Vẻ đẹp Lung Linh Của Khu Di Tích Chiến Thắng Xương Giang
Có thể bạn quan tâm
Gần 600 trăm năm trước, nhận thấy thành Xương Giang nằm ở vị trí trọng yếu, ở cửa ngõ phía Bắc của Thành Đông Quan (thành phố Hà Nội ngày nay) nên Lê Lợi, Nguyễn Trãi và bộ tham mưu nghĩa quân Lam Sơn đã quyết định hạ thành (lúc đó do quân Minh chiếm đóng) nhằm chặt đứt con đường cứu viện của địch.
Khu di tích địa điểm chiến thắng Xương Giang có diện tích khoảng 10 haCuối năm 1426, nghĩa quân Lam Sơn tiến hành vây hãm thành Xương Giang. Thành Xương Giang bị hạ trước khi Liễu Thăng kéo 10 vạn quân tới biên giới Việt - Trung chỉ 10 ngày.
Sau khi bị chặn đánh ở Chi Lăng, tuy bị thất bại nặng nề nhưng quân Minh do Đô đốc Thôi Tụ, Thượng thư Hoàng Phúc chỉ huy vẫn cố liều chết tiến về thành Xương Giang. Khi về tới thành Xương Giang thì thành đã bị quân ta đánh chiếm, giặc Minh phải đắp luỹ cố thủ ở ngoài đồng chờ đạo quân thứ hai do Mộc Thạnh cầm đầu đến ứng cứu.
Lầu trống trong khu di tích địa điểm chiến thắng Xương GiangNgày 3/11/1427, nghĩa quân Lam Sơn tổng công kích quân Minh ở Xương Giang. Toàn bộ tướng lĩnh chỉ huy của giặc Minh, từ Thôi Tụ, Hoàng Phúc, Sử An, Trần Dung... cùng hàng vạn quân lính bị bắt hoặc bị ta tiêu diệt. Chiến thắng Xương Giang đã ghi thêm chiến công chói lọi trong lịch sử dân tộc, chấm dứt 20 năm đô hộ của nhà Minh đối với nước Đại Việt.
Khu di tích địa điểm chiến thắng Xương Giang đẹp lung linh về đêm Đền Xương Giang bên trong khu di tích địa điểm chiến thắng Xương Giang Khu di tích địa điểm chiến thắng Xương Giang trở thành một điểm du lịch thu hút đông đảo du khách đến tham quanTheo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang, các dấu tích và sử sách ghi chép cho thấy, thành Xương Giang nằm trên 1 gò đồi thấp, được đắp bằng đất, có sông nhỏ và các thửa ruộng trũng bao quanh. Thành có hình chữ nhật, chiều dài theo hướng Đông Tây là 600m, chiều rộng theo hướng Bắc Nam là 450m, tổng diện tích 27ha. Trong thành được phân chia thành các khu vực rõ ràng: dinh thự, doanh trại, kho lương, kho đạn…
Đền Xương Giang được xây dựng nhằm tôn thờ, ca ngợi đức cao tổ hoàng đế Lê Lợi và vinh danh những vị hiền thần đã có công trong chiến thắng Chi Lăng – Xương GiangTrước kia, thành Xương Giang có 1 ngôi đền cổ nằm ở phía Tây Bắc trong thành, nhưng đến những năm 1970-1980, ngôi đền đã bị đổ nát. Sau này, người dân địa phương có dựng lại 1 ngôi đền nhỏ trên nền đất cũ.
Đền Xương Giang trở nên huyền ảo về đêm Lầu chuông trong khu di tích địa điểm chiến thắng Xương GiangVới mục đích tôn thờ, ca ngợi đức cao tổ hoàng đế Lê Lợi và vinh danh những vị hiền thần đã có công trong chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang, sau nhiều đợt khảo sát và qua nghiên cứu các di chỉ khảo cổ học, UBND tỉnh Bắc Giang quyết định xây dựng khu di tích địa điểm chiến thắng Xương Giang, trong đó có ngôi Đền Xương Giang.
Bên trong Đền Xương Giang thờ vua Lê Lợi và các hiền thần Lư hương lớn bên trong Đền Xương Giang Một nét đặc biệt trong Đền Xương Giang là dùng chữ quốc ngữTheo đó, tổng diện tích khu di tích địa điểm chiến thắng Xương Giang khoảng 10 ha. Tất cả các hạng mục công trình tính từ ngoài vào trong theo trục dọc đăng đối, cân xứng, trong khuôn viên cây xanh thoáng mát, đẹp đẽ bao gồm: cổng tam quan; nghi môn, bình phong; tả vu, hữu vu; lầu chuông, lầu trống; sân chính; tòa tiền tế, tòa thiêu hương, tòa chính cung.
Đèn lồng trong Đền Xương GiangNgôi Đền Xương Giang hướng Tây Bắc. Phía trước ngôi đền là cổng tam quan với 3 lối đi chính rồi đến nghi môn và bình phong. Nghi môn được xây dựng theo lối tứ trụ kình thiên, uy nghi trầm mặc giữa đất trời. Để phục vụ người dân, 2 bên phải và trái ngôi đền có lối đi dành riêng cho người khuyết tật.
Khu trưng bày tài liệu, hiện vật về di tích địa điểm chiến thắng Xương Giang Toàn cảnh khu di tích địa điểm chiến thắng Xương Giang rực rỡ về đêmPhía bên trái sân là tả vu (nhà để mọi người sắp lễ vào đền - pv) và lầu chuông, phía bên phải sân là hữu vu và lầu trống. Qua nghi môn là sân hội lớn lát đá vuông. Đền Xương Giang phía lưng gối đầu vào một gò đồi cao, xa xa là núi ông Trạng làng Kế. Như vậy, có thể nói, Đền Xương Giang có thế cục: đầu gối sơn, chân đạp thủy. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVID - 19 nên không tổ chức Lễ hội Xương Giang vào ngày mùng 6 tháng giêng.
Nguyễn ThắngTừ khóa » Giới Thiệu đền Xương Giang
-
Đền Xương Giang - Công Trình Văn Hóa Tâm Linh Trong Quần Thể Di ...
-
ĐỀN XƯƠNG GIANG - Điểm Du Lịch
-
Khu Di Tích Lịch Sử Chiến Thắng Xương Giang
-
Giá Trị Lịch Sử Và Niềm Tự Hào, điểm đến Du Lịch Của Thành Phố Bắc ...
-
Thành Cổ Xương Giang | Du Lịch Bắc Giang | Dulich24
-
Đền Xương Giang: Nơi Ghi Dấu Chiến Thắng Quân Minh
-
Hào Khí Xương Giang Muôn Thuở Còn Truyền
-
Điểm Du Lịch Di Tích Quốc Gia đặc Biệt Địa điểm Chiến Thắng Xương ...
-
Thành Xương Giang – Wikipedia Tiếng Việt
-
Xương Giang Còn đó Chiến Công Xưa - CAND
-
Về Thăm Dấu Tích Chiến Thắng Xương Giang - Báo Quân đội Nhân Dân
-
Thành Cổ Xương Giang – Oai Hùng Những Chiến Công Lịch Sử
-
Lễ Hội Xương Giang - Hiệp Hội Lữ Hành Việt Nam