnh phúc của người phụ nữ, yêu cầu thí sinh diễn đạt cụ thể nội dung trả lời của câu hỏi 3, phần đọc hiểu. Thí sinh có thể viết theo cách trình bày đoạn văn khác nhau nhưng cần làm rõ các gợi ý sau: được sống trong tình yêu, hạnh phúc trọn vẹn, được bình đẳng, được yêu thương, được trân trọng và bảo vệ...
- Điểm 1,25: Cơ bản đáp ứng được các nội dung; diễn đạt rõ ràng; liên kết câu chặt chẽ.
- Điểm 0,75: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các nội dung; diễn đạt, liên kết câu còn lúng túng.
- Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các nội dung trên; có thể còn lỗi câu và dùng từ, chính tả.
- Điểm 0: hiểu sai lạc nội dung hoặc không viết được đoạn văn.
c) Sáng tạo (0,25 điểm)
- Điểm 0,25: cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…); thể hiện được cảm xúc chân thành và sâu sắc về nội dung.
- Điểm 0: cách diễn đạt lan man; mắc nhiều lỗi dùng từ, dựng câu; chữ viết cẩu thả hoặc sai chính tả nhiều.
Câu 2 (5,0 điểm)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.
b) Về kĩ năng:
Có kĩ năng phân tích thơ. Từ đó biết cách viết một bài nghị luận văn học có kết cấu đầy đủ, rõ ràng, mạch lạc. Bài viết cần có những đánh giá, bình luận sắc sảo, diễn đạt biểu cảm.
c) Về kiến thức:
+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:Bài thơ Tây Tiến, đoạn thơ trích và nhà thơ Quang Dũng.
Chủ đề bao trùm: Đoạn thơ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội, hiểm nguy, thơ mộng và trữ tình thể hiện tình yêu thiên nhiên trong nỗi nhớ da diết của tác giả.
1.Phân tích đoạn thơ
-Nêu khái quát hoàn cảnh sáng tác và vị trí đoạn thơ. Chủ đề bao trùm là nỗi nhớ cảnh thiên nhiên và đồng đội Tây Tiến ngày ấy của thi nhân.
-Nỗi nhớ về cuộc hành quân giữa núi rừng miền Tây vừa hùng vĩ, hiểm trở lại vừa thơ mộng trữ tình được cảm nhận bằng cảm hứng lãng mạn và tâm hồn lãng mạn hào hoa:
a. Thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội, hiểm nguy:
- Thiên nhiên khắc nghiệt: “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi”. Trên đỉnh Sài Khao, sương dày đến độ “lấp” cả đoàn quân. Đoàn binh hành quân trong sương lạnh giữa núi rừng trùng điệp. Chữ “mỏi” làm hiện lên trước mắt ta hình ảnh của một đoàn quân mệt mỏi, rã rời hành quân.
- Con đường hành quân với cảnh vượt dốc, đường đi nguy hiểm với dốc cao, vực thẳm: con đường hành quân biết bao nhiêu khó khăn, gian khổ, dốc cao, vực thẳm. Nhiều từ láy tạo hình: “khúc khuỷu” (quanh co khó đi), “thăm thẳm” (diễn tả độ cao, độ sâu), “heo hút” (xa cách cuộc sống con người); nhiều thanh trắc đi liền nhau “dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm”; cảm giác trúc trắc, mệt mỏi.
- “Heo hút cồn mây súng ngửi trời” (nhân hóa “súng ngửi trời”): núi cao heo hút, mây nổi thành cồn trên đỉnh núi, người lính như đi trên mây. Mũi súng dài như vươn chạm đến trời xanh “ngửi trời”. Hình ảnh ngạo nghễ, tinh nghịch, hóm hỉnh đùa vui.
- Thiên nhiên hiểm trở và thách thức đoàn binh Tây Tiến: “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”. Con đường đèo dốc lần đầu nhìn thấy hiểm trở lên xuống, xuống thấp lên cao, tiếp nối uốn lượn, ẩn hiện trong màu xanh của thiên nhiên hoang vu. Phép đối “lên-xuống, cao-thấp”và số đo “ngàn thước” tạo hình chân thực con đường đèo dốc rợn ngợp, cao chót vót, sâu thăm thẳm của núi rừng dãy núi Tây Bắc cao nhất nước ta.
b. Thiên nhiên Tây Bắc thơ mộng, trữ tình
- Bản Mường Lát ban đêm đẹp bí hiểm “hoa về trong đêm hơi”. “Hoa về” nghĩa là hoa nở. “Đêm hơi” là đêm sương (Hoa rừng có nhiều loại nở về đêm, mùi thơm giúp người nhận ra). Người lính hành quân trong gian khổ, đói và mệt mỏi luôn lạc quan, yêu đời; giao hòa với cảnh vật, với hoa rừng, sương núi.
- Đoàn quân đi trong mưa rừng được tả thực, hồn nhiên: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Nhiều thanh bằng trong câu thơ này gợi tả sự êm dịu, yên tĩnh ban ngày của thiên nhiên và cả tâm hồn người lính trẻ, gian khổ vẫn lạc quan, yêu đời. Ước muốn giờ phút nghỉ chân của người lính. Trong màn mưa rừng tầm tã, mịt mù như biển khơi; từ trên vị trí cao đỉnh núi không bị che khuất, chiến binh Tây Tiến hướng về bản mường: một mái nhà dân thấp thoáng, quá nhỏ bé và heo hút giữa mênh mông mù mịt mưa. Tất cả nhạt nhòa theo liên tưởng lãng mạn của lính trẻ. Núi rừng , bản làng, con người Tây Bắc dữ dội, bí hiểm và hoang sơ cuốn hút.
3.Đánh giá:
Đoạn thơ khẳng định vẻ đẹp phong cách thơ tài hoa, lãng mạn, giàu chất hội họa của nhà thơ Quang Dũng. Đó là một hồn thơ, một người lính Tây Tiến thanh lịch, trẻ trung, hào hoa và lãng mạn.
Đoạn thơ đặc sắc về nghệ thuật tả cảnh, tả tình và giàu hình ảnh. Thiên nhiên Tây Bắc đẹp thơ mộng và dữ dội mãi được khắc in sâu trong tâm trí người Tây Tiến và người đọc.
Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.
- Điểm 3,5: Đáp ứng được các yêu cầu, có thể còn một vài lỗi nhỏ.
- Điểm 3,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu, có thể còn một vài lỗi diễn đạt, dùng từ.
- Điểm 2,0: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu, hiểu đoạn thơ nhưng còn hạn chế về kỹ năng.
- Điểm 1,0: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu, chưa hiểu hoặc diễn đạt lan man ý thơ.
- Điểm 0,25: Bài hiểu sai hoặc suy diễn tùy ý hoặc chỉ viết một đoạn văn.
- Điểm 0: Không làm hoặc làm sai lạc đề bài.
d) Sáng tạo (0,5 điểm)
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc cảm thụ thơ hiện đại.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Lưu ý:
- Giám khảo cân nhắc cho điểm phù hợp để nắm chất lượng học sinh thực tế.
- Những bài viết (câu nghị luận văn học) dựa theo văn mẫu, phân tích cả hai câu đầu; hoặc chép tài liệu, không cho quá 2,5 điểm.
Hết.
Tác giả: Nguyễn Văn Lự/THPT Vĩnh Yên × Tin bài liên quan Tham khảo đề khảo sát chất lượng ôn thi tốt nghiệp THPT theo định hướng của Bộ năm 2025 9/12/2024 Đề thi tham khảo kỳ thi Học sinh giỏi môn Ngữ văn cấp trường THPT theo cấu trúc mới 17/11/2024 Thi tốt nghiệp THPT 2024: Đáp án, thang điểm bài thi Ngữ văn và đáp án các môn thi trắc nghiệm 2/7/2024 Đáp án tham khảo các môn trắc nghiệm Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 11 17/4/2024 Đề khảo sát môn Ngữ văn lớp 11 theo định dạng mới của Bộ GD&ĐT 1/4/2024 Đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 22/3/2024 Đề khảo sát môn Ngữ văn lớp 10 theo định dạng mới của Bộ GD&ĐT 17/2/2024 Đề thi minh hoạ môn Tin học vào lớp 10 trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc năm 2024 7/2/2024 Đề thi minh hoạ môn Tiếng Anh tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2024 7/2/2024 Cấu trúc định dạng đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 29/12/2023 Đề kiểm tra Ngữ văn cuối học kì 1 lớp 11 năm học 2023-2024 26/12/2023 Hệ thống nghiệp vụ Lịch công tác - Mời họpCác dịch vụ côngBộ thủ tục hành chínhQuản lý văn bản và điều hànhHệ thống quản lý giáo dụcHệ thống quản trị nhà trường SMASPhổ cập giáo dục - xóa mù chữTập huấn trực tuyếnHệ thống học liệu số, ElearingThư viện điện tửThông tin dự án đầu tưHệ thống đánh giá chuẩn nghề nghiệp GDPT Tiêu điểm Ban hành Thông tư mới quy định về dạy thêm, học thêmThủ tướng phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045Ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổiVĩnh Phúc: Phạm vi kiến thức, đề thi tham khảo các môn trong bài thi Tổ hợp tuyển sinh vào lớp 10 Chia sẻ kinh nghiệm của nữ sinh trường huyện đạt 1540/1600 thi SAT Các phòng ban sở Văn phòng sở Thanh tra sở Phòng Tổ Chức Cán Bộ - Chính trị tư tưởng Phòng Kế hoạch Tài chính phòng Giáo dục Mầm non phòng Giáo dục Tiểu học Phòng Giáo dục Phổ thông phòng GDTX,CN - GDMN Phòng KT & QLCLGD Đọc nhiều nhấtĐề xuất thành lập trường THCS và THPT Sư phạm trực thuộc Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tại Phúc Yên1Đề thi tham khảo kỳ thi Học sinh giỏi môn Ngữ văn cấp trường THPT theo cấu trúc mới 2Vĩnh Phúc: Phạm vi kiến thức, đề thi tham khảo các môn trong bài thi Tổ hợp tuyển sinh vào lớp 10 3Viết đoạn văn nghị luận văn học thế nào?4Cô giáo tài năng truyền cảm hứng học tập cho học trò qua mỗi trang văn5 Khối đơn vị giáo dục Phòng giáo dục và đào tạo Khối mầm non Khối tiểu học Khối THCS Khối THPT & dân tộc nội trú Trung tâm GDNN-GDTX Liên kết websiteLựa chọn website...- Chính Phủ
- Thủ tục hành chính trong giáo dục
- Báo GD & thời đại
- Tài nguyên giáo dục và học liệu
- Bộ GD & ĐT
- Sở Ngoại Vụ Vĩnh Phúc
- Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh Phúc
- Văn bản quy phạm pháp luật
- UBND tỉnh Vĩnh Phúc
- Giáo trình điện tử
- Giới thiệu
- Tin tức
- Văn bản
- Tài nguyên
- Bản tin GDVP
- Chuyển đổi số
- Tra cứu
- Hỏi đáp
- Trao đổi
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
Giấy phép số: 133/GP-TTĐT ngày 01/8/2023 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh Phúc.
Cơ quan chủ quản: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
Cơ quan quản lý: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
Chịu trách nhiệm chính:Ông Nguyễn Phú Sơn - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
Địa chỉ: Số 539 đường Mê Linh, Phường Khai Quang, Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Email: sogddt@vinhphuc.gov.vn.
Điện thoại: 0211.3862570 - Fax: 0211.3862581.
Bản quyền thuộc Cổng thông tin điện tử Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc.
Ghi rõ nguồn: 'Cổng TTĐT Sở GDĐT Vĩnh Phúc' hoặc “Vinhphuc.edu.vn” khi phát hành lại thông tin từ Cổng TTĐT Sở GDĐT Vĩnh Phúc.
Từ khóa » Thứ Lỗi Cho Ba Khi Bài Thơ đầu đời Cho Con Không Thể Bình Yên
-
Giúp Mình Với. Mình Cần Gấp Lắm Ahh, Cảm ơn Rất NhiềuI. Đọc Hiểu ...
-
Thù Lỗi Cho Ba Khi Bài Thơ đầu đời Cho Con Không ...
-
Thù Lỗi Cho Ba Khi Bài Thơ đầu đời Cho Con Không Thể Bình ... - HoiCay
-
Đề Chuẩn Cấu Trúc Số 15- Môn: Ngữ Văn (có Lời Giải Chi Tiết)
-
Bộ đề Đọc Hiểu Bình Yên Bên Mẹ Hay Nhất - TopLoigiai
-
Đề Thi Giữa Học Kì 2 Năm 2021 Môn Văn 10 - Đề 2 - Tìm đáp án
-
Đề Thi Thử Tốt Nghiệp Thpt 2021 Môn Văn Tỉnh Ninh Bình Lần 1
-
Đề Số 25 - Đề Thi Thử THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn
-
Đề Thi Thử Tốt Nghiệp THPT Quốc Gia Môn Văn Năm 2021 Có đáp án
-
Bài Thơ: Những Huyết Cầu Tổ Quốc (Đinh Vũ Hoàng Nguyên) - Thi Viện
-
Nhã Nam - Những Huyết Cầu Tổ Quốc Xin Lỗi Con! Khi Hôm Qua ôm ...
-
Tài Sản Quý Nhất Của Cha Mẹ Chính Là Chúng Ta - Prudential
-
Gợi ý đáp án Bài Thi Ngữ Văn Tốt Nghiệp THPT - Tuyển Sinh 2022 - Zing
-
Đề đọc Hiểu Có đáp án- Cô Thu Trang