Thanh Loan – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Thanh Loan | |
---|---|
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Tên khai sinh | Nguyễn Thị Thanh Loan |
Ngày sinh | 21 tháng 1, 1951 (73 tuổi) |
Nơi sinh | Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa |
Giới tính | nữ |
Quốc tịch | Việt Nam |
Nghề nghiệp |
|
Lĩnh vực | Điện ảnh |
Danh hiệu | Nghệ sĩ ưu tú (1993) |
Sự nghiệp điện ảnh | |
Vai diễn | Huyền Trang trong Biệt động Sài Gòn |
Tác phẩm | Những người trong truyện |
Binh nghiệp | |
Thuộc | Công an nhân dân Việt Nam |
Cấp bậc | Đại tá |
[sửa trên Wikidata]x • t • s |
Thanh Loan (sinh ngày 21 tháng 1 năm 1951) là nữ diễn viên Việt Nam nổi tiếng từ thập niên 1980 với vai diễn "Ni cô Huyền Trang" trong phim Biệt động Sài Gòn. Bà được phong danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1993.
Cuộc đời
[sửa | sửa mã nguồn]Thanh Loan tên đầy đủ Nguyễn Thị Thanh Loan, sinh ngày 21 tháng 1 năm 1951 tại Hà Nội, bà là con thứ năm trong gia đình có tám người con, không ai làm nghệ thuật.[1][2] Năm 15 tuổi, bà thi tuyển diễn viên của Trường Quân đội. Năm 1967, bà nhập ngũ vào Trường Nghệ thuật Quân đội đúng thời điểm bắt đầu chiến tranh ở miền Bắc. Sau khi tốt nghiệp, bà trở thành diễn viên ở đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị.[3] Năm 1973, bà bắt đầu sự nghiệp nghệ thuật trong bộ phim Người về đồng cói của đạo diễn Bạch Diệp, kịch bản do nhà văn Lê Hựu viết.[4] Sau đó bà tiếp tục tham gia các bộ phim Bài ca ra trận, Phương án ba bông hồng, Người chưa biết nói, Bản đề án bị bỏ quên.[5][3]
Năm 1982, bà ghi dấu ấn với vai diễn "Ni cô Huyền Trang" nữ chiến sĩ biệt động khoác áo tu hành trong bộ phim Biệt động Sài Gòn của đạo diễn Long Vân.[6] Bộ phim phát hành năm 1986, lập kỷ lục về số lượng người xem lúc bấy giờ.[7][8] Thời điểm này bà đang làm phát thanh viên cho truyền hình quân đội công an, đạo diễn Long Vân mời bà tham gia bộ phim do chưa tìm được diễn viên phù hợp vào vai "Ni cô Huyền Trang".[9][1] Để hóa thân vào vai diễn này bà phải cắt mái tóc dài của mình, vào chùa học các nhà sư về cách đi đứng, thần thái của người tu hành và đi khất thực dưới trời nắng nóng của Sài Gòn.[5][4] Theo lời của nghệ sĩ Thanh Loan thì đây là vai diễn bà tâm đắc nhất.[10]
Sau thành công của bộ phim, bà chuyển sang làm đạo diễn phim tài liệu rồi nghỉ hưu với quân hàm đại tá.[11][5] Cuối năm 2021, bà là một trong 9 cá nhân có hồ sơ đủ điều kiện để xét duyệt danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân vào đợt 10 năm 2023 nhưng đã bị đánh trượt.[12][13]
Tác phẩm
[sửa | sửa mã nguồn]Năm | Phim | Vai diễn | Đạo diễn | Nguồn |
---|---|---|---|---|
1973 | Người về đồng cói | Riêng | NSND Bạch Diệp | |
Bài ca ra trận | Lê | NSND Trần Đắc | [14] | |
1979 | Người chưa biết nói | Mai | NSND Bạch Diệp | |
Tuổi thơ | Cô giáo | NSƯT Nguyễn Xuân Chân | ||
1980 | Bản đề án bị bỏ quên | Kỹ sư Khuê | Nông Ích Đạt | |
1981 | Phương án ba bông hồng | Mai | Văn Hòa | |
1985 | Ván bài lật ngửa: Trời xanh qua kẽ lá | Thúy Loan | Lê Hoàng Hoa | |
1986 | Biệt động Sài Gòn | Huyền Trang | Long Vân | [2] |
1990 | Bí mật thành phố cấm | Cô giao liên | Phan Vũ | [15] |
1992 | Nơi tình yêu đã chết | Thân Thị Nam Trân | NSƯT Lê Dân |
Đạo diễn
[sửa | sửa mã nguồn]- Bộ trưởng của chúng tôi
- Cảnh sát mặc thường phục
- Dấu vết cháy
- Nơi dòng sông chảy ngược
- Những người trong truyện
Đời tư
[sửa | sửa mã nguồn]Thanh Loan kết hôn vào năm 23 tuổi, chồng bà là giáo sư, tiến sĩ toán. Họ có hai người con, một trai, một gái.[16][17]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Lê Thị Bích Hồng (30 tháng 4 năm 2020). “NSƯT Thanh Loan: Mãi là 'Ni cô Huyền Trang' của 'Biệt động Sài Gòn'”. Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 11 năm 2020. Truy cập 26 tháng 4 năm 2022.
- ^ a b Trần Mỹ Hiền (21 tháng 8 năm 2016). “Gặp lại ni cô Huyền Trang trong phim "Biệt động Sài Gòn"”. Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2022.
- ^ a b Anh Tuấn (30 tháng 4 năm 2021). “Diễn viên Thanh Loan: "Đi đâu người ta cũng gọi tôi là Huyền Trang"”. Báo điện tử VOV. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2022.
- ^ a b Anh Sa (11 tháng 9 năm 2015). “Ni cô Huyền Trang của 'Biệt động Sài Gòn': 'Biết vừa đủ là hạnh phúc'”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2022.
- ^ a b c Huyền Thanh (29 tháng 8 năm 2015). “Ni cô Huyền Trang ngày ấy - bây giờ”. Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2022.
- ^ Khang Lâm (25 tháng 7 năm 2021). “Sự nghiệp của NSƯT Thanh Loan trước khi được xét tặng Nghệ sĩ nhân dân”. Công Luận. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2022.
- ^ Hoàng Nguyễn (25 tháng 1 năm 2018). “Nhìn lại 'Biệt động Sài Gòn' - phim kinh điển Việt Nam qua ảnh”. Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2022.
- ^ Việt Văn (30 tháng 4 năm 2020). “Bao giờ có những khoảnh khắc mùa xuân”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022.
- ^ Nhã Khanh (21 tháng 7 năm 2021). “Những điều chưa biết về vai 'Ni cô Huyền Trang' của NSƯT Thanh Loan”. Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2022.
- ^ Thịnh Phúc (30 tháng 4 năm 2005). “Thanh Loan: 'Ni cô Huyền Trang là vai tôi tâm đắc nhất'”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2022.
- ^ Hà Tùng Long (29 tháng 4 năm 2019). “NSƯT Thanh Loan ra sao sau gần 4 thập niên tạo dấu ấn với vai "Ni cô Huyền Trang"?”. Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2022.
- ^ N.Hoa (30 tháng 12 năm 2021). “9 nghệ sĩ Công an trong danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT”. Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2022.
- ^ Quỳnh An (21 tháng 7 năm 2021). “NSƯT Thanh Loan 'Biệt động Sài Gòn' được xét NSND ở tuổi 70”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2022.
- ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 215.
- ^ Châu Mỹ (8 tháng 1 năm 2016). “Thời trẻ của Diễm My, Lê Tuấn Anh trong phim 'Bí mật thành phố cấm'”. VnExpress.
- ^ Hà Sơn (19 tháng 10 năm 2016). “Hôn nhân của Đại tá công an vai Ni cô Huyền Trang ra sao?”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2022.
- ^ Đông Vũ (31 tháng 3 năm 2015). “NSƯT Thanh Loan từng bị xáo trộn vì lời đồn bị tạt axit, li dị...”. Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2022.
Đọc thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994). Diễn viên điện ảnh Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. OCLC 33133770.
Từ khóa » Ni Cô Huyền Trang Ngày Nay
-
Những điều Chưa Biết Về Vai 'Ni Cô Huyền Trang' Của NSƯT Thanh ...
-
'Ni Cô Huyền Trang' Của 'Biệt động Sài Gòn' Tâm Sự Về Quê Hương ...
-
Thanh Loan 'Ni Cô Huyền Trang' Từng Bị đồn Chết, Bỏ Chồng Nhiều Lần
-
"Ni Cô Huyền Trang": Một Dấu Chấm Tuyệt đẹp Trong Sự Nghiệp Diễn ...
-
Những Bức ảnh Chưa Từng Công Bố Của 'ni Cô Huyền Trang'
-
Cuộc đời Của 'Ni Cô Huyền Trang' Của 'Biệt động Sài Gòn' - YouTube
-
Gặp "ni Cô Huyền Trang" - Biệt động Sài Gòn Sau - YouTube
-
50 Năm Mậu Thân: Gặp Lại 'Ni Cô Huyền Trang' Của Biệt động Sài Gòn
-
Diễn Viên Thanh Loan: "Đi đâu Người Ta Cũng Gọi Tôi Là Huyền Trang"
-
Ni Cô Tình Báo Huyền Trang Chuyện Phim Và đời Thực
-
"Ni Cô Huyền Trang" Xót Xa Trước Sự Ra đi Của Biên Kịch "Biệt động ...
-
Tuổi Xế Chiều Của Ni Cô Huyền Trang "Biệt động Sài Gòn" - SOHA
-
Ni Cô Huyền Trang Ngày ấy - Bây Giờ