Thành Phần Dân Tộc Trên địa Bàn Tỉnh Thái Nguyên
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Quá trình hình thành và phát triển
- Chức năng, nhiệm vụ
- Sơ đồ tổ chức bộ máy
- Lãnh đạo ban
- Các phòng chuyên môn
- Tin tức sự kiện
- Thông tin chỉ đạo điều hành
- Thông tin, tuyên truyền
- Với đồng bào dân tộc thiểu số
- Tin hoạt động
- Bác Hồ với các dân tộc
- Đại hội ĐB các DTTS lần 3, năm 2019
- Hoạt động Đảng, Đoàn thể
- Chủ trương - chính sách
- Chuyển đổi số
- Thủ tục hành chính
- Thủ tục hành chính
- Biểu mẫu hồ sơ
- Công bố, công khai minh bạch
- Thông tin Chính sách pháp luật
- Thông tin Ngân sách tài chính
- Thông tin Tổ chức cán bộ
- Thông tin Nội dung khác
- Liên hệ
- Các dân tộc tỉnh Thái Nguyên/
2017-07-11 15:16:00.0
Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km². Tỉnh có 9 đơn vị hành chính có 2 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện. Các đơn vị hành chính này được chia thành 180 đơn vị hành chính cấp xã (gồm có 30 phường, 10 thị trấn, và 140 xã, với 3.032 thôn, bản, tổ dân phố), trong đó có 124 xã (với 1985 xóm, bản) vùng dân tộc và miền núi.Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km². Tỉnh có 9 đơn vị hành chính có 2 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện. Các đơn vị hành chính này được chia thành 180 đơn vị hành chính cấp xã (gồm có 30 phường, 10 thị trấn, và 140 xã, với 3.032 thôn, bản, tổ dân phố), trong đó có 124 xã (với 1985 xóm, bản) vùng dân tộc và miền núi.
Theo số liệu thống kê 2010, dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.131.300 người, trong đó nam có 558.900 người chiếm 49,4% và nữ là 572.400 người chiếm 50,6%, tỉ số giới tính nam/nữ là 97,6/100. Tổng dân số đô thị là 293.600 người (25,95%) và tổng dân cư nông thôn là 837.700 người (74,05%). Số con trên mỗi phụ nữ là 1,9 và tỉ lệ tăng dân số là 0,53% bằng một nửa số với tỉ lệ tăng của cả nước là 1,05%. Năm 2015 theo số liệu thống kê dân số toàn tỉnh là 1.207.000 người, chủ yếu tăng do nhập cư từ các tỉnh khác đến thường trú tại tỉnh để làm việc tại các khu công nghiệp. Tỉnh Thái Nguyên hiện có 46 dân tộc trên tổng số 54 dân tộc sinh sống tại Việt Nam, trong đó 8 dân tộc đông dân nhất là: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao, Mông, Hoa (Theo số liệu điều tra dân số nhà ở năm 2009).
Dân tộc | Dân số (người) | Tỉ lệ so với tổng dân số tỉnh | Dân số đô thị (người) | Tỉ lệ so với dân số dân tộc | Dân số nông thôn (người) | Tỉ lệ so với dân số dân tộc |
Kinh | 821.083 | 73,1% | 249.305 | 30,4% | 571.778 | 69,6% |
Tày | 123.197 | 11% | 21.319 | 17,3% | 101.878 | 82,7% |
Nùng | 63.816 | 5,7% | 7.716 | 12,1% | 56.100 | 87,9% |
Sán Dìu | 44.134 | 3,9% | 3.941 | 8,9% | 40.193 | 91,1% |
Sán Chay | 32.483 | 2,9% | 1.101 | 3,4% | 31.382 | 96,6% |
Dao | 25.360 | 2,3% | 1.186 | 4,7% | 24.174 | 95,3% |
Mông | 7.230 | 0,6% | 237 | 0,03% | 6.993 | 99,97% |
Hoa | 2.064 | 0,18% | 712 | 34,5% | 1.352 | 65,5% |
DT khác | 3755 | 1749 | 46,57% | 2006 | 53,43 |
Các dân tộc thiểu số: Trên địa bàn tỉnh có 45 dân tộc thiểu số trên tổng số 54 dân tộc tại Việt Nam sinh sống, trong đó 7 dân tộc thiểu số đông dân nhất là: Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao, Mông, Hoa, theo điều tra tra dân số nhà ở năm 2009 các dân tộc thiểu số của tỉnh Thái Nguyên là 302.039 người chiếm tỷ lệ 27%. Theo số liệu điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số Việt nam 01/7/2015. Tỉnh Thái Nguyên có 339.036 người dân tộc thiểu số chiếm 28% dân số toàn tỉnh (tăng 1% so với năm 2009). - Người Tày: Năm 1999 dân tộc Tày có 106.238 người, đứng hàng thứ hai trong các dân tộc của tỉnh (chiếm 10,15%). Họ có mặt ở tất cả các huyện thị xã, thành phố trong tỉnh, tập trung đông nhất là ở huyện Định Hoá (41,1%), tiếp đến là các huyện: Phú Lương (18,6%), Đại Từ (12,7%), Võ Nhai (12,5%). Trong vòng 10 năm đến năm 2009 người Tày đã tăng lên 123.197 người ( tăng 15,96%). - Người Nùng: Trong quá trình phát triển tộc người, người Nùng ở Việt Nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng có nhiều nhóm Nùng đến sớm đã bị Tày hoá, còn những nhóm Nùng hiện nay được biết đến thì tới Việt Nam chỉ khoảng vài trăm năm nay. - Người Sán Dìu: tự gọi mình là Sán Dìu (Sán Dao/Sán Dìu). Các cộng đồng láng giềng gọi họ bằng nhiều tên khác nhau: Trại Đất, Trại ruộng, Mán Quần Cộc, Mán Váy Xẻ, Sán Nhiều, Slán Dao. Các nhà ngôn ngữ học xếp dân tộc Sán Dìu vào nhóm ngôn ngữ Hán, thuộc ngữ hệ Hán-Tạng. - Người Sán Chay: bao gồm hai nhóm là Cao Lan và Sán Chí, đều là những cộng đồng mới di cư sang Việt Nam cách đây một vài trăm năm. Trong Đại Nam nhất thống chí, ở mục Phong tục tỉnh Thái Nguyên khi đề cập tới người Cao Lan có ghi: Mán Cao Lan cứ ba năm một lần thay đổi chỗ ở, không ở chỗ nào nhất định. - Người Dao: Ở Thái Nguyên thuộc 3 nhóm địa phương: Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt và Dao Lô Gang. Dao Quần Chẹt tập trung chủ yếu ở huyện Đại Từ, Dao Đỏ cư trú phân tán ở huyện Phú lương và Đồng Hỷ, Dao Lô Gang tập trung ở huyện Võ Nhai. Ngoài ra, người Dao còn cư trú rải rác ở Định Hoá, Phổ Yên... Tuy thuộc 3 nhóm khác nhau nhưng đều tự gọi là Dao Đại Bản (Tầm Mả Miền), cùng nói phương ngữ Kiềm Miền - Người Mông: Theo số liệu của Ban chỉ đạo cuộc Tổng điều tra dân số Việt Nam năm 1979 thì vào năm này tỉnh Bắc Thái nói chung, Thái Nguyên nói riêng mới có số liệu về người Mông. Năm 1979, toàn tỉnh Bắc Thái có 650 người Mông thì tại khu vực Thái Nguyên ngày nay có 644 người, trong đó gần 80% tập trung ở huyện Võ Nhai. Sau đó 10 năm (1989) dân số Mông ở Thái Nguyên đã lên tới 2.264 người, huyện có đông người Mông nhất là Đồng Hỷ tăng từ 54 người lên 1.022 người (tăng tuyệt đối 968 người), huyện Võ Nhai mặc dù đã tăng từ 513 người lên 923 người (tăng tuyệt đối 410 người) nhưng lại xuống vị trí thứ hai. Đến năm 1999, dân số Mông trong toàn tỉnh đã lên tới 4.831 người, tăng hơn gấp đôi trong 10 năm và năm 2009 đã tăng lên 7.230 người (tăng 49,65%). - Người Hoa: Những người Hoa đầu tiên đã có mặt ở Thái Nguyên khoảng trên dưới 150 năm. Họ là lưu dân có nguồn gốc từ các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây tại Trung Quốc. Tổ tiên của một bộ phận trong số họ vốn là những nông dân nghèo đói phải phiêu bạt mưu sinh, một số ít khác có thể là hậu duệ những chiến binh của phong trào Thái Bình Thiên Quốc chống lại nhà Thanh, bị đàn áp nên trốn sang Việt Nam. Khoảng những năm 60-70 của thế kỷ trước, một bộ phận người Hoa cũng chuyển từ Hà Cối (Quảng Ninh) về Thái Nguyên lập nghiệp. - Các dân tộc thiểu số khác: (38 dân tộc) có 3.755 người gồm nhiều dân tộc khác nhau mới nhập cư đến từ các tỉnh khác vào thời kỳ của những năm 60 thế kỷ 20 trở lại đây từ bằng những con đường nhhư đến học tập, công tác, hoặc lấy vợ, lấy chồng về Thái Nguyên sinh sống rồi định cư tại đây. Trong các dân tộc khác đáng chú ý là Dân tộc Ngái người Ngái ở Thái Nguyên theo Tổng điều tra dân số ngày 1/4/1999 tỉnh Thái Nguyên chỉ có 422 nhân khẩu, sinh sống phân tán ở các huyện Đại Từ (110 người, nam: 60, nữ: 50), thành phố Thái Nguyên (86 nhân khẩu, nam: 42, nữ: 44), Phổ Yên (31 nhân khẩu, nam: 21, nữ: 10). Người Ngái còn phân bố ở các huyện Phú Lương và Đồng Hỷ. Dân tộc Ngái không có các thôn bản riêng, họ sống xen kẽ với người Kinh, Tày, Hoa và Sán Dìu
Nguồn số liệu: Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. Năm 2009. Tài liệu về Dân cư-Dân tộc
Nông Văn Trân - Chuyên viên cao cấp, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên
Các tin khác
- Họp Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên lần thứ IV - năm 2024 - 2024-10-10 18:17:00.0
- Lễ Kỳ yên của dân tộc Ngái - 2024-08-20 16:23:00.0
- Ngày 25/6, huyện Phú Bình là địa phương cuối cùng của Thái Nguyên tổ chức Đại hội Đại biểu các Dân tộc thiểu số (DTTS) cấp huyện năm 2024 - 2024-07-06 10:26:00.0
- Ra quân điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 - 2024-07-01 15:39:00.0
- Huyện Phú Bình tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024 - 2024-06-25 10:52:00.0
- Đại hội đại biểu dân tộc thiểu số huyện Định Hóa lần thứ IV - năm 2024 - 2024-06-21 09:13:00.0
- Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Phổ Yên lần thứ II - năm 2024 - 2024-06-18 09:16:00.0
- Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Đại Từ lần thứ IV - năm 2024 - 2024-06-18 07:33:00.0
- Huyện Phú Lương Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Phát triển - 2024-06-15 21:41:00.0
- Các dân tộc thành phố Thái Nguyên đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững - 2024-06-14 21:29:00.0
Bản đồ hành chính
Văn bản mới- Quyết định cong khai ket qua danh gia xep loai chat luong cong chuc nam 2024
- Kết luận 01 Thanh tra kết quả thực hiện Quyết định số 12.2018 về người có uy tín
- Thông báo về việc tiếp tục tuyển chọn đơn vị chủ trì liên kết thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị thuộc CT MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS &MN
- DỰ ÁN LIÊN KẾT
- Triển khai thực hiện Đề án tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý thuộc phạm vi quản lý tỉnh Thái Nguyên tại Ban Dân tộc
- Báo cáo kết quả kê khai, công khai tài sản, thu nhập năm 2023
- QĐ ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở Ban Dân tộc tỉnh
- KH triển khai thực hiện Đề án tổng thể kiểm kê tài sản
- Quyết định phê duyệt quy trình nội bộ TTHC lĩnh vuc kinh te hop tac
- Danh mục hồ sơ phải số hoá lĩnh vực dân tộc.signed
Liên kết website
Chọn liên kết Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên Đài TT-TH thành phố Thái Nguyên Ủy ban dân tộc Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Thái Nguyên Sở Xây dựng Sở Tư pháp Sở Tài Chính Sở Tài nguyên & Môi trường Sở Nội vụ Sở LĐ, TB & XH Sở Giáo dục & Đào tạo Sở Giao thông Vận tải Sở Công thương Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Cổng thông tin điện tử Chính phủ Sở Y tế Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sở Thông tin và Truyền thông Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sở Ngoại vụ Sở Khoa học và Công nghệ Thanh tra tỉnhThống kê truy cập
Đang truy cập: 1
Tổng truy cập: 3877525
Từ khóa » Tỉnh Thái Nguyên Có Bao Nhiêu Dân Tộc
-
Các Dân Tộc Tỉnh Thái Nguyên
-
Thái Nguyên – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giới Thiệu Chung Về Tỉnh Thái Nguyên
-
TỈNH THÁI NGUYÊN - Trang Tin điện Tử Của Ủy Ban Dân Tộc
-
Kết Quả Sau 5 Năm Thực Hiện Nghị Quyết Trung ương 7 (Khoá IX) Về ...
-
Thái Nguyên: Hơn 80% Số Hộ Dân Tộc Thiểu Số đã Tiếp Cận Internet
-
Tỉnh Thái Nguyên - Cổng Thông Tin điện Tử Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư
-
Tổng Quan Về Thái Nguyên
-
Đảm Bảo An Sinh Xã Hội Cho đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số ở Thái Nguyên
-
Thực Hiện Công Tác Dân Tộc ở Tỉnh Thái Nguyên: Tự Tin đón Vận Hội
-
Sức Hút Du Lịch Vùng đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số ở Tỉnh Thái Nguyên.
-
Thái Nguyên: Thiết Thực Chăm Lo đời Sống đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số
-
Thái Nguyên Tổng Kết Tổng điều Tra Dân Số Và Nhà ở Và Công Bố Kết ...