Thủ Tục Yêu Cầu Kháng Nghị Giám đốc Thẩm Vụ án Dân Sự

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 325 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định, thủ tục giám đốc thẩm là “xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ quy định tại Điều 326 của Bộ luật này”.

Căn cứ Điều 326 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, điều kiện để có thể giám đốc thẩm một vụ án là:

“1. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:

a) Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;

b) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;

c) Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba…”

Theo đó, điều kiện để bản án có thể xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm gồm có:

+ Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;

+ Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng;

+ Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật.

Về vấn đề thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, căn cứ Điều 331 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về người có thẩm quyền kháng nghị, cụ thể:

“1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.”

Trường hợp nếu bạn có các căn cứ theo quy định tại Điều 326 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 bạn có thể làm đơn đề nghị đến những người có thẩm quyền kháng nghị theo quy định tại Điều 331 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và cung cấp các tài liệu kèm theo để những người này có cơ sở kháng nghị bản án theo thủ tục giám đốc thẩm.

Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Từ khóa » Giám đốc Thẩm Trong To Tụng Dân Sự 2015