Thành Ngữ Trong Một Số Sáng Tác Của Nhà Văn Sơn Vương | Xemtailieu

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về Thành ngữ trong một số sáng tác của nhà văn sơn vương
  • pdf
  • 116 trang
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN SƯ PHẠM NGỮ VĂN ‫٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭‬ NGUYỄN THANH TRANH THÀNH NGỮ TRONG MỘT SỐ SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN SƠN VƯƠNG Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Sư phạm Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: NGUYỄN VĂN TƯ Cần Thơ, 05 - 2011 1 ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN HAI: NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÀNH NGỮ I. Khái niệm thành ngữ và những đặc điểm của thành ngữ 1. Khái niệm về thành ngữ 1.1. Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu văn học 1.2. Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ 2. Đặc điểm của thành ngữ 2.1. Đặc điểm về nội dung 2.1.1. Tính biểu trưng 2.1.2. Tính hình tượng 2.1.3. Tính cụ thể 2.1.4. Tính biểu thái 2.1.5. Tính dân tộc 2.1.6. Tính đại chúng 2.1.7. Tính thuyết phục 2.1.8. Tính hàm súc 2.2. Đặc điểm về hình thái (tính điệp và tính đối) 2 II. Phân loại thành ngữ và phân biệt thành ngữ với tục ngữ 1. Phân loại thành ngữ 1.1. Dựa vào kết cấu 1.1.1. Thành ngữ có kết cấu câu 1.1.2. Thành ngữ có kết cấu cụm từ 1.2. Dựa vào nguồn gốc 1.2.1. Thành ngữ thuần Việt 1.2.2. Thành ngữ Hán Việt 1.3. Dựa vào tính biểu trưng 1.3.1. Thành ngữ có tính biểu trưng thấp 1.3.2. Thành ngữ có tính biểu trưng cao 2. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ 2.1. Những nét giống nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ 2.1.1. Về nguồn gốc a. Vay mượn từ nước ngoài( gốc Hán) b. Hình thành trong văn chương c. Hình thành qua lời ăn, tiếng nói hằng ngày của nhân dân 2.1.2. Về tính biểu trưng 2.1.3. Về cấu trúc và hình thái a. Về vần b. Về nhịp c. Về cấu trúc sóng đôi 2.2. Những nét khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ 2.2.1. Về nội dung và ý nghĩa 2.2.2. Về hình thái và cấu trúc ngữ pháp 2.2.3. Về chức năng 3 CHƯƠNG 2: CÁCH SỬ DỤNG THÀNH NGỮ TRONG MỘT SỐ SÁNG TÁC CỦA SƠN VƯƠNG I. Đôi nét về tác giả và tác phẩm 1. Tác gia Sơn Vương 2. Tác phẩm 2.1. Số lượng các tác phẩm của Sơn Vương 2.2. Nội dung các tác phẩm của Sơn Vương 2.3. Nghệ thuật trong các tác phẩm của Sơn Vương 2.4. Ngôn ngữ trong các tác phẩm của Sơn Vương II. Cách sử dụng thành ngữ trong các sáng tác của Sơn Vương 1. Thống kê, phân loại thành ngữ trong các sáng tác của Sơn Vương 2. Miêu tả thành ngữ trong các sáng tác của Sơn Vơng và những nét độc đáo trong việc vận dụng thành ngữ vào các sáng tác của nhà văn PHẦN 3: KẾT LUẬN Phụ lục: Thống kê, phân loại thành ngữ trong các tác phẩm của nhà văn Sơn Vương Danh mục tài liệu tham khảo 4 PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Không biết tự bao giờ mà thành ngữ đã gắn liền với đời sống, lời ăn tiếng nói và trong sáng tác văn chương của nhân dân. Nó được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tồn tại lâu dài, vĩnh hằng và thân quen trong đời sống tinh thần của chúng ta. Trong quá trình sử dụng thành ngữ, nhân dân lại sáng tạo và làm phong phú thêm cái kho tàng vô cùng vô tận của nó nhằm đạt hiệu quả cao trong giao tiếp. Thành ngữ làm cho câu nói, lời văn của nhân dân trở nên thân quen, không bị gò bó, kiêng cử và người nghe cảm thấy thú vị, êm tai, dễ bị thuyết phục bởi cái sức miêu tả và gợi cảm của nó. Trong sáng tác văn chương, thành ngữ được vận dụng rất nhiều và đem lại hiệu quả cao về nội dung cũng như nghệ thuật. Vì các câu văn, câu thơ có thành ngữ là những câu mang giá trị biểu đạt cao nên trong nền văn chương nước nhà, hầu hết các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng đều sử dụng thành ngữ trong sáng tác của mình như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh, Sơn Nam, Ngô Tất Tố…và hầu hết những tác phẩm của họ rất thành công, lôi cuốn người đọc biết bao thế hệ. Vấn đề nghiên cứu việc vận dụng thành ngữ vào sáng tác văn chương từ lâu đã được nhiều người quan tâm tìm hiểu…Nhưng đa phần các nhà nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc giới thiệu thành ngữ và so sánh thành ngữ với tục ngữ. Và việc nghiên cứu thành ngữ trong tác phẩm của một nhà thơ, nhà văn cụ thể thì dường như ít có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào nói đến. Đặc biệt là giai đoạn văn học buổi giao thời thế kỉ XX ở Nam Bộ, ít có nhà nghiên cứu đề cập đến việc vận dụng thành ngữ trong sáng tác của các nhà văn Nam Bộ thời kì này. Vì lý do đó, người viết đã chọn đề tài “ Thành ngữ trong một số sáng tác của nhà văn Sơn Vương”- một nhà văn còn nhiều xa lạ đối với độc giả và các nhà nghiên cứu- nhằm làm rõ hơn sự hiểu biết về tác gia, về hình ảnh vùng đất Nam Bộ xưa và quan trọng hơn hết là cách vận dụng thành ngữ của nhà văn Nam Bộ có nét gì độc đáo và khác lạ, và để người viết tự trả lời câu hỏi: “ Trong tác phẩm văn chương, việc vận dụng thành ngữ có làm giảm đi giá trị của tác phẩm hay không, khi thành ngữ là cụm từ có sẵn, đã được dùng rộng rãi và giá trị biểu đạt của nó như thế nào khi đưa vào sáng tác văn chương?” 5 Qua đó, người viết có cơ hội tìm hiểu, học hỏi, mở rộng thêm vốn kiến thức về thành ngữ nói riêng- vốn ngôn ngữ nói chung- để làm hành trang cho công tác giảng dạy mai sau. 2. Lịch sử vấn đề Từ trước đến nay, thành ngữ luôn là đề tài rất được các nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu, đặc biệt là các nhà ngôn ngữ học. Mỗi nhà nghiên cứu đều có những phát hiện mới về thành ngữ, chứng tỏ thành ngữ vô cùng phong phú và đa dạng. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về thành ngữ đã được công bố trên các sách, báo, tạp chí… và một số luận văn tốt nghiệp của các sinh viên. Vấn đề phân biệt giữa thành ngữ và tục ngữ cũng được nhiều người nói đến. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều đưa ra những tiêu chí để phân biệt giữa tục ngữ và thành ngữ dựa trên lập trường và quan điểm của riêng mình. Do đó, sự phân biệt giữa tục ngữ và thành ngữ là một vấn đề chưa được thống nhất trong giới nghiên cứu. Một số công trình nghiên cứu về thành ngữ đã được công bố như: - Nguyễn Như Ý viết cuốn “ Từ điển thành ngữ Việt Nam”, Nxb Văn Hóa,1993. Ông đã sưu tầm, giải thích nghĩa hơn 8000 thành ngữ. Đặc biệt, ở mỗi thành ngữ, tác giả đưa vào ít nhất một văn cảnh có chứa thành ngữ làm ví dụ minh họa. Đây là một tư liệu hay, rất có ích cho học tập và nghiên cứu. - Trong quyển Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXBGD,1981, Đỗ Hữu Châu gọi thành ngữ là ngữ cố định. Ông đã dành trọn chương ba để nói về thành ngữ trong sự so sánh, đối chiếu với từ ghép và cụm từ tự do để phân loại thành ngữ và làm nổi bật nội dung của thành ngữ. Ông đi vào khai thác nhiều khía cạnh xung quanh ngữ cố định như định nghĩa ngữ cố định, những đặc điểm để phân biệt ngữ cố định với từ ghép, cụm từ tự do, tục ngữ, phương ngôn, đồng thời xem xét các đơn vị trung gian của từng đơn vị ấy và ngữ cố định. Ngoài ra, tác giả còn đi vào đánh giá giá trị của ngữ cố định, phân loại chúng theo những tiêu chí khác nhau, làm rõ những đặc điểm của ngữ cố định như tính biểu trưng, tính dân tộc, tính hình tượng và cụ thể, tính biểu thái. Đây là công trình cho ta cái nhìn bao quát và tương đối về thành ngữ. - Trong Cấu tạo của từ tiếng Việt hiện đại, NXB Đại học và THCN Hà Nội, 1978, Hồ Lê đã đi sâu vào tìm hiểu khái niệm và đặc điểm cấu tạo của thành ngữ. Ông 6 đã đưa ra khái niệm về thành ngữ và đi vào tìm hiểu, đề ra khái niệm về thành ngữ. Đồng thời ông cũng đi vào xem xét thành ngữ về mặt kết cấu, chỉ ra những nét khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ, ông cũng đưa ra khái niệm ngạn ngữ để phân biệt thành ngữ và tục ngữ. Ông có quan niệm gần với các nhà nghiên cứu văn học. Ông tách nội dung ra khỏi hình thức và như vậy tạo ra nhiều loại khái niệm mới, gây rắc rối và lẫn lộn, ông đã có sự phân biệt thành ngữ và ngạn ngữ là tổ hợp từ và tục ngữ là câu cố định. - Trong quyển Hoạt động của từ tiếng Việt, NXB KHXH,Hà Nội,1978, Đái Xuân Ninh đã nghiên cứu, tìm hiểu thành ngữ cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện của thành ngữ. Cụ thể, trong khi xác định, ông đều cho rằng thành ngữ và tục ngữ đều cho là “ ngôn ngữ của tiếng nói”, ông đã có sự phân biệt khá rạch ròi giữa thành ngữ và tục ngữ. Đóng góp của ông là sử dụng chức năng như một tiêu chí khu biệt, mà không căn cứ vào kết cấu ngữ pháp vì kết cấu ngữ pháp không đủ tiêu chí để khu biệt. Ông nhận định rõ “ thành ngữ là những cụm từ cố định mà các yếu tố tạo thành đã mất tính độc lập ở mức độ nào đó và kết hợp lại thành một khối lượng tương đối vững chắc và hoàn chỉnh” [ 21; tr 213] - Trong quyển Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ, NXB KHXH, Hà Nội, 2002, Hoàng Văn Hành đi vào khai thác giới thiệu nguồn gốc cũng như đặc điểm cấu tạo của thành ngữ. Ông còn lựa chọn và giải thích một số thành ngữ khó hiểu, khó dùng gắn với các điển tích, điển cố, phong tục tập quán, lễ nghi và truyền thống văn hóa của người Việt trong các giai đoạn khác nhau của lịch sử, hiểu rõ về xuất xứ hay nguyên lai của cả câu thành ngữ và nghĩa từ nguyên của các yếu tố cấu tạo nên thành ngữ. - Nguyễn Lực- Lương Văn Đang ( chủ biên) viết cuốn “ Thành ngữ tiếng Việt”, NXB KHXH, 1978, đã nghiên cứu, sưu tầm và giải thích rất nhiều thành ngữ tiếng Việt. Trên các tạp chí: - Trong Tạp chí Ngôn ngữ số 1- 1978, Bùi Khắc Việt viết “ Về tính biểu trưng của thành ngữ”. Trong bài viết này, ông đã tìm hiểu khái niệm biểu trưng trong thành ngữ, phân loại thành ngữ theo tiêu chí mức độ biểu trưng hóa cao hay thấp (phân thành hai loại: biểu trưng hóa bộ phận và biểu trưng hóa hoàn toàn). 7 - Trong bài “ Thành ngữ- tục ngữ trong ca dao”, Tạp chí văn hóa dân gian số 31999, Nguyễn Phương Châm đã nghiên cứu về vị trí xuất hiện và cấu trúc của thành ngữ trong ca dao, đưa ra nhận xét riêng về thành ngữ và tục ngữ. - Bài viết “Ruột thắt gan bào trong ca dao Nam Bộ”, Tạp chí ngôn ngữ số 112004, Trần Văn Nam đã tìm hiểu về tính biểu trưng và thống kê số lần xuất hiện của thành ngữ “Ruột thắt gan bào” trong ca dao Nam Bộ. Ông còn đề cập đến sự thay đổi về cấu trúc của thành ngữ trong ca dao. - Cù Đình Tú viết “ Hồ Chủ Tịch dùng thành ngữ- tục ngữ”, in trên Tạp chí ngôn ngữ số 2-1970 đã bàn luận về cách dùng thành ngữ- tục ngữ của Hồ Chí Minh và đưa ra những dẫn chứng cụ thể về sự khéo léo, phù hợp với từng ngữ cảnh của Bác khi dùng thành ngữ. - Bùi Thanh Lương viết “ Cách sử dụng thành ngữ mới trong một số ấn phẩm báo chí” in trên Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số 9-2006. Ông khảo sát và đưa ra hai cách tạo thành ngữ mới trên báo chí: cải biến thành ngữ quen nhưng nghĩa không thay đổi bằng cách thế từ đòng nghĩa hoặc chen từ, cải biến bằng cách sử dụng những mô hình đã có và xây dựng thành ngữ mới. Cuối cùng tác giả kết luận “ sáng tạo trong cách sử dụng thành ngữ mới góp phần làm cho tiếng Việt ngày càng phong phú, giàu đẹp”. - Nguyễn Đức Dân viết bài “ Vận dụng tục ngữ - thành ngữ và danh ngôn trên báo chí” in trên Tạp chí ngôn ngữ số 10- 2004. Ông viết: “ Tục ngữ- thành ngữ là lời ăn tiếng nói hằng ngày của người lao động, những lời nói nôm na giản dị mà giàu hình ảnh, thắm đượm tâm hồn và triết lý dân tộc.Chúng dễ hiểu với mọi người, được mọi người tiếp nhận, sử dụng và vận dụng dễ dàng. Vì vậy, sử dụng đúng, vận dụng khéo và thích hợp tục ngữ, thành ngữ sẽ làm cho bài viết thêm hấp dẫn”.Ngoài ra, ông còn chỉ ra những trường hợp sử dụng nguyên mẫu hoặc cải biên của thành ngữ- tục ngữ trên báo chí rất độc đáo và ấn tượng. - Bài viết “ Về ranh giới giữa tục ngữ và thành ngữ”,của Nguyễn Văn Mệnh in trên Tạp chí ngôn ngữ, số 3- 1972. Trong bài viết này, ông đã tập hợp nhiều ý kiến khác nhau về việc phân biệt giữa tục ngữ và thành ngữ của nhiều nhà nghiên cứu khác nhau. Ngoài ra, ông còn đưa ra ý kiến của riêng mình “ giữa thành ngữ và tục ngữ… có thể tìm ra những đặc điểm khu biệt rõ ràng ở cả hai 8 phương diện nội dung và hình thức” để giải thích sự khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ ở hai măt nội dung và hình thức. Tác giả còn kết luận “ có thể nói nội dung của thành ngữ mang tính chất hiện tượng, còn nội dung của tục ngữ mang tính chất quy luật. Từ sự khác nhau cơ bản về nội dung dẫn đến sự khác nhau cơ bản về hình thức ngữ pháp, về năng lực hoạt động trong chuỗi lời nói. Về hình thức ngữ pháp, mỗi thành ngữ là một cụm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh. Tục ngữ trhì khác hẳn. Mỗi tục ngữ là một câu”. [ 19; tr 13] - Cù Đình Tú viết “ Góp ý kiến về phân biệt giữa thành ngữ và tục ngữ” in trên Tạp chí ngôn ngữ số 1- 1973, cũng đã đưa ra ý kiến riêng của mình để phân biệt thành ngữ và tục ngữ dựa trên hai mặt chức năng cấu tạo và vận dụng trong lời nói. Ông đã đưa ra những ví dụ cụ thể, phân tích rõ ràng để chứng minh cho ý kiến của mình. - Nguyễn Thiện Giáp viết bài “ Về khái niệm thành ngữ tiếng Việt” in trên Tạp chí ngôn ngữ số 3- 1975. Ông đã xem xét, bàn luận về khái niệm thành ngữ trên cơ sở đưa ra những đặc trưng cơ bản để phân biệt thành ngữ với những đơn vị ngôn ngữ khác nhưng ông lại chưa đưa ra một khái niệm cụ thể nào về thành ngữ. Ngoài ra, vấn đề nghiên cứu việc vận dụng thành ngữ trong sáng tác văn chương cũng được nhiều sinh viên trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp đại học. Họ đã làm nổi bật việc vận dụng thành ngữ vào sáng tác của mình. Qua đó, người đọc cảm nhận tâm tư tình cảm, cách hành văn của các nhà văn. Cụ thể như: - Phùng Thị Hương Lan. Thành ngữ, tục ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng, ĐHCT, 2005 - Nguyễn Ái Xuyên. Thành ngữ, tục ngữ trong tác phẩm báo chí, ĐHCT, 2007 - Lê Thị Mỹ Mỡn. Thành ngữ, tục ngữ trong truyện ngắn của Sơn Nam, ĐHCT, tháng 5- 2004 - Võ Trang Thiên Lý. Thành ngữ, tục ngữ trong tác phẩm Nguyễn Khải, ĐHCT, tháng 5- 2006 9 - Đinh Thị Giáng Kiều. Thành ngữ- tục ngữ trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng, ĐHCT, 2006 - Lê Thị Diễm. Tìm hiểu thành ngữ trong tác phẩm Ngô Tất Tố, ĐHCT,2004 - Bùi Thị Đào. Thành ngữ trong ca dao Nam Bộ, ĐHCT, tháng 5, 2006 - Lê Thị Lệ Uyên. Thành ngữ trong văn chính luận Hồ Chí Minh, ĐHCT, tháng 5- 2003 - Nguyễn Văn Cảnh. Tìm hiểu thành ngữ đối trong tiếng Việt, ĐHCT, tháng 52002 3. Mục đích yêu cầu Với đề tài này, người viết cố gắng làm rõ khái niệm thành ngữ, đặc điểm của thành ngữ, phân biệt thành ngữ với tục ngữ và phân tích một số thành ngữ tiêu biểu trong tác phẩm của nhà văn Sơn Vương, giúp người viết và người đọc có thêm nhiều vốn hiểu biết về thành ngữ, hiểu được những điểm khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ, thấy dược giá trị và ý nghĩa biểu đạt của thành ngữ trong sáng tác văn chương. Đặc biệt, người viết sẽ cố gắng giúp người đọc thấy được việc vận dụng độc đáo, đặc sắc thành ngữ vào sáng tác văn chương của nhà văn Sơn Vương để từ đó nhận ra nét riêng, phong cách riêng độc đáo trong nghệ thuật ngôn từ của nhà văn đầu thế kỉ XX ở Nam Bộ. Tìm ra những nét đặc sắc của Sơn Vương khi vận dụng thành ngữ vào sáng tác, từ đó thấy được sự đóng góp của nhà văn cho văn chương Nam Bộ đầu thế kỉ nói riêng và văn chương Việt Nam giai đoạn giao thời nói chung. 4. Phạm vi nghiên cứu Thành ngữ có rất nhiều vấn đề để nghiên cứu tìm hiểu. Nhưng do yêu cầu của đề tài, sự rộng lớn về giá trị biểu đạt của thành ngữ và việc vận dụng thành ngữ trong giao tiếp hằng ngày của nhân dân cũng như trong văn học nghệ thuật là rất phong phú và đa dạng, mặc khác, vì thời gian có hạn, người viết chỉ đi vào nghiên cứu cách vận dụng thành ngữ trong một số truyện ngắn và tạp bút “ Bán buồn mua vui” của nhà văn Sơn Vương để phù hợp với phạm vi cho phép. Qua một số truyện ngắn và tạp bút của ông, người viết cố gắng tìm ra những nét độc đáo trong việc vận dụng thành ngữ của nhà văn trong quá trình sáng tác. 10 5. Phương pháp nghiên cứu Với đặc trưng của chuyên ngành ngôn ngữ và yêu cầu riêng của đề tài, để hoàn thành đề tài “ Thành ngữ trong một số sáng tác của nhà văn Sơn Vương”, người viết sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Đọc tác phẩm của nhà văn, gồm 12 truyện ngắn và tạp bút Bán buồn mua vui trong quyển Sơn Vương, Nhà văn, người tù thế kỉ, tập 1, NXB Văn học, 2007 do Nguyễn Q, Thắng sưu tầm, nghiên cứu - Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến thành ngữ nói chung như: từ điển, sách nghiên cứu về ngôn ngữ, các sách tham khảo… - Thống kê, phân loại, so sánh thành ngữ với tục ngữ. - Liệt kê các thành ngữ có trong tác phẩm của nhà văn Sơn Vương. - Thống kê số lượng thành ngữ và phân loại thành ngữ có trong tác phẩm. - So sánh, phân tích, tìm ra cái hay, độc đáo của nhà văn khi vận dụng thành ngữ vào sáng tác. Trong quá trình nghiên cứu, người viết sẽ đan xen, kết hợp chặt chẽ các phương pháp với nhau để bổ sung và hỗ trợ cho nhau nhằm giải quyết và triển khai tốt đề tài một cách hợp lí và khoa học nhất. 11 PHẦN HAI: NỘI DUNG CHƯƠNG 1:NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÀNH NGỮ I. Khái niệm thành ngữ và những đặc điểm của thành ngữ 1. Khái niệm thành ngữ: 1.1. Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu văn học - Chu Xuân Diên: “ Thành ngữ là những sản phẩm của sự nhận thức của nhân dân về các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan, nó chứa đựng và phản ánh tri thức của nhân dân. Những tri thức ấy sẽ được rút lại thành những khái niệm” [ 5; tr 73] - Vũ Ngọc Phan: “ Thành ngữ là một phần câu sẵn có, nó là bộ phận của câu mà nhiều người đã quen dùng nhưng tự riêng nó không diễn đạt được ý trọn vẹn.” và nó “ là cụm từ trơn tru, quen thuộc, được dùng trong câu nói thông thường cũng như dùng trong tục ngữ, ca dao, dân ca”.[ 22; tr 39] - Dương Quảng Hàm: “ Thành ngữ là lời nói do nhiều tiếng ghép lại, đã lặp thành sẵn, ta có thể mượn để diễn đạt một ý tưởng khi ta nói chuyện hoặc viết văn.” Thành ngữ còn là “ lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà diễn đạt một ý gì cho màu mè” [ 11; tr 9] - Nguyễn Xuân Kính: “ Thành ngữ là những đơn vị có sẵn mang chức năng định danh, dùng để gợi tên sự vật hoặc để chỉ tính chất, hành động. Về mặt này, thành ngữ là những đơn vị tương đương như từ.”[ 14; tr 23] - Nguyễn Khắc Phi, Lê Bá Hán, Trần Đình Sử: “ Thành ngữ là cụm từ hay ngữ cố định, bền vững, có tính nguyên khối về ngữ nghĩa không nhằm diễn trọn một ý, một nhận xét như tục ngữ mà nhằm thể hiện quan niệm dưới một hiện tượng sinh động, hàm súc. Thành ngữ hoạt động như một cụm từ trong câu.” [ 23; tr 377] Tóm lại, có rất nhiều khái niệm về thành ngữ đã được các nhà nghiên cứu văn học đưa ra. Nhìn chung, tuy đưa ra những khái niệm riêng về thành ngữ nhưng họ lại gặp nhau ở một số điểm tương đồng như: tất cả đều khẳng định thành ngữ chưa phải là câu, tự bản thân thành ngữ không nói được một ý trọn vẹn. 12 1.2. Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ - Nguyễn Văn Tu: “ Thành ngữ là cụm từ cố định mà các từ trong đó đã mất tính độc lập đến một trình độ cao về nghĩa, kết hợp làm thành một khối hoàn chỉnh, vững chắc. Nghĩa của chúng không phải do những thành tố ( từ ) tạo ra. Những từ ngữ này cũng có tính hình tượng hoặc cũng có thể không có. Nghĩa của chúng đã khác nghĩa của những từ nhưng cũng có thể cắt nghĩa bằng từ nguyên học”.[ 28; tr 187] - Đỗ Hữu Châu: ông gọi thành ngữ là “ngữ cố định”: “ Ngữ cố định là các cụm từ ( ý nghĩa có tính chất là ý nghĩa của cụm từ, cấu tạo là cấu tạo của cụm từ) đã cố định hóa nên cũng chặt chẽ, sẵn có, bắt buột, có tính xã hội như từ”. [ 2; tr 74] - Hồ Lê: “ Thành ngữ là những tổ hợp từ ( bao gồm nhiều từ hợp lại) có tính vững chắc về cấu tạo và tính bóng bẩy về ý nghĩa, dùng để miêu tả một hình ảnh, một hiện tượng, một tính cách hay một trạng thái nào đó.” [ 16; tr 97] - Cù Đình Tú: “ Thành ngữ là những tổ hợp từ mang tính chất tự do, được nhiều người cùng dùng, cùng tham gia sửa đổi dần dần, gọt giũa dần dần trong trường kì lịch sử, cuối cùng trở thành những từ cố định.” [ 31; tr 149] - Hoàng Văn Hành: “ Thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái- cấu trúc, hoàn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp thường ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ”. [ 13; t 25] - Nguyễn Thiện Giáp: “ Thành ngữ là những cụm từ cố định, vừa có tính hoàn chỉnh về ngữ nghĩa, vừa có tính gợi cảm” và “ Bên cạnh nội dung trí tuệ, các thành ngữ bao giờ cũng kèm theo các sắc thái đánh giá, cảm xúc nhất định, hoặc là kính trọng, tán thành; hoặc chê bai, khinh rẻ; hoặc ái ngại, xót thương”,[ 8; tr 80] -Nguyễn Hữu Quỳnh: “ Thành ngữ là cụm từ cố định, có tính hoàn chỉnh về nghĩa, có sắc thái biểu cảm, có tính trừu tượng và cụ thể. Phần lớn thành ngữ đồng nghĩa hoặc tương đồng với một từ (danh từ, động từ, tính từ), cụm từ cố định” [ 25; tr 212] Tóm lại, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã có sự đồng nhất với nhau rằng thành ngữ là cụm từ (hoặc tổ hợp từ) cố định về hình thức và hoàn chỉnh, bóng bẩy về nội dung. Như vậy, qua sự nhận định của các nhà nghiên cứu, chúng ta có thể rút ra kết luận rằng thành ngữ là những đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ, thường gồm một tập 13 hợp các từ có kết cấu vững chắc, cố định, bất biến, không thể tách rời và có ý nghĩa hoàn chỉnh. Nó dùng để gọi tên sự vật, hiện tượng, biểu thị khái niệm, được sử dụng tương đương như từ và có thể kết hợp với từ để tạo câu. 2. Đặc điểm của thành ngữ 2.1. Đặc điểm về nội dung 2.1.1. Tính biểu trưng Khi đọc thành ngữ, ta bắt gặp những hình ảnh, sự vật, hiện tượng của thế giới quan muôn màu, muôn vẻ và vô cùng sinh động, phong phú xuất hiện hằng ngày trong đời sống của chúng ta. Nhưng điều thành ngữ muốn nói đến không chỉ đơn giản là những hình ảnh, sự vật, sự việc cụ thể ấy mà là những ý nghĩa mang tính khái quát, phổ biến và trừu tượng ẩn sau những câu thành ngữ. Nó được gọi là tính biểu trưng của thành ngữ. Biểu trưng là lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng dựa trên cơ sở tương đồng và tiếp cận. Nhờ có tính biểu trưng mà thành ngữ có tính trừu tượng, tính dân tộc, tính cụ thể. Bởi vì biểu trưng là lấy cái vật thực, việc thực làm biểu trưng để nêu lên những đặc điểm, hành động, hiện tượng,….có tính trừu tượng, khái quát. Đây là cơ chế tất yếu mà thành ngữ sử dụng nhằm ghi nhận và diễn đạt nội dung một cách tinh tế nhất, phức tạp hơn khái niệm. Ví dụ: Thành ngữ Cháy nhà ra mặt chuột thường được nhân dân ta quen dùng để nói về sự việc “ khi có biến cố xảy ra hoặc một điều kiện bắt buộc nào đó thì những điều xấu, cái yếu kém tất yếu phải bộc lộ rõ nguyên hình, tất cả đều bị lộ tẩy, phanh phui”. Thường ngày, trong căn nhà, loài chuột vẫn gây ra bao phiền nhiễu, sục sạo, gặm nhấm, làm hư hại nhiều thứ đồ dùng. Người ta vẫn phát hiện ra chuột và tìm cách trừ khử chúng. Nhưng tiếc thay, nhà cửa nhiều ngõ ngách, lắm đồ đạc, hang hốc, chỉ cần có động tĩnh là chuột biến mất tăm, ẩn nấp kín đáo, chẳng còn thấy mặt mũi con nào. Nhưng do có sự cố nào đó, nhà lỡ bốc cháy. Trong đám cháy ấy, họ hàng nhà chuột, từ các xó xỉnh, hang hốc chạy ra hàng loạt, hoảng loạn, kêu la chí chóe. Nhiều con không chạy kịp đành chịu an phận chết thui, còn nào may phúc chạy ra khỏi đám lửa cũng hồn vía lên mây, ngẩn ngẩn ngơ ngơ, nếu có ý định giết chúng thì người ta cũng dễ 14 dàng bắt được chẳng chút khó khăn gì. Sự kiện cháy nhà, làm cho lũ chuột lộ mặt, chết chóc là một hiện thực mà người đời dễ dàng quan sát nhận biết. Cũng từ hiện thực, sự quan sát này, nhân dân ta ngẫm nghĩ, suy xét và rút ra kết luận cho đời. Thành ngữ cháy nhà ra mặt chuột là một kết luận tiêu biểu đó. Trong đó, chuột trong thành ngữ này biểu trưng cho cái xấu, cái yếu kém vốn được che kín và cố tình giấu giếm, còn nhà biểu trưng cho nơi ẩn náu, nơi trú ngụ, cũng là cái vỏ che đậy nói chung. Vậy là, cháy nhà, tức làm mất cái vỏ che đậy đi, mất nơi ẩn nấp cuối cùng. Theo đó, cái được che đậy bị lộ rõ và trở nên dễ bị phát hiện. Một ví dụ nữa về tính biểu trưng của thành ngữ là thành ngữ Cả vú lấp miệng em. Khi đọc thành ngữ này, ta nhận ra được hình ảnh quen thuộc thường thấy là nhiều bà mẹ, khi nghe trẻ khóc, họ không cần dỗ dành, vỗ về mà lập tức dùng ngay bầu vú sẵn có đang căng sữa của mình để cho đứa bé bú và lấp luôn miệng đứa bé. Nhờ được bú sữa mà đứa bé không còn la khóc gì nữa... Câu thành ngữ miêu tả hình ảnh thân thuộc, dễ dàng nhìn thấy ngoài đời mà bình thường chúng ta hay bắt gặp hằng ngày đã được dân gian khai thác và khái quát thành câu cả vú lấp miệng em nhằm chỉ hiện tượng dùng quyền lực, thế mạnh của mình để chèn ép, lấn át kẻ khác. Ở đây, vú là bầu sữa mẹ, được dùng để biểu trưng cho thế mạnh, cho sự lợi thế, trong khi đó, em vừa là từ xưng gọi em bé, vừa là từ biểu trưng cho người cấp dưới, người yếu thế hơn. Miệng trong câu thành ngữ này không chỉ đơn thuần là miệng ăn, miệng bú mà còn là miệng nói. Miệng biểu trưng cho lời nói, cho ý kiến, cho đề nghị, phê bình, phản đối của người khác đối với người trên. Còn lấp là hành động che, bịt lại, không cho lộ ra, không cho phát ngôn, không cho nói. Cả là to lớn, là cấp trên, là kẻ có quyền lực. Sự giao kết của các yếu tố, nhất là nghĩa biểu trưng của chúng đã tạo ra câu cả vú lấp miệng em, nhằm hàm chỉ một thói xấu của người đời hay ỷ vào thế lực, sức mạnh để chèn ép, lấn át ngươì kém mình về thế lực và địa vị trong cuộc sống. Như vậy, ta có thể nhận dịnh rằng: biểu trưng trong thành ngữ là lấy những vật thực, việc thực, cụ thể, riêng lẻ trong cuộc sống để nói dến cái khái quát, trừu tượng, gợi lên một ý nghĩa sâu xa lớn lao. Trong thành ngữ người ta thường thấy những phương thức biểu trưng sau: *So sánh: - A như B 15 Ví dụ: Thành ngữ Nhanh như cắt, ta thấy cái hành động “ nhanh” của con người (A) được so sánh như “ cắt”- tức là chim cắt (B), một loài chim bay rất cao, mắt rất tinh, nhìn thấy con mồi từ độ cao hàng trăm mét so với mặt đất. Khi phát hiện con mồi, nó lập tức bổ nhào xuống với tốc độ cưc nhanh, y như một lưỡi dao cắt qua khoảng không bén ngọt. Thành ngữ nhanh như cắt diễn tả một hành động nhanh, chớp nhoáng, gọn và quyết liệt. Tuy nhiên, trong thành ngữ tiếng việt cũng có một số thành ngữ chỉ có từ so sánh (từ “như”) và cái so sánh (B) theo công thức: “ … như B” Ở những thành ngữ này, cái được so sánh không xuất hiện trong văn bản nhưng người đọc vẫn hội ý được ý nghĩa sâu xa của nó. Cụ thể, thành ngữ Như bóng với hình nêu lên hình ảnh “bóng và hình” luôn đi liền với nhau, hình đi đâu bóng theo đó, gắn kết chặt chẽ. Qua đó nói đến sự thân thiết, gắn bó bền chặt, không thể tách rời nhau. Ngoài ra, còn có những thành ngữ chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ. Về bản chất, ẩn dụ cũng là so sánh, nhưng nó là so sánh ngầm, từ so sánh không hề hiện diện. Cấu trúc bề mặt của thành ngữ loại này không phản ánh cái nghĩa đích thực của chúng. Cấu trúc đó chỉ giúp ta hiểu được cái nghĩa căn bản của câu thành ngữ, rồi trên nền tảng đó, chúng ta mới rút ra, nhận thấy và hiểu được cái ý nghĩa đích thực của thành ngữ. Nó dùng tên của đối tượng này để gọi tên của đối tượng khác dựa trên mối quan hệ tương đồng giữa các sự vật và hiện tượng Cụ thể hơn, ta xét thành ngữ ngã vào võng đào. Cấu trúc bề mặt của thành ngữ này cho ta thấy: - Có người nào đó bị ngã- tức là gặp tai nạn, không may. - Ngã, nhưng rơi vào võng đào ( một loại võng được coi là sang trọng, tốt và quý)- tức là vẫn được đỡ bằng cái võng êm, quý, sang, không mấy ai và không mấy lúc được ngồi, nằm vào đó. Từ cách hiểu căn bản qua cấu trúc bề mặt này, người ta rút ra và nhận thấy ý nghĩa sâu xa, đích thực của câu thành ngữ như sau: Gặp tình huống không may 16 nhưng thực ra là rất may ( và thích gặp tình huống đó hơn là không gặp vì có lợi hơn là lúc không gặp). Một ví dụ nữa, xét thành ngữ “ Nuôi ong tay áo”. Cấu trúc bề mặt của thành ngữ này cho ta thấy: - Có một người nào đó đang nuôi ong trong tay áo của mình - Đó là hành động không nên làm và vô cùng có hại nhưng họ không biết cái hại đang tiềm ẩn ấy. Từ cách hiểu căn bản qua cấu trúc bề mặt này, người ta rút ra và nhận thấy ý nghĩa sâu xa, đích thực của câu thành ngữ như sau: trên thực tế, không có ai nuôi ong trong tay áo của mình. Nhưng khi xét về mặt đặc trưng, ong là loài nguy hiểm, chích rất đau và có chất độc, có thể hại đến mạng người, và nó biểu hiện cho kẻ xấu, cái xấu. Còn “tay áo” có nghĩa biểu trưng là nơi che chỡ, bảo vệ, nơi trú ngụ. Thành ngữ “Nuôi ong tay áo” có nghĩa biểu trưng là chúng ta đang nuôi dưỡng, bao bọc, chở che cho những kẻ nguy hiểm, xấu xa, có thể hại ta bất cứ lúc nào. Có hai loại thành ngữ được cấu tạo theo phương thức ẩn dụ: - Thành ngữ ẩn dụ đơn, dựa trên cơ sở một hình ảnh. Ví dụ: Chuột sa chĩnh gạo; Cả vú lấp miệng em; Có nếp có tẻ; Cá nằm trên thớt…. - Thành ngữ ẩn dụ kép, dựa trên cơ sở hai hình ảnh bổ sung cho nhau. Cụ thể là: + Hai hình ảnh điệp ý. Ví dụ: mèo mả gà đồng; đao to búa lớn; đánh trống khua chiêng .…. + Hai hình ảnh đối ý. Ví dụ: xanh vỏ đỏ lòng; già trái non hột; con nhà lính tính nhà quan ….. Bên cạnh đó, tính biểu trưng của thành ngữ còn biểu hiện ở phương thức hoán dụ. Hoán dụ cũng giống như ẩn dụ, là thành ngữ mang hình thức chuyển nghĩa tên gọi của đối tượng này cho đối tượng khác. Nó được hình thành trên cơ sở lấy sự vật hiện tượng này để nêu lên sự vật hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ liên tục và gần nhau giữa hai đối tượng. Do vậy, mối quan hệ liên tưởng trong hoán dụ mang tính khái quát cao và có thực trong cuộc sống. 17 Ví dụ: Xẻ nghé tan đàn Vắt chanh bỏ vỏ Đầu trâu mặt ngựa Như vậy, tính biểu trưng của thành ngữ ngữ được thể hiện qua ba phương thức : so sánh, ẩn dụ, hoán dụ. Nhờ có tính biểu trưng mà thành ngữ có sự diễn đạt trôi chảy, gây ấn tượng và ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc và những hình ảnh được nêu trong thành ngữ trở nên sinh động, ngắn gọn, súc tích, tạo ấn tượng mạnh mẽ. 2.1.2. Tính hình tượng Do thành ngữ mang tính biểu trưng nên nó cũng tạo ra tính hình tượng. Đây là kết quả tất yếu.Tính hình tượng sẽ giúp thành ngữ tái hiện lại những sự vật, sự việc, hiện tượng… của chính đời sống, hiện thực khách quan tác động mạnh mẽ đến người nghe, người đọc. Họ sẽ hình dung, tưởng tượng ra những sự vât, sự việc ấy và qua đó, hiểu được dụng ý sâu xa của câu thành ngữ mang lại. Cụ thể, xét thành ngữ Kiến bò miệng chén. Khi đọc đến thành ngữ này ta sẽ hình dung ra được hình ảnh của con kiến cứ mãi bò quanh miệng chén theo hình vòng tròn và nó cứ lặp đi lặp lại mãi, không biết lối ra. Qua đó, ta thấy được cảnh cùng quẩn, không có lối thoát của một kiếp người. Xét tiếp một ví dụ nữa về tính hình tượng của thành ngữ. Đó là thành ngữ nhà tranh vách đất. Khi đọc đến câu thành ngữ này, trước mắt ta đang hiện lên hình ảnh một ngôi nhà mà mái nhà lợp bằng cỏ tranh, tường bằng đất trộn lẫn rơm rạ. Qua đó ta biết được ý nghĩa của câu thành ngữ này đang nói đến cảnh nghèo khó, cơ hàn của người dân 2.1.3. Tính cụ thể Khi thành ngữ mang tính hình tượng thì đồng thời nó cũng mang tính cụ thể. Tính cụ thể của thành ngữ thể hiện ở tính bị qui định về phạm vi sử dụng, không phải thành ngữ nào cũng dùng cho bất cứ sự vật, hiện tượng. Do nghĩa của thành ngữ thường vượt ra khỏi nghĩa trực tiếp của các sự vật, hiện tượng nên chúng lại có giá trị 18 phổ biến, khái quát. Như vậy, dường như trong thành ngữ có sự trái ngược giữa tính cụ thể và tính khái quát phổ biến. Thực ra, tính phổ biến khái quát của ý nghĩa các thành ngữ vẫn bị chi phối bởi tính cụ thể. Tính cụ thể, như trên đã nói, đã bị chi phối bởi tính qui định về phạm vi sử dụng. - Thứ nhất: tuy có ý nghĩa phổ biến khái và quát, song các thành ngữ không phải có thể dùng cho bất cứ sự vật, hiện tượng nào. Ví dụ: Thành ngữ “ Chuột chạy cùng sào” có thể dùng rất nhiều cho tình huống cá nhân và xã hội khác nhau: quân sự, chính trị, kinh tế, sự làm ăn, kinh doanh… Nhưng vì nó nhắc đến “ chuột”, một con vật bị mọi người khinh bỉ, cho nên thành ngữ này không thể dùng tự do để nói đến bất cứ người nào, mà nó chỉ dùng cho những vật mà chúng ta coi thường, thù ghét đang bị dồn vào thế bị động, bước đường cùng, không còn lối thoát. - Thứ hai: mỗi thành ngữ thường chỉ nêu bật một khía cạnh nào đó của tính chất, đặc điểm… được nói đến và tính cụ thể của thành ngữ lại bị qui định về sắc thái ý nghĩa. Ví dụ: Cùng chỉ sự lúng túng nhưng thành ngữ “lúng túng như gà mắc tóc” nói đến tình trạng lúng túng do sa vào nhiều sự việc rắc rối dồn dập mà không tìm được cách giải quyết. Còn “ lúng túng như thợ vụng mất kim” nói đến sự lúng túng không phải vì sa vào nhiều sự việc rắc rối mà là do chỗ chưa có kinh nghiệm, lại mất phương hướng. Hoặc “ lúng túng như chó ăn vụng bột” là nói đến sự lúng túng của những người phạm sai lầm, muốn che giấu lỗi lầm của mình song tang chứng vẫn sờ sờ ra đấy… Tính quy định về sắc thái làm cho nghĩa của các thành ngữ bị hẹp lại. Do đó, tính cụ thể của thành ngữ tăng lên. Mà cái sắc thái của thành ngữ có được lại được suy ra từ các tài liệu- tức là các sự vật, sự việc được dùng làm tính biểu trưng. Cho nên, muốn hiểu được thật chắc, đúng đắn, tinh tế các thành ngữ, cần phải hiểu thật thấu đáo chính những tài liệu thực tế được đưa vào thành ngữ. Thông thường, nếu không quan sát những hình ảnh như con gà mắc tóc, thợ may vụng về đang may vội mà lại mất 19 kim, con chó ăn vụng bột trắng dính mỏm mà bị chủ bắt gặp…. thì sẽ không thấy những cái tài tình trong các thành ngữ vừa dẫn. 2.1.4. Tính biểu thái Biểu thái thể hiện ở thái độ đánh giá của người sử dụng thành ngữ về đối tượng được họ nói đến. Đó chính là sự lựa chọn, cân nhắc của người nói, người viết khi muốn dùng thành ngữ để nói đến một đối tượng nào đó. Hay nói cách khác, tính biểu cảm của thành ngữ đòi hỏi người sử dụng thành ngữ phải linh hoạt, chú ý đến đối tượng được đề cập là tốt hay xấu, trân trọng hay khinh thường…. mà lựa chọn thành ngữ có yếu tố biểu trưng và cả nội dung biểu đạt phù hợp nhất. Khi lựa chọn thành ngữ phù hợp với đối tượng được đề cập thì ý nghĩa của thành ngữ được biểu đạt mới có giá trị, mới thể hiện được ý tưởng cần gửi gắm của người sử dụng. Ví dụ: Thành ngữ “ Chuột chạy cùng sào” chỉ dùng cho những người mà chúng ta có thái độ coi thường, khinh bỉ, thù ghét và họ đang bị dồn vào thế bị động, bước đường cùng, không còn lối thoát. Thành ngữ này không thể dùng tự do và tùy tiện cho bất cứ ai. Ngoài ra, sắc thái biểu cảm của thành ngữ mang tính khái quát, tính chung, không mang tính cụ thể, riêng biệt. Khi tìm hiểu về cấu tạo của thành ngữ, ta thấy rằng, về mặt hình thức, thành ngữ thường hài hòa về âm thanh, trong đó yếu tố quan trọng là vần, nhịp và kiến trúc sóng đôi. Về măt nội dung, thành gữ được cấu tạo theo qui tắc chuyển nghĩa hoặc so sánh để tạo nghĩa biểu trưng. Mặc khác, các thành ngữ so sánh lại thường có ý nghĩa biểu trưng thấp so với các thành ngữ được cấu tạo theo qui tắc chuyển nghĩa bằng ẩn dụ và hoán dụ. Ví dụ: Thành ngữ so sánh: Lạnh như tiền; Rách như tổ đĩa; Đắt như tôm tươi; Như mở cờ trong bụng Thành ngữ ẩn dụ: Chó mặc váy lĩnh; Cá nằm trên thớt; Đao to búa lớn Thành ngữ hoán dụ: Một nắng hai sương; Cày sâu cuốc bẫm; Đầu tắt mặt tối; Tay lấm chân bùn 20 Tải về bản full

Từ khóa » Có Câu Lúng Túng Như Thợ Vụng Mất .... Cái Gì