Thận Trọng Với Xông, Chanh Sả Gừng Và Các Loại Thuốc Tây Mùa ...
Có thể bạn quan tâm
1. Xông hơi:
- Chỉ nên xông mũi họng. Xông trong phòng kín. Mỗi ngày xông 1 lần khoảng 10 phút. Trước khi xông nên uống thật chậm 1 ly nước ấm to, sau khi xông nên lau khô mồ hôi và ở trong phòng kín ít nhất 30 phút cho đến khi khô mồ hôi và nhiệt độ cơ thể bình thường lại. Đang sốt thì không xông.
- Xông toàn thân không có lợi rõ rệt, nếu có xông chỉ nên xông khi có sốt mà không ra được mồ hôi và đau nhức toàn thân, cũng chỉ xông 1 lần trong đợt bệnh, cách làm như xông mũi ngoại trừ trùm kín người. Việc xông quá nhiều dẫn đến cơ thế bị mất tân dịch sẽ khiến cơ thể bị suy nhược nên sau vài ngày xông, khi các triệu chứng khác đã ổn các bạn lại thấy mệt hơn, đuối hơn, cảm giác thiếu năng lượng, điều này rất có hại về lâu dài. Đặc biệt nguy hiểm với người già yếu và trẻ nhỏ.
- Nếu sốt có ra mồ hôi kèm đau nhức toàn thân thì không nên xông mà thay bằng cách sau: bạn lấy khoảng 200g (2 củ gừng trung bình) gừng tươi, đập dập, bỏ lên chảo với ít rượu trắng xào lên cho ráo khô sao cho bóp mạnh miếng gừng vẫn ướt tay. Bỏ gừng đã xào vào khăn chà lên vai lưng, ngày 1 lần trong 2-3 ngày. Cẩn thận bỏng da. Nếu bị dị ứng sau khi chà thì nên ngưng ngay.
2. Uống nước chanh sả gừng
Bạn lấy vài lát chanh nguyên vỏ và 2-3 lát gừng, bỏ vào ly nước sôi một lúc đến khi nguội bớt pha thêm ít mật ong cho vừa miệng. Giữ ấm, uống nhâm nhi dần. Mỗi ngày tối đa 1 ly và ăn luôn mấy lát chanh đó. Nếu bạn đang sốt thì dập thêm 1 khúc sả bỏ vào. Nếu bạn hết sốt thì không dùng sả.
! Việc dùng quá nhiều sả có thể có hại cho đường tiêu hoá và gan.
3. Thuốc tây:
- Kháng sinh chỉ nên uống khi có dấu hiệu nhiễm trùng
- Corticoid (prednisone, methylprednisone, dẽamethasone...) chỉ uống khi có dấu hiệu viêm quá mức.
- Những thuốc này thường chỉ có chỉ định sau ngày thứ 5-6 mà bệnh nhân bị biến chứng nặng lên và nên có chỉ định của bác sỹ. Bạn tự ý uống từ đầu quá nhiều thuốc sẽ làm cơ thể mệt mỏi hơn và dễ bị biến chứng của thuốc.
- Tylenol, efferalgan, hapacol, paracetamol, acetaminophen... là các thuốc giảm sốt, giảm đau. Chỉ dùng khi sốt và đau. Các thuốc này hoàn toàn không trị được Covid như trên mạng nói. Việc uống quá nhiều thuốc này sẽ gây hại cho gan.
Vài điều ghi nhận xin được chia sẻ với các bạn. Mong mọi người bình tĩnh và sử dụng thuốc cho hợp lý. 95% người nhiễm covid ở Việt Nam không cần đến bệnh viện. Hãy là những người bệnh thông thái để vượt qua sợ hãi và bệnh tật một cách an toàn các bạn nhé.
-----
Để giúp Quý khách hàng an tâm chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn giãn cách xã hội vì dịch bệnh COVID-19, CarePlus triển khai Chương trình KHÁM TƯ VẤN TỪ XA CHO NGƯỜI ĐANG CÁCH LÝ và DỊCH VỤ Y TẾ COVID-19 với đội ngũ bác sĩ ở các chuyên khoa (Tim mạch, Nhi khoa, Sản Phụ khoa, Tai Mũi Họng, Da liễu,...). Đăng ký TẠI ĐÂY
Từ khóa » Tác Hại Của Chanh Sả Gừng
-
Uống Nước Sả Gừng Mỗi Ngày Có ảnh Hưởng Sức Khỏe Không?
-
Liệu Chanh, Sả, Gừng... Có Phải Là Thần Dược Trị Virus Corona?
-
Nước Chanh, Sả, Gừng Có Giúp Tăng Sức đề Kháng?
-
"Xui" F0 Cố ăn đồ Bổ, Uống Chanh - Gừng - Sả - Tắc, Bác Sĩ Dinh ...
-
Uống Nước Chanh, Gừng, Sả Như Trên Mạng Có Ngừa được COVID-19?
-
Nước Chanh Gừng Sả Và Những Tác Dụng Nên Biết - Báo Lao động
-
Có Nên Uống Nước Gừng Nấu Với Sả Và Chanh để Thanh Lọc Cơ Thể?
-
Nước Chanh Sả Gừng đem Lại Rất Nhiều Lợi ích Cho Sức Khỏe
-
Khoe Thức Uống Mùa Dịch, "chị Tư" Cẩm Ly Bị Cảnh Báo
-
Bác Sĩ Giải đáp Bà Bầu Uống Nước Chanh Sả Gừng được Không?
-
Có Nên Uống Nước Gừng Sả Hàng Ngày?
-
Củ Sả Có Tác Dụng Thế Nào Trong Phòng COVID-19?
-
Gừng, Chanh, Sả Có Phải 'thần Dược' Trị Covid-19? - VnExpress
-
Tác Dụng Phụ Không Ngờ Của Gừng