Tham Khảo Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Bồ Công Anh
Có thể bạn quan tâm
Bồ công anh có lẽ là loài phân bố rộng, ở hầu hết các tỉnh từ miền núi đến đồng bằng. Dược liệu này được biết đến với nhiều công dụng tốt như thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm… đặc biệt dùng ngoài trị mụn nhọt, tắc tia sữa.
Mục lục
- Đặc điểm chung
- Đặc điểm thực vật
- Giá trị làm thuốc
- Công dụng
- Kỹ thuật trồng trọt
- Chọn vùng trồng
- Giống và kỹ thuật làm giống
- Thời vụ trồng
- Kỹ thuật làm đất
- Mật độ, khoảng cách trồng
- Phân bón và kỹ thuật bón phân
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc
- Phòng trừ sâu bệnh
- Thu hoạch, sơ chế và bảo quản
Đặc điểm chung
Đặc điểm thực vật
- Bồ công anh là cây thân thảo, thân nhẵn, thẳng, chiều cao cây từ 0,6 – 1,0 m có khi đến 2,0 m và ít phân cành.
- Lá mọc so le, lá ở dưới thuôn dài, xẻ thuỳ không đều, hẹp và sâu, thùy nhỏ và thùy lớn xen kẽ nhau, mép có răng cưa, gốc tù, đầu nhọn, các lá ở giữa và ở trên ngắn và hẹp hơn, có ít răng hoặc hoàn toàn nguyên. Gần như không có cuống lá.
- Cụm hoa đầu hợp thành chùy dài 20 – 40 cm, mọc ở thân và kẽ lá, phân nhánh nhiều, tổng bao hình trụ, mỗi đầu có 8 – 10 hoa màu vàng hoặc màu vàng nhạt, tràng hoa có lưỡi dài, ống mảnh, nhị 5, bao phấn có đỉnh rất tròn, vòi nhụy có gai. Mùa hoa tháng 6 – 7.
- Quả bế, mùa quả tháng 8 – 9. Hạt màu đen, có mào lông trắng nhạt, 2 cạnh có cánh, 2 cạnh khác giảm thành một đường lồi.
Giá trị làm thuốc
Bộ phận sử dụng: Phần thân, lá bồ công anh được phơi khô.
Công dụng
- Thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm. Bồ công anh thường được dùng điều trị tỳ vị có hỏa uất, sưng vú, áp xe, tràng nhạc, mụn nhọt, tắc tia sữa, viêm tuyến vú, nhiễm trùng đường tiết niệu, đau dạ dày. Ngày dùng từ 8 – 30g dược liệu khô, dạng thuốc sắc.
- Đắp ngoài trị mụn nhọt, sưng vú, tắc tia sữa.
Xem thêm: Bà mẹ bỉm sửa rỉ tai về loài thảo dược kì diệu – Bồ công anh
Kỹ thuật trồng trọt
Chọn vùng trồng
Đất thịt, đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất phù sa, đất ven sông, đất nương rẫy đều có thể trồng được bồ công anh. Chọn đất có độ pH 6,6 – 7,5, độ cao không quá 1.500m so với mực nước biển.
Giống và kỹ thuật làm giống
Bồ công anh thường nhân giống bằng hạt. Phương pháp nhân giống này cho hệ số nhân giống cao do đó trong thực tế người dân thường sử dụng phương pháp này.
Kỹ thuật làm giống:
Thu hoạch hạt vào tháng 8 – 9, thu lấy quả chín đem về phơi khô, sàng sẩy làm sạch hạt giống, loại bỏ tạp chất.
- Độ ẩm không quá 7% cho vào bảo quản túi nilon đến vụ xuân mang ra gieo.
- Tỷ lệ mọc mầm khá cao đạt 80 – 90 % nếu bảo quản tốt.
Bồ công anh nảy mầm khá nhanh nên thường gieo trực tiếp trên ruộng không qua vườn ươm nhưng khi có ít giống nên gieo qua vườn ươm để tiết kiệm giống, thời gian vườn ươm từ lúc hạt nảy mầm đến khi đưa ra trồng khoảng 20 – 25 ngày.
Tiêu chuẩn cây giống bồ công anh: Cây giống khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh. Chiều cao cây 10 – 15 cm. Trồng cây khi cây con có từ 4 – 6 lá thật.
Thời vụ trồng
Thời vụ gieo trồng ở miền Bắc Việt Nam vào mùa xuân, từ tháng 3 – 4. Ở miền Nam vào mùa mưa từ tháng 4 – 5.
Kỹ thuật làm đất
- Đất được cày sâu 20 – 25 cm, để ải, bừa kỹ, làm nhỏ đất, nhặt sạch cỏ dại, chia luống rộng 1,0 – 1,2 m.
- Bón toàn bộ phân lót, lên luống cao 15 – 20 cm, rộng 70 – 80 cm, rãnh rộng 30 – 40 cm, độ dài tuỳ thuộc địa hình của ruộng trồng.
- Có thể rạch thành hàng để gieo hoặc gieo vãi trên mặt luống sau đó tỉa định cây.
Mật độ, khoảng cách trồng
- Mật độ trồng 250.000 cây/ha
- Khoảng cách trồng: 20 x 20 cm
Phân bón và kỹ thuật bón phân
Thời kỳ bón:
Bón lót: 100% phân chuồng hoai mục và 25% NPK tổng hợp.
Bón thúc: Lượng phân còn lại được chia làm 3 lần bón:
- Lần 1: Bón khi cây bén rễ hồi xanh, sau trồng 15 – 20 ngày.
- Lần 2: Sau khi trồng 1 – 1,5 tháng .
- Lần 3: Sau trồng 2 – 2,5 tháng.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc
Kỹ thuật trồng:
Bồ công anh có thể trồng bằng cây con hoặc gieo trực tiếp. Rạch thành hàng để gieo hoặc gieo vãi trên mặt luống sau đó tỉa cây theo mật độ đã định.
Chăm sóc: Thường xuyên làm sạch cỏ dại, giữ ẩm và thoát nước kịp thời.
Phòng trừ sâu bệnh
Cây bồ công anh ít bị bệnh và sâu hại. Đôi khi có thể xuất hiện sâu cuốn lá và sâu ăn lá. Nếu mật độ sâu ít, có thể bắt sâu bằng tay. Mật độ sâu cao có thể sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Abamectin (ví dụ Catex 1.8EC, 3.6EC; Shepatin 50EC); chế phẩm Bt (là sản phẩm sinh học từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis) (ví dụ V-BT 16000WP, Vbtusa (16000IU/mg) WP; Biocin 16WP; Comazol (16000 IU/mg)WP).
Thu hoạch, sơ chế và bảo quản
Thu hoạch: Thời điểm thu hoạch là trước khi cây nở hoa. Sau khi trồng được hơn 2 tháng tuổi, có thể thu hoạch đợt 1 bằng cách cắt tỉa các lá ở dưới và để lại 3 – 4 lá ngọn ở phần trên. Tiếp tục làm cỏ chăm sóc và bón phân để cây sinh trưởng và phát triển thu hoạch đợt. Thu hái vào khoảng tháng 5 – 7, lúc cây chưa ra hoa hoặc bắt đầu ra hoa.
Sơ chế: Loại bỏ tạp chất và lá già, cát nhỏ rồi phơi hoặc sấy ở nhiệt độ 50oC cho đến khô. Dược liệu có màu xanh, lá và cuộng thấy giòn là được.
Bảo quản: Dược liệu bồ công anh sau khi sơ chế đạt tiêu chuẩn được cho vào túi polyetylen, ngoài có bao tải, bảo quản trong kho thoáng mát, tránh ánh sáng, đặt trên giá kê cao cách mặt đất 0,5 m.
Từ khóa » độ Ph Của Bồ Công Anh
-
Lan Tỏa Yêu Thương - Trà Bồ Công Anh! Có Thể Ngăn Ngừa Covid
-
8,7pH * Quýt - 8,5pH * Dứa - 12,7 PH * Bồ Công Anh - 22 ... - Facebook
-
Cây Bồ Công Anh Có Tác Dụng Gì? Tác Dụng Và Cách Nấu Nước
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Bồ Công Anh - Mạng Dược Liệu
-
Kiềm Hóa độ PH Cơ Thể để Phòng Bệnh? - Khoa Học Phổ Thông
-
độ Ph Của Nước Uống Là Bao Nhiêu - Đông Y
-
Bồ Công Anh Và Câu Chuyện Về Sự Biết ơn
-
Bồ Công Anh – Wikipedia Tiếng Việt
-
KHẢO SÁT THÀNH PHẦN DƯỠNG CHẤT ... - YUMPU Publishing
-
Hoa Bồ Công Anh (cách Trồng, Chăm Sóc, ý Nghĩa Và Công Dụng)
-
KHẢO SÁT THÀNH PHẦN DƯỠNG CHẤT, HOẠT TÍNH SINH HỌC ...
-
Hạt Giống Cây Hoa Bồ Công Anh
-
Bán Hạt Giống Bồ Công Anh Có Hướng Dẫn Gieo Hạt