Thẩm Quyền Và Thủ Tục đăng Ký Khai Tử Cho Người Việt Nam định Cư ...

Thẩm quyền và thủ tục đăng ký khai tử cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài chết tại Việt Nam Ngày đăng 14/06/2020 | 12:41 | Lượt xem: 1826

Anh tôi định cư ở nước ngoài 50 năm nay. Do tuổi cao, sống độc thân nên hơn 02 năm nay, anh tôi đã chuyển về Việt Nam và sinh sống cùng gia đình tôi

TIN LIÊN QUAN

Hiện nay, anh tôi bị bệnh nặng và đang điều trị tại bệnh viện và bác sĩ tiên lượng khó qua khỏi. Đề nghị cho biết nếu anh tôi mất thì gia đình tôi phải đến đâu để đăng ký khai tử và thủ tục gồm những giấy tờ gì?

Trả lời:

Điều 51 Luật Hộ tịch quy định về thẩm quyền đăng ký khai tử như sau:

“1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử cho người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài chết tại Việt Nam.

2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.”

Như vậy, theo quy định này thì ông/bà hoặc người đại diện cho gia đình ông/bà sẽ đến UBND quận, huyện nơi cư trú cuối cùng của người chết để làm thủ tục đăng ký khai tử cho người thân.

Thủ tục đăng ký khai tử được quy định tại Điều 52 Luật Hộ tịch, cụ thể như sau:

“1. Người đi đăng ký khai tử nộp tờ khai theo mẫu quy định và Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay giấy báo tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc khai tử đúng thì công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi khai tử ký vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục hộ tịch cho người đi khai tử.

Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc.

3. Sau khi đăng ký khai tử, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải thông báo bằng văn bản kèm theo trích lục hộ tịch cho Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước mà người chết là công dân.

Trường hợp người chết là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài thì công chức làm công tác hộ tịch khóa thông tin của người chết trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.”

Tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch về xác định nội dung đăng ký khai sinh, khai tử như sau:

“2. Khi đăng ký khai tử theo quy định của Luật Hộ tịch, nội dung khai tử phải bao gồm các thông tin: Họ, chữ đệm, tên, năm sinh của người chết; số định danh cá nhân của người chết, nếu có; nơi chết; nguyên nhân chết; giờ, ngày, tháng, năm chết theo Dương lịch; quốc tịch nếu người chết là người nước ngoài.

Nội dung đăng ký khai tử được xác định theo Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền sau đây cấp:

a) Đối với người chết tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế cấp Giấy báo tử;

b) Đối với người chết do thi hành án tử hình thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp giấy xác nhận việc thi hành án tử hình thay Giấy báo tử;

c) Đối với người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì Bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thay Giấy báo tử;

d) Đối với người chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn, bị giết, chết đột ngột hoặc chết có nghi vấn thì văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y thay Giấy báo tử;

đ) Đối với người chết không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và d của Khoản này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết có trách nhiệm cấp Giấy báo tử.

Mặt khác, tại Điều 2 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định về xuất trình, nộp giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch như sau:

“1. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.

Trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú.

2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh phải nộp bản chính Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch; đăng ký khai tử phải nộp bản chính Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 của Luật Hộ tịch và tại Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này; đăng ký kết hôn phải nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định tại Mục 3 Chương III của Nghị định này.

3. Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài sử dụng để đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật.

4. Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước có chung đường biên giới với Việt Nam (sau đây gọi là nước láng giềng) lập, cấp, xác nhận sử dụng để đăng ký hộ tịch theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 của Luật Hộ tịch được miễn hợp pháp hóa lãnh sự; dịch ra tiếng Việt và có cam kết của người dịch về việc dịch đúng nội dung.

5. Bản sao giấy tờ trong hồ sơ đăng ký hộ tịch là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc chứng thực từ bản chính theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu nộp bản sao không được chứng thực thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.”

Như vậy, căn cứ các quy định trên thì người đi đăng ký khai tử phải nộp các giấy tờ sau:

- Tờ khai theo mẫu quy định;

- Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay Giấy báo tử;

Và xuất trình: Hộ chiếu của người chết, Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu, hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng của người đi đăng ký khai tử.

Nguyễn Tuân

Nguyễn Sỹ Tuấn

Các tin khác
  • Chủ hộ kinh doanh có thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
  • Hồ sơ, thủ tục giải quyết thường trú tại Việt Nam cho người nước ngoài
  • Có thể đổi họ cho con sang họ của cha dượng không ?
  • Thay đổi họ tên sau khi nhận con nuôi
  • Thủ tục đổi họ mẹ sang họ cha
  • Trùng tên, phạm huý có được đổi tên không?
  • Tuyên truyền, phổ biến Tài liệu giới thiệu Luật Thủ đô số 39/2024/QH15
  • Kế hoạch Hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024
  • Phóng sự “Luật Thủ đô năm 2024 - Khơi thông nguồn lực phát triển Thủ đô”
Xem tất cả
  • Cẩn thận với các chiêu trò livestream, xé "túi mù" quay thưởng
  • Các chứng chỉ được miễn thi môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT 2025
  • Giữ gìn sức khỏe mùa lạnh cho người già và trẻ nhỏ
  • Cảnh báo tham gia đầu tư ngoại hối qua 3 sàn lừa đảo “RichSmart, Topmax, GFS”
Xem tất cả

Vềđầu trang // ]]>

Từ khóa » Người Nước Ngoài Chết ở Việt Nam