Thang điểm Child–Pugh – Wikipedia Tiếng Việt

Thang điểm Child–PughChild–Pugh score
Nghiệm pháp

Trong y học, cụ thể là khoa tiêu hóa, thang điểm Child–Pugh (hoặc thang điểm Child–Turcotte–Pugh) được sử dụng để đánh giá tiên lượng của bệnh gan mạn tính, chủ yếu là xơ gan. Mặc dù ban đầu thang điểm được sử dụng để dự đoán tỷ lệ tử vong trong quá trình phẫu thuật, nhưng giờ đây nó được sử dụng để xác định tiên lượng, cũng như mức độ điều trị cần thiết và sự cần thiết của ghép gan.

Chấm điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Thang điểm sử dụng năm tiêu chú lâm sàng của bệnh gan. Mỗi tiêu chí cho điểm 1–3, điểm càng cao, bệnh càng nghiêm trọng.[1]

Đo lường 1 điểm 2 điểm 3 điểm
Bilirubin toàn phần, μmol/L (mg/dL) <34 (<2) 34–50 (2–3) > 50 (> 3)
Albumin huyết tương, g/dL > 3,5 2,8–3,5 <2,8
Tỷ lệ Prothrombin (%) > 55 45 - 55 < 44
INR <1,7 1,7–2,3 > 2.3
Cổ trướng Không có Nhẹ Trung bình đến nặng
Bệnh não gan Không có Độ I – II Độ III – IV

Trong viêm xơ đường mật nguyên phát (PSC) và viêm đường mật nguyên phát (PBC), điểm Child-Pugh được sửa đổi giá trị tham chiếu bilirubin để phản ánh thực tế là những bệnh này có mức bilirubin liên hợp cao. Giới hạn trên cho 1 điểm là 68 μmol/L (4 mg/dL) và giới hạn trên cho 2 điểm là 170 μmol/L (10 mg/dL).[2]

Tiên lượng

[sửa | sửa mã nguồn]

Bệnh gan mạn tính được xếp vào nhóm Child-Pugh từ A đến C.[1]

Điểm Child-Pugh Tiên lượng sống 1 năm Tiên lượng sống 2 năm
5–6 A 100% 85%
7–9 B 80% 60%
10–15 C 45% 35%

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Bác sĩ phẫu thuật và chuyên gia xử trí tăng áp lực tĩnh mạch cửa, ông Charles Gardner Child (1908–1991) cùng Turcotte của Đại học Michigan đề xuất hệ thống tính điểm vào năm 1964 trong một cuốn sách giáo khoa về bệnh gan.[3] Thang điểm này được Pugh và công sự sửa đổi vào năm 1972 trong một báo cáo về phẫu thuật điều trị chảy máu do giãn tĩnh mạch thực quản.[4]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Cholongitas, E; Papatheodoridis, GV; Vangeli, M; Terreni, N; Patch, D; Burroughs, AK (tháng 12 năm 2005). “Systematic review: The model for end-stage liver disease--should it replace Child–Pugh's classification for assessing prognosis in cirrhosis?”. Alimentary Pharmacology & Therapeutics. 22 (11–12): 1079–89. doi:10.1111/j.1365-2036.2005.02691.x. PMID 16305721.
  2. ^ Working Subgroup (English version) for Clinical Practice Guidelines for Primary Biliary Cirrhosis (ngày 1 tháng 1 năm 2014). “Guidelines for the management of primary biliary cirrhosis”. Hepatology Research (bằng tiếng Anh). 44: 71–90. doi:10.1111/hepr.12270. ISSN 1872-034X. PMID 24397841.
  3. ^ Child CG, Turcotte JG (1964). “Surgery and portal hypertension”. Trong Child CG (biên tập). The liver and portal hypertension. Philadelphia: Saunders. tr. 50–64.
  4. ^ Pugh RN, Murray-Lyon IM, Dawson JL, Pietroni MC, Williams R (1973). “Transection of the oesophagus for bleeding oesophageal varices”. The British Journal of Surgery. 60 (8): 646–9. doi:10.1002/bjs.1800600817. PMID 4541913.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)

 

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Child–Pugh calculator from LiverpoolMedics
  • Online calculator of the Child–Pugh score

Từ khóa » Tiên Lượng Xơ Gan Theo Child Pugh