Thặng Dư Là Gì? Nguồn Gốc, Bản Chất, Yếu Tố ảnh Hưởng Giá Trị ...
Có thể bạn quan tâm
Trong nguyên lý của Mác – Lênin và cả trên các bản tin thời sự kinh tế thì 2 từ thặng dư chắc chắn không còn xa lạ gì với chúng ta. Vậy thặng dư là gì? Giá trị thặng dư tiếng Anh là gì? Nguồn gốc, bản chất, ý nghĩa và yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thặng dư? Giá trị nguyên vẹn của học thuyết giá trị thặng dư? Cùng nhau tìm hiểu với những phân tích dưới đây nhé.
Khái niệm thặng dư là gì?
Thặng dư có thể hiểu như là số tiền chênh lệch của giá trị hàng hóa mang lại cho chủ sở hữu trừ đi số tiền mà chủ sở hữu đã chi ra dùng trong việc sản xuất ra loại hàng hóa đó.
Một ví dụ về thặng dư: Giả sử có một người lao động trong một giờ làm ra được giá trị sản phẩm là 1000 đồng.
Đến giờ thứ hai trở đi, người đó làm ra được giá trị sản phẩm là 1100 nhưng vẫn dựa trên cơ sở sức lao động mà người đó đã bỏ ra ở giờ thứ nhất thì có giá trị chênh lệch là 100. Và giá trị đó chênh lệch đó là thặng dư.
Công thức thể hiện giá trị thăng dư là T – H – T’. Tức là ban đầu nhà tư bản sẽ có tiền và dùng số tiền có được để sản xuất tạo ra hàng hóa.
Mục đích khi nhà tư bản chi tiền là nhằm thu được một số tiền dôi ra ngoài số tiền mà họ đã chi ra trong quá trình sản xuất.
Thặng dư trong tiếng Anh là gì?
Thặng dư trong tiếng Anh là Surplus.
Nguồn gốc của giá trị thặng dư là gì?
Để tiến hành sản xuất, nhà tư bản phải mua sức lao động và tư liệu sản xuất. Vì tư liệu sản xuất và sức lao động do nhà tư bản mua, nên trong quá trình sản xuất, người công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản và sản phẩm làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản.
Sản xuất tư bản chủ nghĩa là quá trình tạo ra giá trị tăng thêm cho nhà tư bản khi năng suất lao động đạt tới trình độ nhất định – chỉ cẩn một phần của ngày lao động người công nhân làm thuê đã tạo tra giá trị bằng giá trị sức lao động của chính mình.
Bằng lao động cụ thể của mình, công nhân sử dụng các tư liệu sản xuất và chuyển giá trị của chúng vào sản phẩm; và bằng lao động trừu tượng, công nhân tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động, phần lớn hơn đó được gọi là giá trị thặng dư.
Giá trị hàng hóa (W) được sản xuất ra gồm hai phần: giá trị những tư liệu sản xuất đã hao phí được lao động cụ thể bảo tồn và chuyển vào sản phẩm (giá trị cũ, ký hiệu c) và giá trị mới (v+m) do lao động trìu tượng của công nhân tạo ra (lớn hơn giá trị hàng hóa sức lao động). Phần giá trị mới do lao động sống tạo thêm ra ngoài giá trị hàng hóa sức lao động, được nhà tư bản thu lấy mà không trả cho người lao động, được gọi là giá trị thặng dư (m). Như vậy, lao động sống là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư.
Ý nghĩa và bản chất của thặng dư
Từ việc nghiên cứu Học thuyết giá trị thặng dư của C. Mác, chúng ta thấy rõ ít nhất ba vấn đề lớn trong giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước.
Một là, trong thời kỳ quá độ nền kinh tế ở nước ta, trong một chừng mực nào đó, quan hệ bóc lột chưa thể bị xóa bỏ ngay, sạch trơn theo cách tiếp cận giáo điều và xơ cứng cũ. Càng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần chúng ta càng thấy rõ, chừng nào quan hệ bóc lột còn có tác dụng giải phóng sức sản xuất và thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, thì chừng đó chúng ta còn phải chấp nhận sự hiện diện của nó.
Hai là, trong thực tế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, mọi phương án tìm cách định lượng rành mạch, máy móc và xơ cứng về mức độ bóc lột trong việc hoạch định các chủ trương chính sách, cũng như có thái độ phân biệt đối xử với tầng lớp doanh nhân mới đều xa rời thực tế và không thể thực hiện được. Điều có sức thuyết phục hơn cả hiện nay là quan hệ phân phối phải được thể chế hóa bằng luật.
Đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước mỗi khi được thể chế hóa thành luật và các bộ luật thì chẳng những góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, lấy luật làm công cụ và cơ sở để điều chỉnh các hành vi xã hội nói chung, mà còn cả hành vi bóc lột nói riêng. Ai chấp hành đúng pháp luật thì được xã hội thừa nhận và tôn vinh theo phương châm: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Trong nhận thức, quan điểm chung nên coi đó cũng chính là mức độ bóc lột được xã hội chấp nhận, tức là làm giàu hợp pháp. Trong quản lý xã hội thì phải kiểm soát chặt chẽ thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp để, một mặt, chống thất thu thuế, mặt khác, bảo đảm sự công bằng trong phân phối thông qua Nhà nước và bằng các “kênh” phân phối lại và điều tiết thu nhập xã hội. Thiết nghĩ, đây là một hướng tiếp cận vấn đề bóc lột giúp chúng ta tránh được những nhận thức giáo điều, phi biện chứng về quan hệ bóc lột, cũng như việc vận dụng nó trong một giai đoạn lịch sử cụ thể của việc giải phóng sức sản xuất, tạo động lực phát triển kinh tế và chủ động hội nhập thành công với nền kinh tế quốc tế.
Ba là, mặt khác, cũng phải bảo vệ những quyền chính đáng của cả người lao động lẫn giới chủ sử dụng lao động bằng luật và bằng các chế tài thật cụ thể mới bảo đảm công khai, minh bạch và bền vững. Những mâu thuẫn về lợi ích trong quá trình sử dụng lao động là một thực tế, việc phân xử các mâu thuẫn ấy như thế nào để tránh những xung đột không cần thiết cũng lại là một yêu cầu cấp thiết hiện nay, thể hiện trong bản chất của chế độ mới. Bảo vệ được những quyền lợi chính đáng, những quyền lợi được luật pháp bảo vệ, của tất cả các bên trong quan hệ lao động là một bảo đảm cho việc vận dụng một cách hợp lý quan hệ bóc lột trong điều kiện hiện nay, đồng thời cũng là những đóng góp cơ bản nhất cho cả quá trình hoàn thiện và xây dựng mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Đặc điểm của Thặng dư
Thặng dư trên thực tế không phải là lúc nào cũng được mong muốn xảy ra.
Ví dụ cụ thể khi một nhà sản xuất dự kiến quá mức nhu cầu trong tương lai cho một sản phẩm nhất định có thể tạo ra quá nhiều đơn vị sản phẩm chưa bán được, điều này gây ra thặng dư hàng hóa, ảnh hưởng đến tổn thất tài chính hàng quý hoặc hàng năm.
Sự dư thừa của hàng hóa dễ hỏng cụ thể như ngũ cốc có thể gây ra tổn thất vĩnh viễn vì nó không thể bán được.
Thặng dư kinh tế có mấy loại
Có hai loại thặng dư kinh tế: đó là thặng dư tiêu dùng (Consumer surplus) và thặng dư sản xuất (Producer surplus).
- Thặng dư tiêu dùng được hiểu là thước đo kinh tế về lợi ích của người tiêu dùng, xảy ra khi giá mà người tiêu dùng phải trả cho một sản phẩm, dịch vụ thấp hơn so với giá họ sẵn sàng trả.
Thặng dư tiêu dùng xảy ra khi giá của sản phẩm hoặc dịch vụ thấp hơn giá cao nhất mà người tiêu dùng sẵn sàng trả.
Ví dụ trong cuộc đấu giá bức tranh, trong đó người mua giữ trong đầu mình một giới hạn về giá mà họ sẽ không trả vượt quá. Thặng dư tiêu dùng xảy ra nếu người mua này mua bức tranh với giá thấp hơn giới hạn định trước của mình.
Trong một ví dụ cụ thể khác, giả sử giá mỗi thùng dầu giảm, khiến giá xăng giảm xuống dưới mức giá mà một tài xế đã quen đổ xăng. Trong trường hợp cụ thể này, lợi nhuận của các chủ thể là người tiêu dùng có được chính là thặng dư tiêu dùng.
– Thặng dư sản xuất là chênh lệch giữa tổng doanh thu mà người bán nhận được từ việc bán một lượng hàng hóa nhất định và tổng chi phí biến đổi để sản xuất số hàng hóa đó.
Trong đó:
- Chi phí biến đổi là những chi phí thay đổi khi mức sản lượng thay đổi.
- Tổng doanh thu là tổng sản lượng hàng hóa bán ra nhân với giá bán trên mỗi đơn vị sản phẩm.
Tổng chi phí biến đổi được đo bằng diện tích bên dưới đường cung. Đường cung thể hiện mức giá thấp nhất mà người bán sẽ sẵn sàng chấp nhận cho mỗi đơn vị hàng hóa bán thêm. Đây là chi phí sản xuất đơn vị tiếp theo, được gọi là chi phí cận biên.
Thặng dư sản xuất sẽ xảy ra khi hàng hóa được bán với giá cao hơn giá thấp nhất mà nhà sản xuất sẵn sàng bán.
Trong bối cảnh đấu giá tương tự, nếu một nhà đấu giá đặt giá mở cửa ở mức giá thấp nhất, họ sẽ thoải mái bán một bức tranh, thặng dư nhà sản xuất xảy ra nếu người mua tạo ra một cuộc chiến đấu thầu, khiến mặt hàng được bán với giá cao hơn, vượt xa giá mở cửa tối thiểu.
Theo quy luật, thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất sẽ loại trừ lẫn nhau, trong đó cái mang lại lợi ích cho cái này thì mang lại thiệt hại cho cái kia.
Lí do thặng dư xảy ra
Thặng dư xảy ra khi giữa cung và cầu cho một sản phẩm mất kết nối với nhau, hoặc khi một số người sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho một sản phẩm hơn những người khác.
Theo giả thuyết, nếu có một mức giá định sẵn cho một con búp bê nổi tiếng nào đó, rằng mọi người đều nhất trí và sẵn sàng trả tiền, thì sẽ không xảy ra thặng dư hay thiếu hụt.
Nhưng điều này trên thực tế rất hiếm khi xảy ra trong thực tế, bởi vì nhiều người và doanh nghiệp có ngưỡng giá khác nhau, cả khi mua và bán.
Những chủ thể là các nhà cung cấp liên tục cạnh tranh nhau để cho ra càng nhiều sản phẩm càng tốt, với giá tốt nhất. Nếu nhu cầu về sản phẩm tăng đột biến, nhà cung cấp đưa ra mức giá thấp nhất có thể hết nguồn cung, điều này có xu hướng dẫn đến tăng giá chung trên thị trường, gây ra thặng dư sản xuất.
Điều ngược lại sẽ xảy ra là nếu giá giảm, và cung cao, nhưng lại không đủ cầu, thì điều này dẫn đến thặng dư tiêu dùng.
Thặng dư thông thường xảy ra khi chi phí của một sản phẩm ban đầu được đặt quá cao và không ai sẵn sàng mua mức giá đó. Trong những trường hợp cụ thể như vậy, các doanh nghiệp thông thường bán sản phẩm với chi phí thấp hơn so với dự kiến ban đầu, để chuyển sang dự trữ trong kho.
Kết quả của thặng dư
Thặng dư sẽ gây ra sự mất cân bằng thị trường trong cung và cầu của sản phẩm. Sự mất cân bằng này có nghĩa là sản phẩm không thể phân phối trong thị trường một cách hiệu quả. Tuy nhiên, chu kì thặng dư và thiếu hụt sẽ có cách tự mình cân bằng.
Đôi khi, để nhằm mục đích khắc phục sự mất cân bằng này, chính phủ sẽ tham gia vào và áp dụng một mức giá sàn (Price floor) – đưa ra một mức giá tối thiểu mà hàng hóa phải được bán. Mức giá áp dụng sẽ cao hơn so với người tiêu dùng dự định trả, do đó mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp.
Đôi lúc, sự can thiệp của chính phủ vào quá trình thặng dư là không cần thiết, vì sự mất cân bằng trong thặng dư có xu hướng tự điều chỉnh.
Khi các chủ thể là nhà sản xuất có nguồn cung dư thừa, họ phải bán sản phẩm với giá thấp hơn. Do đó, nhiều người tiêu dùng sẽ mua sản phẩm vì giá sản phẩm rẻ hơn. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu nguồn cung nếu nhà sản xuất không thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Sự thiếu hụt nguồn cung khiến giá tăng trở lại, do đó khiến người tiêu dùng quay lưng lại với sản phẩm vì giá cao, và chu kì cứ thể tiếp tục.
Khái niệm quy luật giá trị thặng dư là gì
Quy luật giá trị thặng dư trong tiếng Anh được gọi là Surplus value theory.
Quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản bởi vì nó qui định bản chất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, chi phối mọi mặt đời sống kinh tế của xã hội tư bản.
Không có sản xuất giá trị thặng dư thì không có chủ nghĩa tư bản. Theo Cád Mác, chế tạo ra giá trị thặng dư, đó là qui luật tuyệt đối của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Ở đâu có sản xuất giá trị thặng dư thì ở đó sẽ có chủ nghĩa tư bản, và ngược lại, ở đâu có chủ nghĩa tư bản thì ở đó có sản xuất giá trị thặng dư. Chính vì vậy, Lênin gọi quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản.
Nội dung quy luật giá trị thặng dư:
Nội dung của quy luật giá trị thặng dư là sản xuất nhiều và ngày càng nhiều hơn giá trị thặng dư bằng cách tăng cường bóc lột công nhân làm thuê.
Sản xuất nhiều và ngày càng nhiều giá trị thặng dư là mục đích, là động lực thường xuyên của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, là nhân tố đảm bảo sự tồn tại, thúc đẩy sự vận động, phát triển của chủ nghĩa tư bản;
Bên cạnh đó thì quy luật giá trị thặng dư sẽ làm cho mọi mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc, đưa đến sự thay thế tất yếu chủ nghĩa tư bản bằng một xã hội cao hơn.
Bên cạnh đó quy luật giá trị thặng dư còn là nguồn gốc của mâu thuẫn cơ bản của xã hội tư bản: mâu thuẫn giữa tư bản và lao động, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân
Quy luật giá trị thặng dư: đứng đằng sau cạnh tranh tư bản chủ nghĩa. Với mục đích là thu được ngày càng nhiều hơn giá trị thặng dư, các nhà tư bản cạnh tranh với nhau, tiêu diệt lẫn nhau để có được qui mô giá trị thặng dư lớn hơn, tỉ suất giá trị thặng dư cao hơn.
Để giúp các chủ thể sản xuất ngày càng nhiều giá trị thặng dư, các nhà tư bản ra sức áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, cải tiến sản xuất.
Từ đó sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, nền sản xuất có tính chất xã hội hoá ngày càng cao, mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sản xuất với hình thức chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa ngày càng gay gắt.
Tất cả những yếu tố đó đã đưa xã hội tư bản đến chỗ phủ định chính mình.
Những yếu tố xung quanh ảnh hưởng đến giá trị thặng dư là gì?
Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị thặng dư là:
- Năng suất lao động
- Cường độ lao động
- Thời gian lao động
- Công nghệ sản xuất
- Thiết bị, máy móc
- Vốn
Khi xét riêng trong lĩnh vực kinh tế thì từ công thức T – H – T’ cho thấy cho dù là cá nhân hay tổ chức nào, chỉ cần có tiền vốn và vận dụng vào trong quá trình sản xuất và kinh doanh trực tiếp hoặc gián tiếp đều sẽ sinh lời.
Công cụ để sinh lời ở đây chính là đồng tiền, khi đầu tư vào sản xuất kinh doanh, bất kỳ cá nhân nào đều cũng sẽ trở thành nhà tư bản nếu như biết cách sử dụng hợp lý tiền khi đầu tư sản xuất kinh doanh.
Nếu khi cá nhân đó chỉ tích lũy đơn thuần mà không làm gì thì đó là động tiền chết, bởi nó không mang lại lợi ích cụ thể cho cá nhân cũng như là lợi ích cho bất kỳ người nào cần vốn để đầu tư sản xuất.
Dù là ở trong xã hội nào thì cũng cần phải tìm cách để gia tăng giá trị thặng dư, và hiện nay thì việc tập trung đầu tư vào các thiết bị máy móc, áp dụng công nghệ tiên tiến, sử dụng tri thức vào trong quá trình sản xuất sẽ giúp làm tăng giá trị thặng dư.
Chứ không còn giống như ngày trước chỉ mãi tập trung đầu tư vào giá trị lao động, kéo dài thời gian lao động hay cường độ lao động.
Giá trị thặng dư sẽ vẫn phải tạo ra và tùy vào đặc điểm của mỗi thời ta sẽ có cách đầu tư khác nhau, đầu tư thông minh và đúng chỗ vì con người dù ở thời đại nào thì cũng cần phải tồn tại.
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
Hiện có hai phương pháp chủ yếu để thu được giá trị thặng dư
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dự tuyệt đối
Trước hết chúng ta cần hiểu giá trị thặng dư tuyệt đối là gì? Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá tị thặng dư ta thu được từ việc kéo dài thời gian lao động vượt giới hạn thời gian lao động cần thiết.
Ngày lao động kéo dài còn thời gian lao động không đổi sẽ dẫn đến thời gian lao động thặng dư tăng lên.
Đây chính là phương pháp kéo dài thời gian lao động thặng dư trong khi năng suất, giá trị và thời gian lao động tất yếu không thay đổi.
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối
Tương tự thì giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư ta có thể thu được từ việc rút ngắn thời gian lao động tất yếu dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động.
Việc tăng năng suất lao động làm cho giá trị sức lao động giảm xuống và thời gian lao động cần thiết cũng giảm.
Một khi độ dài ngày lao động không đổi, thời gian lao động cần thiết giảm thì sẽ làm tăng thời gian lao động thặng dư.
Đây là phương pháp rút ngắn thời gian lao động tất yếu nhờ vào việc hạ thấp giá trị sức lao động và tăng thời gian lao động thặng dư dựa trên giá trị ngày lao động và cường độ lao động không đổi.
Với những thông tin về thặng dư trên đây có lẽ bạn sẽ hiểu rõ được thặng dư là gì cũng như phương pháp để sản xuất tạo ra giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối. đây đều là những phương pháp có thể áp dụng vào nền kinh tế để mở rộng quy mô và phát triển kinh tế.
Quan điểm phản biện về giá trị thặng dư
Quan điểm về giá trị thặng dư của Mác đã tồn tại rất lâu và vẫn áp dụng cho đến bây giờ. Tuy nhiên nhiều nhà kinh tế khác đã chỉ ra những điểm không còn phù hợp của lý thuyết này trong bối cảnh hiện tại.
Nhiều người cho rằng việc gán cho các nhà tư bản “tội danh” bóc lột sức lao động có vẻ hơi bất công bởi lẽ họ là người có tiền bỏ ra đầu tư, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động thì họ cần được thu lại lợi nhuận. Hơn nữa, trong quá trình đầu tư sản xuất tồn tại rất nhiều rủi ro. Và nếu những rủi ro này xảy ra suy cho cùng người mất tiền và chịu lỗ là tư bản.
Ngoài ra thuế là một điều mà Mác chưa nhắc đến. Trong thời đại hiện nay bất cứ chủ kinh doanh nào cũng phải đóng thuế, cụ thể ở Việt Nam mức thuế thu nhập doanh nghiệp lên đến 25%. Số tiền đóng thuế sẽ chi ra từ giá trị thặng dư. Vậy cuối cùng, chủ doanh nghiệp không phải là người bỏ túi toàn bộ giá trị thặng dư.
Với tình hình kinh doanh hiện nay, nếu trả công cho nhân viên 50 nghìn/giờ, công nhân làm ra cho công ty giá trị sản phẩm là 70 nghìn/giờ thì 20 nghìn chênh lệch đó không nằm yên trong túi chủ doanh nghiệp. Bởi lẽ việc cạnh tranh là điều dễ dàng gặp phải. Muốn không bị lép vế trước đối thủ bạn phải đưa ra các chương trình khuyến mãi hay làm marketing thương hiệu. Số tiền dành cho những hoạt động này không phải là con số nhỏ.
Cuối cùng, người lao động không phải ai cũng tự dưng biết cách làm ra sản phẩm hay tự bản thân công ty có thể vận hành được. Tất cả phải cần có chủ doanh nghiệp, ngoài việc bỏ vốn ban đầu ra họ còn cần phải bỏ chất xám và quá trình nghiên cứu thị trường. Suy cho cùng giá trị thặng dư tạo ra là một loại tiền lương mà các chủ doanh nghiệp cần được nhận.
Giá trị thặng dư là một trong những khái niệm cơ bản và trọng tâm nhất của kinh tế chính trị Mác – Lênin. Dưới thời tư bản chủ nghĩa đây phương tiện để tích lũy tài sản dựa trên sự bóc lột công sức của người lao động. Đến nay giá trị thặng dư vẫn chưa hề mất đi. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức để hiểu rõ Thặng dư là gì? Giá trị thặng dư là gì? Bản chất cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thăng dư.
Từ khóa » Ví Dụ Về Các Loại Giá Trị Thặng Dư
-
Giá Trị Thặng Dư Là Gì? Ví Dụ Giá Trị Thặng Dư - Luật Hoàng Phi
-
Giá Trị Thặng Dư Là Gì Vậy? Ví Dụ Giá Trị Thặng Dư - Khóa Học đấu Thầu
-
Giá Trị Thặng Dư Là Gì? Nguồn Gốc, Bản Chất Và ý Nghĩa Của Giá Trị ...
-
[CHUẨN NHẤT] Giá Trị Thặng Dư Là Gì? - TopLoigiai
-
Giá Trị Thặng Dư Là Gì? Các Phương Pháp Sản Xuất ...
-
Ví Dụ Về Bản Chất Của Giá Trị Thặng Dư - Thả Rông
-
Giá Trị Thặng Dư Là Gì - Việt Luật Hà Nội
-
Giá Trị Thặng Dư Là Gì? Tổng Hợp Những Kiến Thức Liên Quan
-
Giá Trị Thặng Dư Là Gì? Nguồn Gốc, Ví Dụ Và ý Nghĩa Của Giá Trị Thặng Dư
-
Ví Dụ Về Giá Trị Thặng Dư
-
Giá Trị Thặng Dư – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ví Dụ Về Khối Lượng Giá Trị Thặng Dư
-
Giá Trị Thặng Dư Là Gì? Tỷ Suất Giá Trị Thặng Dư Là Gì? | Luận Văn 99
-
Tư Bản Và Giá Trị Thặng Dư (Tiếp Theo) - Chu Nghia Mac-Lenin