Thẩm Quyền Kháng Nghị Giám đốc Thẩm - Hỏi đáp Trực Tuyến
Có thể bạn quan tâm
Theo Điều 331 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định:
"Điều 331. Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ".
Do nội dung câu hỏi của độc giả chưa rõ việc Tòa án nhân dân cấp tỉnh hay Tòa án nhân dân cấp cao đã xét xử phúc thẩm vụ án dân sự nêu trên, nên chúng tôi giả định một số trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Tòa án xét xử phúc thẩm vụ án dân sự nêu trên là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thì thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thuộc Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao. Trong trường hợp này, nếu bạn lựa chọn gửi đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đến Viện kiểm sát thì bạn cần gửi đơn tới Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có thẩm quyền (tại một trong ba khu vực: Hà Nội, Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh). Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi xét thấy cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Trường hợp 2: Tòa án xét xử phúc thẩm vụ án dân sự nêu trên là Tòa án nhân dân cấp cao, thì thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thuộc về Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trong trường hợp này, nếu bạn lựa chọn gửi đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đến Viện kiểm sát thì bạn cần gửi đơn tới Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm dựa trên căn cứ, điều kiện kháng nghị (Điều 326 Bộ luật tố dụng dân sự năm 2015) và các quy định pháp luật khác liên quan, xem xét đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Từ khóa » Giám đốc Thẩm Trong To Tụng Dân Sự 2015
-
Thế Nào Là Giám đốc Thẩm - Luật Phamlaw
-
Phạm Vi Giám đốc Thẩm Vụ án Dân Sự được Quy định Như Thế Nào?
-
Quy định Về Giám đốc Thẩm Trong Tố Tụng Dân Sự
-
Tư Vấn Thủ Tục Giám đốc Thẩm Trong Tố Tụng Dân Sự - Luat Su Bao Ho
-
Thủ Tục Yêu Cầu Kháng Nghị Giám đốc Thẩm Vụ án Dân Sự
-
Kháng Nghị Giám đốc Thẩm Trong Tố Tụng Dân Sự
-
Kháng Nghị Giám đốc Thẩm Trong Vụ án Dân Sự: 03 điểm Cần Biết
-
Đặc điểm Của Giám đốc Thẩm Trong Tố Tụng Dân Sự Hiện Nay
-
Điểm Mới Về Thẩm Quyền Giám đốc Thẩm Trong Bộ Luật Tố Tụng Hình ...
-
Thời Hạn Kháng Cáo Quá Hạn Theo Quy định Của Bộ Luật Tố Tụng Dân ...
-
Giám đốc Thẩm Là Gì? Thủ Tục Giám đốc Thẩm Theo Tố Tụng Dân Sự?
-
Quy định Của Pháp Luật Về Trình Tự Thủ Tục Giám đốc Thẩm đối Với Vụ ...
-
So Sánh Thủ Tục Giám đốc Thẩm Và Thủ Tục Tái Thẩm Trong Tố Tụng ...
-
Phân Biệt Giám đốc Thẩm Và Tái Thẩm Trong Tố Tụng Dân Sự