Tháng 3 Tiết Xuân Là Lúc Nên Làm Mơ Ngâm - AFamily

Chuẩn bị một bình thủy tinh, rửa sạch, trụng sơ bằng nước nóng và để ráo. Lau khô bằng khăn sạch. Hoặc phơi khô hoàn toàn không còn đọng nước. Bạn có thể dùng khăn sạch với rượu trắng để lau bên trong bình.

mơ ngâm đường

Rửa sạch mơ dưới vòi nước. Để ráo sau đó lau khô.

mơ ngâm đường

Dùng đầu tăm khều nhẹ nhàng hết những bụi bẩn và đầu cuống của quả mơ. Không dùng mơ bị ủng dập hay có đốm nâu hỏng.

mơ ngâm đường

Trong bình thủy tinh, xếp một lớp mơ một lớp đường phèn. Làm lần lượt cho đến đầy bình. Lớp mơ cuối cùng phủ kín bằng đường phèn. Bạn có thể chọn đường phèn vàng để màu nước ngâm đẹp hơn. Nếu làm rượu mơ, đến công đoạn này sẽ đổ thêm rượu trắng.

mơ ngâm đường

Đậy kín nắp lại và ghi ngày tháng làm lên nắp để đánh dấu. Để nơi thoáng mát. Nên nhớ không để trong tủ lạnh.

Cứ khoảng vài ngày, lắc nhẹ và nghiêng bình để mơ được phủ đều đường. Khoảng sau 2 tuần là nước mơ bắt đầu ngấm, có thể chiết xuất ra để dùng. Tuy nhiên, thường sau một vài tháng, khi mơ tiết hết vị ngon, quả mơ dần beo lại, nhăn nheo là lúc dùng nước mơ ngon nhất.

mơ ngâm đường

Ngoài cách chắt nước mơ dùng dần, chị em có thể chiết xuất nước mơ sang lọ riêng để cất trữ. Đổ nước mơ vào nồi lớn, đun trong khoảng 15 phút trên lửa nhỏ, hớt bọt trắng nổi trên bề mặt. Đổ si rô mơ nóng vào lọ trữ đã khử trùng trước đó.

mơ ngâm đường

Đậy chặt nắp và lật ngược lọ lại. Để nguội. Si rô chiết ra dùng dần này có thể bảo quản trong tủ lạnh tối đa khoảng 2 tuần.

mơ ngâm đường
Tháng 3 tiết xuân là lúc nên làm mơ ngâm, đây là thức uống tuyệt vời trong những tháng hè, mẹ nào cũng nên thử - Ảnh 10.

Khi pha nước mơ, chỉ cần lấy nước cốt pha với nước đá hoặc nước có ga. Thêm thịt quả nếu thích. Bình mơ đóng kín chưa mở bảo quản ngon nhất ở nơi tối và mát trong khoảng 6 tháng, tối đa là 12 tháng. Tuy nhiên, để lâu như vậy, mơ sẽ nồng và lên men rượu.

mơ ngâm đường

Từ khóa » Cách Ngâm Mơ Mật Ong đường Phèn