Thành Xương Giang – Wikipedia Tiếng Việt

Đối với trận chiến tại thành này, xem Trận Xương Giang. Đối với các định nghĩa khác, xem Xương Giang. MapBản đồ

Thành Xương Giang là một thành cổ hiện chỉ còn lại phế tích tại tỉnh Bắc Giang, Việt Nam. Đây là thành được nhà Minh xây dựng vào đầu thế kỷ XV sau khi xâm chiếm Đại Ngu. Thành tồn tại đến năm 1427 thì bị nghĩa quân Lam Sơn hạ trong trận Xương Giang.[1][2]

Vị trí

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành nằm bên Quốc lộ 1A cũ (nay có tên là đường Xương Giang) và đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng. Trước kia thành thuộc địa phận xã Đông Nham (còn gọi là làng Thành), huyện Bảo Lộc, tổng Thọ Xương, phủ Lạng Giang; nay thuộc phường Xương Giang ở phía đông bắc thành phố Bắc Giang.[3][4]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo các sử liệu, sau khi chiếm được Đại Ngu vào năm 1407, nhà Minh lập các sở vệ và cho xây đắp các thành lũy ở các nơi xung yếu để phòng thủ. Thành Xương Giang cũng được xây dựng trong khoảng thời gian này, khi nhà Minh thành lập Xương Giang vệ. Đây là trị sở của phủ Lạng Giang và là thành lũy kiên cố nhất của quân Minh án ngữ đường liên lạc từ Đông Quan (Hà Nội) đến biên giới. Tòa thành có quy mô khá lớn, được xây dựng trên một khu đất cao ráo gần sông Thương.[3][5]

Thành Xương Giang có hình chữ nhật, chiều dài theo hướng đông tây khoảng 600 m, chiều rộng theo hướng bắc nam khoảng 450 m. Diện tích của thành khoảng 27 ha, tương đương 70 mẫu Bắc Bộ. Tường thành đắp bằng đất cao và dày, bốn góc đắp bốn pháo đài cao hơn mặt thành khoảng 4 m, phía ngoài thành có hào sâu bao bọc.[5] Trong thành phân chia thành từng khu vực: sở chỉ huy, doanh trại, nhà giam, kho lương thực. Tại đây có khoảng 2.000 quân Minh dưới sự điều hành của đô chỉ huy Lý Nhậm, tri phủ Lưu Tử Phụ, và các tướng Kim Dận, Cố Phúc, Phùng Chí, Lưu Thuận. Sở chỉ huy được đặt trên một khu đất cao ở khoảng giữa thành.[3]

Đây cũng là tòa thành trên đường tiếp viện của quân Minh đến Đông Quan mà nghĩa quân Lam Sơn mất nhiều thời gian nhất để đánh hạ, trong khi các thành khác trên tuyến như Điêu Diêu, Thị Cầu đã lần lượt đầu hàng.[6][7] Ngày 28 tháng 9 năm 1427 (mồng 8 tháng 9 năm Đinh Mùi), nghĩa quân Lam Sơn mới hạ được thành sau nhiều tháng vây hãm. Sau khi nước Đại Việt giành lại được độc lập, trị sở của phủ Lạng Giang tiếp tục đặt tại thành Xương Giang vào thời Lê–Mạc trước khi được chuyển về địa phận xã Châu Triền, huyện Phượng Nhãn vào thời Nguyễn.[8]

Vết tích

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau nhiều thế kỷ, các công trình tại thành đã bị phá hủy phần lớn. Tuy nhiên chân thành phía đông bắc vẫn còn rộng đến 25 m, mặt thành còn lại có chỗ rộng đến 20 m và cao hơn mặt ruộng tới 4 m, riêng bờ thành phía tây hầu như bị san lấp hoàn toàn. Dãy hào bao bọc quanh thành hiện mặc dù đã bị san lấp làm ruộng gần hết nhưng dấu vết còn lại vẫn rộng đến 15 m và sâu đến 1 m. Thành gồm bốn cửa trông theo 4 hướng, trong đó cửa chính trông về hướng tây nhưng nay chỉ còn lại của phía đông. Ở mỗi cửa có một ruộng tròn, rộng tới hơn 1 sào, sâu đến ngang vai, dân vẫn gọi là "đấu đong quân". Đường thoát nước của thành chảy qua cửa phía nam và cửa phía tây.[1][5]

Trong khu nội thành hiện nay vẫn còn lại nhiều gò đất cao thấp khác nhau, nổi bật trong số đó là khu "đồi quân Ngô" nằm hơi chếch về phía đông bắc với chu vi khoảng 30 m thuộc đất của làng Hà Vị được chia sau khi giải phóng thành. Các kho lương thực, vũ khí, trại quân được xây dựng quanh khu này, sát bờ thành phía bắc. Quá trình canh tác, người dân đào được nhiều thóc gạo cháy đen, chân đá tảng lớn, đạn đá các loại với nhiều kích thước, đường kính 3–12 cm. Các hiện vật đang được bảo tàng địa phương lưu giữ. Đạn đá được tìm thấy nhiều nhất ở góc đông bắc và tây bắc thành, lẫn trong đám than tro ngay cạnh chân thành. Bên cạnh đó còn phát hiện nhiều hòn kê chân cột cũng bằng đá, cụ thể là bằng đá muối hoặc đá vôi, xếp thành hàng lối với nhiều loại to nhỏ khác nhau. Ngoài ra, trong thành còn khá nhiều hiện vật bằng đất nung như gạch, ngói, sành, sứ thuộc thời Lý, Trần, Lê.[1][5]

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với Viện Khảo cổ học tổ chức hai đợt khai quật khảo cổ tại thành Xương Giang vào các năm 2008[9] và 2011–2012. Riêng trong đợt khai quật năm 2012, các nhà khảo cổ còn thu được xương động vật.[10]

Khu di tích

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 22 tháng 1 năm 2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 293/QĐ-BVHTTDL công nhận di tích lịch sử Địa điểm Chiến thắng Xương Giang tại thành Xương Giang (gồm các điểm: cửa Đông Bắc, cửa Đông, cửa Bắc, cửa Tây Nam, cửa Nam, khu trung tâm, dấu vết tường thành phía Đông, đoạn sông Xương Giang, hố khai quật số 2, hố khai quật số 3, giếng phủ, đền Thành) là di tích cấp quốc gia.[11]

Ngày 21 tháng 5 năm 2015, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có văn bản số 2002/BVHTTDL-DSVH thỏa thuận điều chỉnh dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích chiến thắng Xương Giang bao gồm các hạng mục: xây dựng đền thờ anh hùng nghĩa sĩ Xương Giang, nghi môn, bình phong, tả vu, hữu vu, lầu chuông, lầu trống, am hóa sớ, nhà thủ từ...; tôn tạo sân vườn, hồ nước và hạ tầng kỹ thuật.[12][13] Đền Xương Giang được khánh thành vào ngày 2 tháng 2 năm 2017.[14][15]

Ngày 31 tháng 12 năm 2019, di tích lịch sử Địa điểm Chiến thắng Xương Giang được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 1954/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.[16]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Thành Xương Giang”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang. 26 tháng 5 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2022.
  2. ^ Lan Dịu (25 tháng 6 năm 2018). “Về thăm dấu tích Chiến thắng Xương Giang”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2022.
  3. ^ a b c Lê Đình Sỹ (2003). 20 trận đánh trong lịch sử dân tộc: thế kỷ X-XIII. Nhà xuất bản quân đội nhân dân. tr. 240–241. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2022.
  4. ^ “Hào khí Xương Giang muôn thuở còn truyền”. Báo Bắc Giang. 6 tháng 2 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2022.
  5. ^ a b c d Đặng Việt Thủy, Giang Tuyết Minh (2009). Thành cổ qua các triều đại phong kiến Việt Nam. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. tr. 81–85. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2022.
  6. ^ Lịch sử Việt Nam – Tập III. Nhà xuất bản Trẻ. 2001. tr. 223. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2022.
  7. ^ Địa chí Bắc Giang: lịch sử và văn hóa. Sở văn hóa thông tin Bắc Giang, Trung tâm Unesco thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam. 2006. tr. 45. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2022.
  8. ^ Địa chí thành phố Bắc Giang. Ban tuyên giáo Thành ủy Bắc Giang và Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam. 2005. tr. 145. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2022.
  9. ^ “Bắc Giang: Phát hiện các công trình kiến trúc thành cổ từ thế kỷ 15”. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. 4 tháng 9 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2022.
  10. ^ “Những phát hiện khảo cổ 2012: Nhìn lại thành Xương Giang”. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. 15 tháng 11 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2022.
  11. ^ “Quyết định số 293/QĐ-BVHTTDL năm 2009 về việc xếp hạng di tích quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành”. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2022.
  12. ^ “Thẩm định điều chỉnh dự án bảo tồn, tôn tạo di tích Chiến thắng Xương Giang”. Báo điện tử Tổ Quốc. 22 tháng 5 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2022.
  13. ^ “Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Xương Giang”. Công thông tin điện tử Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang. 13 tháng 11 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2022.
  14. ^ “Long trọng Lễ hội kỷ niệm 590 năm Chiến thắng Xương Giang khánh thành đền Xương Giang”. Công thông tin điện tử Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang. 6 tháng 2 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2022.
  15. ^ “Đền Xương Giang - Công trình văn hóa tâm linh trong quần thể di tích lịch sử "Địa điểm chiến thằng Xương Giang"”. Cổng thông tin điện tử thành phố Bắc Giang. 22 tháng 12 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2022.
  16. ^ “Quyết định số 1954/QĐ-TTg năm 2019 về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ ban hành”. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2022.
  • x
  • t
  • s
Di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam
Trung du vàmiền núi phía Bắc(22 di tích)

ATK Chợ Đồn · ATK Định Hóa · ATK II Hiệp Hòa · Chi Lăng · Chùa Bổ Đà · Chùa Vĩnh Nghiêm · Đền Hùng · Địa điểm Chiến thắng Biên giới năm 1950 · Địa điểm Chiến thắng Xương Giang · Điện Biên Phủ · Hồ Ba Bể · Khu BTTN Na Hang – Lâm Bình · KDT cách mạng Việt Nam – Lào · KDT khởi nghĩa Bắc Sơn · KDT khởi nghĩa Yên Thế · KDT Kim Bình · Nhà tù Sơn La · Pác Bó · Ruộng bậc thang Mù Cang Chải · Rừng Trần Hưng Đạo · Tân Trào · Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành

Thủ đô Hà Nội(21 di tích)

Chùa Hương · Chùa Tây Phương · Chùa Thầy · Đền – Chùa – Đình Hai Bà Trưng · Đền Hai Bà Trưng (Hạ Lôi) · Đền Hát Môn · Đền Phù Đổng · Đền Sóc · Đình Chèm · Đình Đại Phùng · Đình Hạ Hiệp · Đình So · Đình Tây Đằng · Đình Tường Phiêu · Gò Đống Đa · Hồ Hoàn Kiếm · Hoàng thành Thăng Long · Phủ Chủ tịch · Thành Cổ Loa · Thăng Long tứ trấn (Đền Bạch Mã · Đền Voi Phục · Đền Quán Thánh · Đền Kim Liên) · Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Đồng bằng sông Hồng(trừ Hà Nội, 34 di tích)

Chùa Bút Tháp · Chùa Dâu · Chùa Đọi Sơn · Chùa Keo Hành Thiện · Chùa Keo Thái Bình · Chùa Phật Tích · Chùa Thái Lạc · Cố đô Hoa Lư · Cụm đình Hương Canh · Côn Sơn – Kiếp Bạc · Đền An Xá · Đền Đô · Đền Trần Nam Định – Chùa Phổ Minh · Đền Trần Thái Bình · Đền Trần Thương · Đền Xưa – Chùa Giám – Đền Bia · Đình Thổ Tang · KDT Nguyễn Bỉnh Khiêm · Phố Hiến · Núi Non Nước · Quần đảo Cát Bà · Quần thể An Phụ – Kính Chủ – Nhẫm Dương · Quần thể Tràng An – Tam Cốc – Bích Động · Tháp Bình Sơn · Tây Thiên · Văn miếu Mao Điền · Bạch Đằng · Đền Cửa Ông · Đình Trà Cổ · KDT nhà Trần tại Đông Triều · Khu lưu niệm Hồ Chí Minh trên đảo Cô Tô · Thương cảng Vân Đồn · Vịnh Hạ Long · Yên Tử

Bắc Trung Bộ(19 di tích)

Cố đô Huế · Di tích lưu niệm Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế · Đền Bà Triệu · Đền thờ Lê Hoàn · Đền thờ Mai Hắc Đế · Địa đạo Vịnh Mốc · Đình Hoành Sơn · Đường Trường Sơn · Hang Con Moong · Hiền Lương – Bến Hải · KDT Kim Liên · KDT Nguyễn Du · KDT Phan Bội Châu · Lam Kinh · Lăng mộ và đền thờ Nguyễn Xí · Sầm Sơn · Thành cổ Quảng Trị · Thành nhà Hồ · VQG Phong Nha – Kẻ Bàng

Tây Nguyên vàDuyên hải Nam Trung Bộ(18 di tích)

Khu di chỉ văn hóa Sa Huỳnh · Đền Tây Sơn Tam Kiệt · Địa điểm Chiến thắng Đăk Tô – Tân Cảnh · Gành Đá Đĩa · KDT khởi nghĩa Ba Tơ · KDT khảo cổ Cát Tiên · Ngũ Hành Sơn · Nhà đày Buôn Ma Thuột · Phật viện Đồng Dương · Phố cổ Hội An · Rộc Tưng – Gò Đá · Tây Sơn Thượng đạo · Thánh địa Mỹ Sơn · Thành Điện Hải · Tháp Dương Long · Tháp Hòa Lai · Tháp Nhạn · Tháp Po Klong Garai

Miền Nam(17 di tích)

Căn cứ Cái Chanh · Căn cứ Tà Thiết · Căn cứ Trung ương Cục miền Nam · Di tích Chiến thắng Chương Thiện · Dinh Độc Lập · Địa đạo Củ Chi · Địa điểm Chiến thắng Ấp Bắc · Đồng Khởi Bến Tre · Gò Tháp · Rạch Gầm – Xoài Mút · KDT Tôn Đức Thắng · Lăng Nguyễn Đình Chiểu · Mộ cự thạch Hàng Gòn · Nhà tù Côn Đảo · Nhà tù Phú Quốc · Óc Eo – Ba Thê · VQG Cát Tiên · Di tích khảo cổ Vĩnh Hưng · Các địa điểm khởi nghĩa Trương Định

  • Di tích quốc gia đặc biệt
  • Hang động
  • Thác nước
  • Chùa
  • Đình
  • Đền
  • Nhà thờ
  • Tháp cổ
  • Tháp Chăm

Từ khóa » Giới Thiệu đền Xương Giang