Thành Phần Trong Khói Thuốc Lá

THÀNH PHẦN TRONG KHÓI THUỐC LÁ

Trong khói thuốc lá chứa hơn 7000 chất. Trong đó có hàng trăm loại có hại cho sức khỏe, 70 chất gây ung thư, bao gồm chất gay nghiện và các chất gây độc, chia ra làm 4 nhóm chính:

1. Nicotine: Nicotine là một chất không màu, chuyển thành màu nâu khi cháy và có mùi khi tiếp xúc với không khí. Nicotine được hấp thụ qua da, miệng và niêm mạc mũi hoặc hít vào phổi. Người hút thuốc trung bình đưa vào cơ thể 1 đến 2 mg nicotine mỗi điếu thuốc hút. Hút thuốc lá đưa nicotine một cách nhanh chóng đến não, trong vòng 10 giây sau khi hít vào. Tác dụng gây nghiện của nicotine một cách nhanh chóng đến não, trong vòng 10 giây sau khi hít vào. Tác dụng gây nghiện của nicotine chủ yếu là trên hệ thần kinh trung ương với sự có mặt của các thụ thể nicotine trên các tế bào thần kinh tại “trung tâm thưởng” ở hệ viền não bộ, các hóa chất trung gian dẫn truyền thần kinh bao gồm dopamin, serotonine, noradrenaline được phóng thích. Chúng gây ra nhiều tác động tâm thần kinh như là cảm giác sảng khoái, tâm trạng vui vẻ, tăng chú ý, tăng hoạt động nhận thức và trí nhớ ngắn hạn. Não bộ nhanh chóng nhận ra rằng có thể dùng thuốc lá để kích thích bài tiết dopamin và như vậy khởi động quá trình hút thuốc lá kéo dài nhiều năm tháng. Hiệu ứng tâm thần kinh đó”.

  1. Monoxit carbon (khí CO):

Khí CO có nồng độ cao trong khói thuốc lá và sẽ được hấp thụ vào máu, gắn với hemoglobine với ái lực mạnh hơn 210 lần oxy. Khí CO đi nhanh vào máu và chiếm chỗ của oxy trên hồng cầu. Ái lực của hemoglobine hồng cầu với CO mạnh gấp 210 lần so với O2 và như thế sau hút thuốc lá, một lượng hồng cầu trong máu tạm thời mất chức năng vận chuyển O2 vì đã gắn kết với CO. Hậu quả là cơ thể không đủ oxy để sử dụng

  1. Các phân tử nhỏ trong khói thuốc lá:

Khói thuốc lá chứa nhiều chất kích thích dạng khí hoặc dạng hạt nhỏ. Các chất kích thích này gây nên các thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế quản dẫn đến tăng sinh các tuyến phế quản, các tế bào tiết nhầy và làm mất các tế bào có lông chuyển. Các thay đổi này làm tăng tiết nhày và giảm hiệu quả thanh lọc của thảm nhày-lông chuyển. Phần lớn các thay đổi này có thể hồi phục được khi ngừng hút thuốc. 4. Các chất gây ung thư: Trong khói thuốc lá có khoảng 70 chất có tính chất gây ung thư, ví dụ như hợp chất thơm có vòng đóng, Benzopyrene hay các Nitrosamine. Các hoá chất này tác động lên tế bào bề mặt của đường hô hấp gây nên tình trạng viêm mạn tính, phá huỷ tổ chức, biến đổi tế bào dẫn đến dị sản, loạn sản rồi ác tính hoá.

Thực trạng sử dụng thuốc lá:

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 1,3 tỷ người hút thuốc lá, 84% số người hút thuốc lá sống tại các nước đang phát triển.

Việt Nam nằm trong nhóm 15 quốc gia có số lượng người sử dụng thuốc lá cao hàng đầu thế giới. Tỷ lệ đang hút thuốc lá, thuốc lào hiện nay (tổng dân số từ 15 tuổi trở lên) là 23,8% tương đương 15,3 triệu người, trong đó, tỷ lệ hút thuốc lá điếu là 19,9% (khoảng 12,8 triệu người), tỷ lệ hút thuốc lào là 6,4% (khoảng 4,1 triệu người), còn lại là tỷ lệ sử dụng các dạng thuốc lá khác. Trong số người trưởng thành, tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới là 47,4% và ở nữ giới là 1,4%. Nhóm tuổi có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất là trong độ tuổi lao động (từ 25 đến 50 tuổi). Tỷ lệ hút thuốc lá ở nông thôn cao hơn so với thành thị, người nghèo có tỷ lệ hút thuốc lá cao hơn người giàu. Thanh thiếu niên bắt đầu sử dụng thuốc lá sớm và dễ dàng tiếp cận thuốc lá.

Đối với người hút thuốc lá thụ động: tỷ lệ bị phơi nhiễm với khói thuốc lá tại nhà là 67,6% và tại nơi làm việc là 49,0%. Đặc biệt, tỷ lệ phơi nhiễm với khói thuốc lá ở nhà của phụ nữ gần 70%, của trẻ em gần 50%. Như vậy, số người phải thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động ở nước ta rất cao.[1]

Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người và kinh tế- xã hội:

Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người:

Hút thuốc lá là nguyên nhân của 25 căn bệnh, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như: ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch và các bệnh khác (ung thư vòm họng, ung thư da, loãng xương, ung thư thanh quản, phế quản, đục nhãn mắt, loét dạ dày, liệt dương, giảm khả năng sinh sản…) do khói thuốc lá có chứa hơn 7.000 chất hoá học, trong đó có nicotine là chất gây nghiện và khoảng 70 chất là tác nhân gây ung thư, điển hình là các chất như nhựa thuốc lá (tar), benzen, carbon monoxide.... Người nghiện thuốc lá có nguy cơ tử vong cao gấp 2,5 đến 10 lần so với người không hút thuốc lá.

Hút thuốc lá thụ động cũng là một nguy cơ lớn ảnh hưởng tới sức khỏe do khói tỏa ra từ đầu điếu thuốc lá đang cháy độc hại hơn khói thuốc lá do người hút thở ra. Người thường xuyên hít phải khói thuốc lá có nguy cơ bị ung thư phổi cao hơn 26% so với người không hít phải khói thuốc lá. Khói thuốc lá thụ động là một trong các tác nhân gây nhiều bệnh về tim mạch, phổi, làm suy giảm chức năng hô hấp và ảnh hưởng tới chức năng sinh sản ở cả nam và nữ. Khói thuốc lá thụ động làm tăng nguy cơ bệnh tim lên 25 - 30%, mắc bệnh phổi lên 25% và tăng nguy cơ đột quỵ lên 82% [2].

Tại Việt Nam, trong số 4 nguyên nhân gây tử vong cao thì thuốc lá đứng hàng thứ hai sau HIV và tiếp theo thuốc lá là rượu và tai nạn giao thông. Đối với nam giới, thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong sớm với gần 11% tổng số ca tử vong[3]. Tổ chức Y tế thế giới ước tính, mỗi năm Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá và nếu không có biện pháp kịp thời, đến năm 2030, con số này sẽ tăng lên tới 70.000 người (gấp gần 4 lần số ca tử vong vì tai nạn giao thông đường bộ tại nước ta mỗi năm).

Tác hại của thuốc lá đối với kinh tế - xã hội:

Thuốc lá gây thiệt hại 500 tỷ đô la mỗi năm cho nền kinh tế thế giới. Ước tính, chi phí y tế điều trị các bệnh liên quan đến thuốc lá, giảm năng suất lao động và các chi phí xã hội khác chiếm 3,6% GDP.[4] Chi phí xã hội cho việc sử dụng thuốc lá tại các nước rất cao, ví dụ: Tại Mỹ, mức tổn thất này được ước tính là 184,5 tỷ đô la Mỹ (USD) mỗi năm; tại Đức là 24,4 tỷ USD; tại Pháp là 16,4 tỷ USD; tại Australia là 14,2 tỷ USD và Trung Quốc là 4,3 tỷ USD.[5] Gánh nặng chi phí y tế để điều trị các bệnh liên quan đến thuốc lá đang là một thách thức đối với nhiều quốc gia. Theo số liệu của các nước phát triển, chi phí điều trị các bệnh liên quan đến thuốc lá chiếm khoảng 6 - 15% tổng chi phí y tế.[6]

Tại Việt Nam, năm 2010, chỉ riêng chi phí điều trị cho 3 trong số 25 loại bệnh phổ biến nhất liên quan đến thuốc lá (ung thư phổi, bệnh mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn) đã là 2.304 tỷ đồng.

Chi tiêu cho thuốc lá làm giảm các chi tiêu thiết yếu khác của hộ gia đình, đặc biệt là hộ có thu nhập thấp. Một người hút thuốc lá trong một năm tiêu hết số tiền bằng 1/3 số tiền chi cho lương thực, gấp 1,5 lần so với chi cho giáo dục, gấp 5 lần chi phí y tế tính theo bình quân đầu người.[7] Như vậy, hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nghèo đói.

Bên cạnh đó, thuốc lá còn gây ra những ảnh hưởng có hại khác đến vệ sinh môi trường, làm gia tăng hoạt động buôn lậu, gây ra nguy cơ cháy nổ.

Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời. Một nghiên cứu tại 2 phường nội thành Hà Nội cho thấy: Hàm lượng nicotine trong không khí tại nhà ở khá cao (trung bình 0,687 mg/m3 ). Hàm lượng khí Co trong không khí tại nhà ở của các gia đình có người hút thuốc cao gấp 2,4 lần nồng độ giới hạn cho phép.

Theo ước tính, trên thế giới mỗi năm có khoảng 200.000 héc ta rừng (chiếm 1,7% diện tích rừng) bị phá do việc trồng cây thuốc lá. Ở Việt Nam, một nghiên cứu cho thấy khoảng 49% nông dân dùng củi để sấy thuốc lá, 75% trong số họ nói rằng lấy củi này từ rừng.[8]

Theo thống kê của thế giới, hỏa hoạn do nguyên nhân thuốc lá chiếm 10% tổng số các vụ hỏa hoạn, gây ra 300.000 ca tử vong và thiệt hại vật chất lên tới 27 tỷ USD. Riêng ở Mỹ năm 2002 có tới 14.450 vụ cháy do thuốc lá gây ra, làm chết 520 người và bị thương 1.330 người. [9]

[1] Điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành tại Việt Nam (GATS) - 2010.

[2] Trung tâm Kiểm soát bệnh tật - CDC Hoa Kỳ, (2006).

[3] Cung cấp các bằng chứng khoa học về bệnh tật và tử vong cho quá trình hoạch định chính sách ở Việt Nam (2011), Trường Đại học y tế cộng cộng, Viện Chiến lược và chính sách y tế, Trường Đại học Queensland (Úc).

[4] Hội Ung thư Hoa Kỳ - Tobaco Atlas (số 3,2009).

[5] Mackay J, Eriksen M, Shafey O. Tobacco Atlas. Second Edition. 2006. trang 42-43.

[6] Hội Ung thư Hoa Kỳ - Tobaco Atlas (số 3,2009).

[7] Điều tra mức sống dân cư 1997-1998.

[8]Minh HV,Giang KB, Bich NN, Huong NT: Tobacco Farming in Rural Vietnam: Questionable Economic Gain but Evident Health Risk. (Trồng thuốc lá ở Việt Nam. Lợi ích kinh tế chưa rõ những nguy cơ sức khỏe thì đã có bằng chứng). BMC Public Health 2009, 9(1): 24.

[9] Mackay J, Eriksen M, Shafey O. Tobacco Atlas. Second Edition. 2006. trang 42-43.

  1. Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe người hút thuốc như thế nào?

Thuốc lá gây ra khoảng 25 căn bệnh khác nhau cho người hút thuốc, trong dó có nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp và ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản. Hút thuốc ở phụ nữ mang thai gây các ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của cả bà mẹ cũng như thai nhi. Các căn bệnh chính do thuốc lá gây ra như: ung thư phổi, khí phế thũng, rụng tóc, đục nhân mắt (hình minh họa).

Thuốc lá còn là một trong các nguyên nhân chính gây ra các bệnh không truyền nhiễm. Cụ thể, tính chung trên thế giới thuốc lá gây ra 90% các trường hợp ung thư phổi, 75% các trường hợp phổi tắc nghẽn mạn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ. Theo ước tính ở Hoa Kỳ thuốc lá là nguyên nhân của khoảng 30% các trường hợp tử vong do bệnh ung thư.

  1. Thế nào là hút thuốc thụ động, hút thuốc thụ động gây ra những bệnh gì?

Hút thuốc thụ động là hít phải (hay còn gọi là phơi nhiễm) khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy hoặc khói thuốc do người hút thuốc phả ra. Khói thuốc thụ động chừa hàng nghìn các hóa chất, trong đó ít nhất là 250 chất gây ung thư hay chất độc hại (hình minh họa) Hút thuốc thụ động có thể gây nên nhiều bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ em. Ở người lớn hút thuốc thụ động gây ung thư phổi, các bệnh về tim mạch, ung thư vú, bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch, gây các triệu chứng kích thích đường hô hấp, tăng nguy cơ đẻ non và trẻ nhẹ cân. Ở trẻ em, hút thuốc thụ động có thể gây viêm đường hô hấp, hen, viêm tai giữa, đột tử ở trẻ sơ sinh (SID), kém phát triển chức năng phổi và làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác.

Thuốc lá và nguy cơ ung thư

Ở Mỹ có nhiều nghiên cứu về sự liên quan giữa sử dụng thuốc lá và ung thư đã được tiến hành, các nghiên cứu này ước tính rằng khoảng một phần ba trong tổng số người chết vì ung thư liên quan tới sử dụng thuốc lá

Thuốc lá gây ra xấp xỉ 90 % tổng số người chết vì ung thư phổi và hút thuốc lá còn gây ra ung thư ở nhiều các phần khác như họng, thanh quản, thực quản, tuyến tuỵ, tử cung, cổ tử cung, thận, bàng quang, ruột và trực tràng.

1. Ung thư phổi

Cách đây gần 50 năm Doll và Hill đã chỉ ra rằng hút thuốc lá gây ung thư phổi và tỷ lệ tử vong do ung thư phổi tăng theo số lượng thuốc hút. Trên thế giới tỉ lệ mắc ung thư phổi tăng khá nhanh trong vòng 60 năm qua, tăng hơn nhiều so với các loại ung thư chính khác và tỉ lệ này cho thấy có sự liên quan mật thiết với việc số người hút thuốc tăng lên. Tỷ lệ ung thư phổi thấp ở những quần thể dân cư không phổ biến hút thuốc lá.

Hút thuốc là nguyên nhân chính gây ung thư phổi, khoảng 87% trong số 177,000 ca mới mắc ở Mỹ năm 1996 là do thuốc lá, còn lại là do các nguyên nhân khác như: ô nhiễm môi trường, bệnh nghề nghiệp, ăn uống, cơ địa và các yếu tố di truyền. 90% trong số 660.000 ca được chẩn đoán ung thư phổi hàng năm trên thế giới là người hút thuốc lá. Giả định nguy cơ của những người không hút thuốc lá bị ung thư phổi là 1 thì nguy cơ bị ung thư phổi của những người hút thuốc cao hơn gấp 10 lần so với những người không hút thuốc. Mức độ tăng nguy cơ khác nhau tuỳ theo loại tế bào ung thư, nguy cơ bị ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tế bào nhỏ ở những người hút thuốc tăng 5 đến 20 lần trong khi nguy cơ bị ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô tế bào lớn tăng 2 đến 5 lần so với những người không hút thuốc.

Mức độ nguy cơ sẽ tăng lên cùng với số năm hút thuốc lá, số lượng thuốc lá tiêu thụ hàng ngày và lứa tuổi lúc bắt đầu hút thuốc lá càng sớm càng nguy hiểm. Hút bao nhiêu thuốc thì tăng nguy cơ bị ung thư phổi? Người ta thấy rằng với bất kỳ lượng thuốc hút nào cũng gây tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Nói cách khác không có giới hạn dưới của của lượng thuốc hút cần thiết để gây ung thư phổi. Thời gian hút thuốc lá cũng rất quan trọng, thời gian hút càng dài thì tác hại càng lớn.

Những người không hút thuốc mà kết hôn với người hút thuốc, tỷ lệ chết vì ung thư phổi cao hơn 20% so với người kết hôn với người không hút thuốc và tỷ lệ chết vì ung thư phổi cũng tăng lên cùng với số lượng thuốc được hút bởi người vợ hoặc người chồng.

Chỉ khoảng 13% bệnh nhân ung thư phổi sống sót sau 5 năm. Tỉ lệ chết do ung thư phổi ở nam giới có hút thuốc cao gấp 22 lần so với nam giới không hút thuốc, còn ở nữ thì gấp khoảng 12 lần. Trong khi rất nhiều phụ nữ tin rằng ung thư vú là nguyên chính gây tử vong ở nữ thì đến năm 1988 ung thư phổi lại cao hơn nhiều so với ung thư vú trong các trường hợp tử vong ở phụ nữ.

Hút thuốc thụ động cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi với chỉ số nguy cơ tương đối khoảng từ 1,2 đến 1,5. Khi đồng thời hút thuốc và có tiếp xúc với yếu tố độc hại khác thì nguy cơ gây ung thư phổi sẽ tăng lên gấp nhiều lần.

2. Các loại ung thư ở các bộ phận thuộc đầu và cổ

Các loại ung thư các bộ phận thuộc đầu và cổ bao gồm ung thư thực quản, thanh quản, lưỡi, tuyến nước bọt, môi, miệng và họng. Những nguy cơ của các bệnh ung thư này sẽ tăng dần cùng với số lượng và thời gian hút thuốc. Hút thuốc lá và nghiện rượu là hai yếu tố mạnh nhất gây ung thư ở các bộ phận thuộc đầu và cổ. Nghiện rượu và các sản phẩm chế xuất từ thuốc lá cùng nhau tăng nguy cơ về lâu dài gây ung thư.

- Ung thư thực quản. Nguy cơ phát bệnh ung thư thực quản của người hút thuốc lớn hơn 8 tới 10 lần người không hút thuốc. Những nguy cơ này sẽ bị tăng thêm từ 25 tới 50 phần trăm nếu người hút thuốc sử dụng nhiều rượu.

- Ung thư thanh quản. Hút thuốc gây nên 80 % trong tổng số ung thư thanh quản. Người hút thuốc chịu nguy cơ mắc bệnh ung thư thanh quản lớn hơn 12 lần so với người không hút thuốc.

- Ung thư miệng. Hút thuốc là nguyên nhân chủ yếu của các bệnh ung thư lưỡi, tuyến nước bọt, miệng và vòm họng. Những người nam giới hút thuốc có nguy cơ lớn gấp 27 lần phát triển các bệnh về ung thư miệng hơn những nam giới không hút thuốc.

- Ung thư mũi. Về lâu dài người hút thuốc sẽ có nguy cơ cao gấp hai lần hơn người không hút thuốc trong phát bệnh ung thư mũi.

3. Ung thư thận và bàng quang

Người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư cả thận và bàng quang. Trong tổng số ca tử vong do ung thư bàng quang, thì ước tính khoảng 40 tới 70 % là vì sử dụng thuốc lá.

4. Ung thư tuyến tuỵ

Tuyến tuỵ là tuyến dễ bị ung thư vì khói thuốc vào cơ thể tới tuyến tuỵ qua máu và túi mật. Ước tính rằng thuốc lá là nguyên nhân của 30 % của tổng số ung thư tuyến tuỵ.

5. Ung thư bộ phận sinh dục

- Ung thư âm hộ: Ung thư âm hộ, là một phần của bộ phận sinh dục nữ thông thường hiếm gặp. Tuy nhiên phụ nữ mà hút thuốc có nguy cơ gấp đôi mắc ung thư âm hộ.

- Ung thư tử cung: Sự liên quan giữa hút thuốc và ung thư tử cung chỉ mới được phát hiện gần đây. Có ít nhất 12 nghiên cứu đã thấy phụ nữ hút thuốc có tăng nguy cơ bị ung thư tử cung và nguy cơ tăng cùng với số lượng và thời gian sử dụng thuốc.

- Ung thư dương vật: Ung thư dương vật đã trở nên ngày càng phổ biến ở nam giới hút thuốc hơn là những người nam không hút thuốc.

6. Ung thư hậu môn và đại trực tràng

- Ung thư hậu môn. Bằng chứng mới đây đã phát hiện ra hút thuốc lá đóng vai trò tác nhân gây ung thư hậu môn và đại trực tràng. Cũng trong một nghiên cứu diện rộng được tiến hành ở Mỹ, đối với nam và nữ những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh ung thư tăng từ 75 tới 100 %…so với những người cùng lứa tuổi không hút thuốc.

Chủ đề Ngày Thế giới Không Thuốc lá 2016 của Tổ chức Y tế thế giới

Hàng năm, vào ngày 31 tháng 5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác cùng kỷ niệm Ngày Thế giới Không thuốc lá. Mục đích nhằm nêu bật những nguy cơ sức khỏe liên quan đến sử dụng thuốc lá và ủng hộ các chính sách hiệu quả để giảm sử dụng thuốc lá.

Ngày Thế giới Không Thuốc lá 31 tháng 5 năm 2016, WHO cùng Ban Thư ký Công ước khung về Kiểm soát thuốc lá kêu gọi các quốc gia thành viên hãy sẵn sàng thực hiện việc đóng gói thuốc lá bao trơn.

Chủ đề Ngày Thế giới Không Thuốc lá 2016 của Tổ chức Y tế thế giới Hãy sẵn sàng thực hiện đóng gói thuốc lá bằng bao bì trơn (bao bì không có logo và màu sắc mang tính quảng cáo)

Description: Áp phích Ngày thế giới không thuốc lá năm 2016 của Tổ chức Y tế thế giới

Bao bì thuốc lá trơn là bao bì in theo chuẩn mực chung nhằm hạn chế hoặc cấm sử dụng logo, màu sắc, hình ảnh thương hiệu hoặc các thông tin quảng cáo trên bao bì thuốc lá. Tên sản phẩm, thương hiệu thuốc lá trên bao bì chỉ được phép in theo một màu sắc và kiểu phông chữ chuẩn theo quy định. Mục đích của việc áp dụng bao bì trơn nhằm giảm sự hấp dẫn của các sản phẩm thuốc lá, hạn chế sử dụng bao bì thuốc lá như là một hình thức quảng cáo thuốc lá, hạn chế việc in các thông tin sai lệch gây hiểu lầm cho người sử dụng trên vỏ bao, làm tăng hiệu quả của các cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh. Hướng dẫn Điều 11 và Điều 13 của Công ước khung của WHO về kiểm soát thuốc lá (WHO FCTC) khuyến cáo các Bên nên xem xét áp dụng bao bì trơn. Một số thông tin về tình hình thực hiện bao bì trơn tại các nước.

- Tháng 12 năm 2012, Úc là quốc gia đầu tiên trên thế giới thực hiện việc in bao bì trơn. - Từ tháng 5 năm 2016 các quốc gia: Ireland, Vương quốc Anh, Bắc Ireland và Pháp bắt đầu thực hiện đóng gói bao trơn.

- Một số nước đang trong giai đoạn xem xét thông qua luật thực hiện bao bì trơn Mục tiêu của Ngày thế giới Không thuốc lá 2016 Ngày Thế giới Không thuốc lá năm 2016 nhằm mục đích:

- Làm nổi bật ý nghĩa, vai trò của việc thực hiện bao bì trơn như một biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá hiệu quả.

- Cung cấp các thông tin, các bằng chứng tin cậy và thuyết phục về ý nghĩa, sự cần thiết của việc sử dụng bao bì trơn;

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển chính sách phòng, chống tác hại của thuốc lá của các nước thành viên Công ước khung (FCTC), đặc biệt nhằm hỗ trợ các nước đang trong quá trình dần tiến tới việc thực hiện bao bì trơn

- Khuyến khích các nước thành viên tăng cường thực hiện cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh chiếm diện tích lớn trên bao bì sản phẩm thuốc lá; hạn chế việc quảng cáo trên bao bì. - Hỗ trợ các nước thành viên và các tổ chức xã hội dân sự trong quá trình hoạt động nhằm ngăn chặn sự can thiệp ngành công nghiệp thuốc lá vàoc quá xây dựng, thực thi các chính sách phòng, chống tác hại của thuốc lá và các quy định về bao bì trơn.

NỘI DUNG KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN THỰC HIỆN LUẬT PCTH THUỐC LÁ

Cấm hút thuốc lá tại cơ sở y tế, trường học, nơi làm việc. (Luật Phòng, chống tác hạicủa thuốc lá)

Cấm hút thuốc lá tại khu vực trong nhà của trường đại học, cao đẳng, học viện (Luật Phòng, chống tác hạicủa thuốc lá)

Cấm hút thuốc lá tạikhu vực trong nhà của bến tàu, bến xe (Luật Phòng, chống tác hạicủa thuốc lá)

Cấm hút thuốc lá tại khu vực trong nhà của nhà hàng, quán ăn, quán cà phê. (Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá

Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị phải đưa quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ của cơ quan, đơn vị. (Luật Phòng, chống tác hạicủa thuốc lá)

Sống và làm việc trong môi trường không khói thuốc lá là quyền của mọi người. (Luật Phòng, chống tác hạicủa thuốc lá)

Thực hiện nghiêm quy định cấm hút thuốc lá nơi làm việc là trách nhiệm của công chức, viên chức, người lao động. (Luật Phòng, chống tác hạicủa thuốc lá)

Khói thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi.

Hút thuốc lá là nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Không hút thuốc vì sức khỏe của chính bạn và những người thân yêu

Tuổi trẻ Việt Nam nói KHÔNG với thuốc lá.

sưu tầmNguồn tin : sưu tầm

Từ khóa » Ni Cô Tin