Thanh điệu Trong Tiếng Trung: Cách đọc, Viết Và Sử Dụng

4.8 / 5 ( 264 bình chọn )

Cấu thành nên một từ tiếng Trung gồm thanh mẫu, vận mẫu và thanh điệu là những thành phần cơ bản nhất. Có thể nói, tương tự với chức năng dấu trong tiếng Việt, thanh điệu là một thành phần vô cùng quan trọng không thể tách rời trong một âm tiết tiếng Trung. Bài viết dưới đây, THANHMAIHSK xin giới thiệu với bạn Các đọc, sử dụng Thanh điệu trong tiếng Trung hiệu quả, chính xác.

Thanh điệu trong tiếng Trung là gì?

Thanh điệu là độ trầm, bổng của giọng nói trong 1 âm tiết có tác dụng cấu tạo, cũng như khu biệt vỏ âm thanh của từ và hình vị, Thanh điệu giúp ta phân biệt sự khác nhau của âm tiết này với một âm tiết khác, đồng thời là thành phần không thể thiếu trong 1 âm tiết.

Cách đọc các thanh điệu trong tiếng Trung

Dưới đây là bảng những thanh điệu cơ bản trong tiếng Trung:

Thanh điệu trong tiếng Trung

Cách đọc dấu 4 thanh điệu:

Thanh điệu Cách đọc
Thanh 1 (55):  bā Đọc đều, ngang và bằng, âm độ cao 55.
Thanh 2 (35): ՛  bá Đọc tương đương với dấu sắc trong tiếng Việt ( âm độ từ trung bình lên cao theo chiều 35)
Thanh 3 (214):ˇ  bǎ Đọc tương đương dấu hỏi trong tiếng Việt nhưng cần kéo dài hơi, âm sắc theo chiều từ 2 xuống 1 sau đó lên độ cao 4  
Thanh 4 (51):  bà Thanh này sẽ tương đương giữa dấu huyền và dấu nặng trong tiếng Việt, âm sắc đọc từ cao nhất 5 xuống thấp nhất là 1. 

Chú ý: Trong tiếng Trung xuất hiện thanh nhẹ (hay còn gọi là thanh không), thanh này không được biểu hiện bằng dấu, đọc gần giống thanh nặng trong Tiếng Việt, nhưng độ nặng sẽ nhẹ hơn.

Ví dụ:爸爸/bàba/

Cách sử dụng thanh điệu trong tiếng Trung

Cách đánh dấu thanh điệu

Phiên âm tiếng Trung có thể được công thức hóa như sau:

Phiên âm = Thanh mẫu (nếu có) + Vận mẫu + Thanh điệu (nếu có)

Ví dụ: hǎo  = h + ao + kí hiệu trên “ao” là thanh 3

Từ ví dụ trên chúng ta có thể thấy rằng thanh điệu sẽ được đặt trên vận mẫu (hay còn gọi là nguyên âm). 

Nguyên âm đơn

Nguyên âm kép 

  • Đối với nguyên âm đơn, chúng ta sẽ đánh dấu thanh điệu trực tiếp vào nguyên âm đó 
  • Ví dụ:
  • 啊/ā/
  • 饿/è/
  • 哦/ó/
  • Đối với nguyên âm kép chúng ta cần lưu ý những điều sau:
  • Trong phiên âm có nguyên âm “a”, sẽ ưu tiên đánh dấu vào nguyên âm “a” trước.

好/hǎo /,买/mǎi/

  • Không có nguyên âm đơn a, mà chỉ có nguyên âm đơn là “e” hoặc “o” sẽ đánh dấu vào những nguyên âm này. 给/gěi/ ,送/sòng/ ,熊/xióng/ 
  •  Nguyên âm kép “iu” sẽ đánh dấu trên nguyên âm “u” : 就/jiù/,久/jiǔ/
  • Nguyên âm kép “ui” ngược lại sẽ đánh dấu trên nguyên âm “i”:水/shuǐ/,最/zuì/ 

Một số quy tắc biến điệu trong tiếng Trung

Các trường hợp biến điệu Cách biến điệu Ví dụ
Hai hoặc nhiều thanh 3 đứng cạnh nhau 
  • Nếu 2 âm tiết mang thanh 3 đứng cạnh nhau, thì âm tiết thứ nhất sẽ được biến đổi về thanh 2 
  • Nếu 3 âm tiết mang thanh 3 đứng cạnh nhau, thì âm tiết giữa hoặc hai âm tiết đầu sẽ biến thành thanh 3.
  • 我很高兴认识你

/wǒ hěn gāoxìng rènshi nǐ /

=> /wǒ hěn  sẽ được đọc thành /wó hěn/

  • 我很好

/wǒ hěn hǎo /

=> /wǒ  hén  hǎo/

     /wó hén hǎo/

Chữ  不
  •  Chữ 不 bình thường mang thanh 4 nhưng khi đứng trước âm tiết có mang thanh 4 thì chữ 不sẽ biến điệu thành thanh 2 
  • 不要/búyào/
  • 不变/búbiàn/
  • 不爱/búài/
  • 不去/búqù/
Chữ  一
  • Tương tự như 不, khi đứng trước âm tiết mang thanh 4, 一 sẽ biến đổi thành thanh 2 
  • Khi 一 đứng trước một âm tiết mang thanh 1, thanh 2, thanh 3, thì mặc định chữ 一 sẽ biến đổi âm vê thanh 4 
  • 一样/yíyàng/
  • 一个/yígè/
  • 一遍/yíbiàn/
  • 一定/yídìng/
  • 一秒/yìmiǎo/
  • 一瓶/yìpíng/
  • 一年/yìnián/
  • 一天/yìtiān/

Lưu ý: Chỉ biến âm (cách đọc) các âm tiết, chúng ta sẽ không thay đổi cách viết của chữ Hán.

Phát âm tiếng Trung chuẩn sẽ giúp bạn giao tiếp tốt và trôi chảy hơn. Chính vì thế, bạn cần học phát âm bài bản ngay từ khi mới bắt đầu nhập môn. Nếu bạn chưa tự học được ở nhà, hãy mạnh dạn đăng ký ngay một khóa tiếng Trung để việc học trở nên dễ hàng hơn.

Xem thêm: 

  • Đại từ nghi vấn trong tiếng Trung sử dụng như thế nào?
  • Các loại động từ trong tiếng Trung
  • Các nét cơ bản trong tiếng Trung

Với tiêu chí là kim chỉ nam dìu dắt học viên chinh phục Hán ngữ, lấy hiệu quả học tập làm thước đo cho sự phát triển của trung tâm, THANHMAIHSK hi vọng thông qua kiến thức trên, bạn đọc sẽ thu nhập được những kiến thức bổ ích hơn về thanh điệu và cách biến thanh trong tiếng Trung.

Từ khóa » Diệu Trong Tiếng Trung