Thần Trụ Trời - Vị Thần Khởi Thủy Trong Thần Thoại Việt Nam - Reader
Có thể bạn quan tâm
“Thần Trụ Trời” là một truyện thần thoại thuộc nhóm thần thoại suy nguyên nghĩa là giải thích các hiện tượng tự nhiên. Thần thoại Thần Trụ Trời được nhân dân sáng tạo, lưu truyền trong dân gian Việt Nam từ khá sớm, và lưu truyền từ đời này sang đời khác nhằm cắt nghĩa, giải thích sự hình thành trời đất, biển, hồ, sông, núi,...mà loài người chưa biết.
1. Giới thiệu thần thoại Thần Trụ Trời
Trong hệ thống truyện thần thoại của Việt Nam về sự sáng lập vũ trụ, truyện “Thần Trụ Trời” được coi như truyện mở đầu, tiếp theo đó là các truyện về các thần khác như thần Mưa, thần Biển, thần Gió, thần Mặt Trời, Mặt Trăng và tiếp đến nữa là các truyện về thần sáng tạo ra muôn vật và loài người như Cuộc tu bổ các giống vật, Mười hai bà mụ. Thần ở đây là thần của thần thoại không phải là thần trong thần tích hay thần nghĩa theo mê tính dị đoan, mà là nhân vật chính trong các câu truyện, được nhân dân hình dung như lực lượng có thật, có hình dạng, có sức mạnh phi thường, nhiều phép lạ, làm nên những kỳ tích lớn lao, tác động tới con người.
Thần Trụ Trời - Vị thần khởi thủy trong thần thoại Việt Nam2. Nội dung thần thoại Thần Trụ Trời
Thuở ấy, chưa có sự xuất hiện của loài người và muôn vật. Trời và đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm chưa được phân chia rõ ràng. Bỗng có một vị thần khổng lồ xuất hiện, cao lớn vô cùng, chân dài không sao tả xiết. Mỗi bước đi của thần là băng từ vùng này qua vùng khác, vượt từ núi nọ sang núi kia.
Một hôm, thần vươn vai đứng thẳng dậy, ngẩng đầu đội trời lên. Thần đào đất, khiêng đá, đắp thành một cái cột vừa to, vừa cao để chống trời. Cột đắp lên cao chừng nào thì trời như một tấm màn mênh mông được nâng dần lên cao chừng ấy. Thần hì hục một mình đào, rồi đắp, cột đá cứ thế mà cao dần, cao dần và đẩy vòm trời lên, lên mãi đến tận mây xanh. Từ đó, trời và đất mới được phân đôi. Đất thì bằng phẳng như một cái mâm vuông, trời tròn như cái bát úp, chỗ trời và đất giáp nhau ấy gọi là chân trời.
Khi trời đã cao và khô cứng, thần liền phá tan cái cột đi, lấy đất đá từ cột ném tung ra khắp mọi nơi. Mỗi hòn đá văng đi biến thành một hòn núi hay một hòn đảo. Đất tung tóe ra mọi nơi thì thành gò, đống, thành những dải đồi rất cao. Vì thế mà mặt đất ngày nay không còn bằng phẳng mà có chỗ lồi, chỗ lõm. Chỗ mà thần đào sâu để lấy đất đá đắp cột, ngày nay là biển cả mênh mông.
Có nhiều câu chuyện sáng tạo khác từ hình tượng Thần Trụ TrờiTừ đó thì cột trụ trời không còn nữa. Người ta kể rằng vết tích cột đó ở núi Thạch Môn, vùng Hải Dương. Núi ấy còn được gọi là Kình Thiên Trụ tức Cột chống Trời. Sau khi thần Trụ Trời chia trời đất rõ ràng thì có những thần khác xuất hiện để tiếp nối công việc xây dựng nên cõi thế gian này. Các vị thần như thần Sao, thần Sông, thần Biển, thần Núi,…và rất nhiều vị thần khổng lồ khác.
Vì vậy, dân gian đã ghi công của các vị thần này trong câu hát được lưu truyền từ đời này sang đời khác và còn truyền đến ngày hôm nay:
Nhất ông đếm cát Nhì ông tát bể (biển) Ba ông kể sao Bốn ông đào sông Năm ông trồng cây Sáu ông xây rú (núi) Bảy ông trụ trời
3. Lời bình về truyện Thần Trụ Trời
“Thần Trụ Trời” là một tác phẩm dân gian truyền miệng của người Việt cổ được sản sinh từ thời tối cổ và còn tồn tại đến ngày nay, được nhà khảo cứu văn hóa dân gian Nguyễn Đổng Chi sưu tầm, kể lại bằng bản văn trong “Lược khảo về thần thoại Việt Nam”. Qua truyện thần thoại này, người Việt cổ muốn giải thích nguồn gốc các hiện tượng thiên nhiên như vì sao có trời, có đất và vì sao trời với đất lại được phân đôi, vì sao mặt đất lại không bằng phẳng có chỗ lõm có chỗ lồi, vì sao có sông, núi, biển, đảo.
Cho thấy người Việt cổ cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới này đã cố gắng tìm để hiểu rõ những gì có xung quanh họ. Vì cũng chưa tìm hiểu được nhưng họ lại không chịu bó tay, họ bèn sáng tạo ra một vị thần khổng lồ để giải thích tự nhiên vũ trụ một cách hết sức ngây thơ và đáng yêu. Độc giả ngày nay cảm nhận được trong đó cái hồn nhiên và ước mơ của những người Việt cổ muốn vươn lên để giải thích thế giới tự nhiên quanh mình.Mọi chi tiết kể và tả Thần Trụ Trời đều gợi những vòng hào quang, điểm tô tính chất kỳ lạ, phi thường của nhân vật, thần thoại. Truyện đã nhân cách hóa vũ trụ thành một vị thần.
Hành động đầu tiên khi Thần Trụ Trời xuất hiện là “vươn vai đứng dậy, ngẩng cao đầu đội trời lên, giang chân đạp đất xuống,…” cũng là hành động và việc làm có tính phổ biến của nhiều vị thần tạo thiên lập địa khác trên thế giới. như ông Bàn Cổ trong thần thoại Trung Quốc cũng đã làm giống hệt như vậy. Tuy nhiên vẫn có điểm khác biệt chính là sau khi đã xuất hiện trong cõi hỗn độn giống như quả trứng của vũ trụ, ông đạp cho quả trứng tách đôi, nửa trên là trời, nửa dưới là đất và ông tiếp tục đẩy trời lên cao, đạp đất xuống thấp bằng sự biến hóa, lớn lên không ngừng của bản thân ông chứ không phải như Thần Trụ Trời đã xây cột chống trời.
Như vậy cho thấy việc khai thiên lập địa của ông Thần Trụ Trời ở Việt Nam và ông Bàn Cổ ở Trung Quốc vừa có điểm giống nhau vừa có điểm khác nhau. Và đó cũng chính là nét chung và nét riêng có ở trong thần thoại của các dân tộc. Từ cái ban đầu vốn ít ỏi, người Việt cổ cũng như các dân tộc khác trên thế giới không ngừng bổ sung, sáng tạo làm cho nền văn học, nghệ thuật ngày một đa dạng hơn. Chúng ta cũng có thể đánh giá về kho tàng thần thoại Việt Nam đối với nền nghệ thuật Việt Nam như thế nào. Cũng nhờ nghệ thuật phóng đại mà các nhân vật thần thoại có được sức sống lâu bền, vượt qua mọi thời gian để còn lại với chúng ta ngày nay. Thần thoại đã tạo nên cho con người Việt Nam nếp cảm, nếp nghĩ, nếp tư duy đầy hình tượng phóng đại và khoáng đạt.
Truyện thần thoại “Thần Trụ Trời” vừa cho các bạn đọc biết được sự hình thành của trời đất, sông, núi, đá,…vừa cho thấy sự sáng tạo của người Việt cổ. Tuy truyện có nhiều yếu tố hoang đường, phóng đại nhưng cũng có cái lõi của sự thật là con người thời cổ đã khai khẩn, xây dựng, tạo lập đất nước.
Từ khóa » Trụ Chống Trời
-
Thần Trụ Trời – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hải Dương: Dấu Tích "Cột Chống Trời" Bị Xâm Hại Nghiêm Trọng
-
Thần Trụ Trời - Thần Thoại Việt Nam - TruyệnXưaTíchCũ.cOm
-
Trung Quốc: "Cột Chống Trời" Bất Ngờ Xuất Hiện Giữa Không Trung
-
Thần Trụ Trời [Truyện Thần Thoại Việt Nam] - Thế Giới Cổ Tích
-
Ý Nghĩa Của Truyện Thần Trụ Trời
-
Tóm Tắt Truyện Thần Trụ Trời - Xây Nhà
-
Soạn Bài Thần Trụ Trời SGK Ngữ Văn 10 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo
-
Tìm Hiểu Bài: Thần Trụ Trời - Quansulienminh
-
Thần Trụ Trời - E
-
Thần Trụ Trời | Truyện Dân Gian Việt Nam Truyền Miệng
-
[Review Phim] Cột Trụ Chống Trời Nâng Hành Tinh Ngao Du Sơn ...
-
Epic - Thần Trụ Trời Thần Trụ Trời Là Vị Thần Khởi Thủy ... - Facebook