Thảo Luận:Súng Cối – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Untitled
[sửa mã nguồn]bạn viết bên dưới nói người viết sai bét(thôi im mẹ hết đi) ,nhưng chính bạn cũng viết không chính xác,cối Mỹ 4.2 inch vn gọi cối 106mm là loại nòng có khương tuyến,nạp đạn trên miệng nòng đạn giong như đạn pháo 105 mm nhưng chỉ dùng đầu dạn phía sau có thêm một ống tròn dài gắn thuốc bồi bên ngoài, trong ống có thuoc đen và hột nổ,bắn phải giưt cò để kích kim hỏa (các cối khác như 60mm ,81mm đều là nong trơn và kim hỏa chết(trừ cối cơ đông 60mm không bàn tiếp hậu thì kim hỏa dùng cả hai gọi là cò chết và cò sống đó là trong QLVNCH,mang tiếng hỏa lực hùng mạnh nhất nhì châu á,nhưng Đế Quốc Mỹ viện trợ vũ khí toàn là cổ lổ sỉ dùng trước TCT2),bên bọ đội Bắc Việt (khối XHCN viện trợ vủ khí tiên tiến ,pháo lúc nào củng tầm xa,mạnh hơn(cho hay Mỹ không tốt lành gì đâu cho đồ phế thải tồn kho,vui thi cho buồn thi cúp bỏ rơi) cối 61mm,cối82mm,còn vũ khí lớn hơn thì cở cấp trung đoàn mới có cối 120mm,nhưng chỉ xủ dụng pháo 105mm hoăc 155mm(175mm ít khi)trong yểm trợ là chính.Xin nói thêm cối bắn tầm cực gần cũng được khi bị tấn công căn cư phòng thủ tầm 20m chống biển người,bắn không charge đạn nổ chạm hoặc delay,hỏa châu..,xin có vai hàng bổ sung thêm(TĐT vủ khi nặng TĐ365)115.73.100.142 (thảo luận) 09:59, ngày 18 tháng 5 năm 2018 (UTC)Trả lời
Bạn nào viết về súng pháo trong này đều sai bét nhè. tôi có ý kiến, đặt trong các phần thảo luận, vì tôn trọng ý kiến các bạn, không xóa bài viết của các bạn đi.
Súng cối định nghĩa là súng nòng ngắn, như dưới đây. Đó là định nghĩa cơ bản.
Còn bắn góc thấp hay cao, thả đạn đầu nòng hay thả đạn hậu (breeech, khóa nòng), nòng trơn hay nòng xoắn, đều là súng cối. Khẩu cối hiện vẫn còn, 105mm chiến lợi phẩm, xuất xứ Mỹ ngày xưa chẳng nòng xoắn nạp đạn sau hay sao, khẩu w84 tầu hiện đại bắn góc thấp nạp đạn sau có cả hãm lùi đẩy về, có phải cối không.
Tôi thấy, ít ra các wiki khác đều có, chí ít bây giờ mọi người đều đọc dược tiếng Anh, các bạn tự đẻ ra định nghĩa sơn pháo, lựu pháo, súng cối, súng trường, súng ngắn thế này thì lạ thật.
Huyphuc1981 nb 11:42, ngày 9 tháng 5 năm 2007
Tôi cũng đồng ý với quan niệm súng cối có thể có loại nòng xoắn, loại này bắn đạn cối ổn định bằng phương pháp quay. Đạn cối loại này không có hình giọt nước, trông giống như đạn nổ phá thông thường (chỉ khác nhau một chút ở phía đáy đạn) nhưng bắn trên pháo cối. Doanvanvung 13:21, ngày 12 tháng 5 năm 2007 (UTC)DoanvanvungTrả lời
Theo tôi súng cối, ngoài ưu điểm về tính cơ động còn có ưu điểm nữa là để bắn đạn theo hình cầu vồng nên tiêu diệt đựoc những mục tiêu ở phía sau bị che khuất bởi núi đồi mà pháo bắn thẳng khi đặt ở ngay sườn đồi không thể bắn được Doanvanvung 13:31, ngày 12 tháng 5 năm 2007 (UTC)doanvanvungTrả lời
Nếu bạn thấy sai, cứ sửa tự nhiên. Chỉ cần tuân theo một vài nguyên tắc cơ bản khi viết bài: trình bày bách khoa, có nguồn dẫn chứng...--Sparrow 11:49, ngày 9 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời ... và Huyphuc1981 nb cũng nên ký tên vào các thảo luận, vì nếu không thì thảo luận của người này sẽ dính với thảo luận của người khác. Ngoài ra, cụm từ "Định nghĩa", "Ưu nhược điểm"... không phải là một câu nên không thể chấm dứt nó bằng dấu chấm như được viết tại bên dưới. Mekong Bluesman 19:56, ngày 9 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lờiTự chỉ về chính nó
[sửa mã nguồn]Tô Linh Giang, trong bài Súng cối không nên dùng [[súng cối]] vì cái link được tạo ra sẽ tự chỉ về chính nó. Mekong Bluesman 13:31, 20 tháng 8 2005 (UTC)
Định nghĩa.[sửa mã nguồn]"Súng cối" là một loại súng. "Súng cối" có tỷ lệ chiều dài nòng và đường kính nòng rất nhỏ. Tùy từng nước, người ta có thể coi súng có tỷ lệ này dưới 15 hoặc dưới 20 thì được gọi là "súng cối".
Tỷ lệ này ngày nay gọi là cal hoặc L. Tiếng Việt còn dùng những từ "pháo cối" hay ngắn gọn là "cối". Từ "pháo" còn để chỉ liều nổ giải trí, "pháo cối" còn để chỉ pháo nổ chới cỡ to, đó là những từ cùng gốc, khác nghĩa. "Súng cối" là súng giống cái cối, nông choèn, chính là nguồn gốc cái tên này, tiếng Anh là Mortar. Súng cối dùng đạn trái phá là chính.
Ưu nhược điểm.[sửa mã nguồn]Ngày nay, súng cối có nhiều loại. Loại dùng cho bộ binh đi bộ rất nhẹ và tốc độ bắn cao, đạn rẻ so với các súng bắn trái phá cũng cỡ khác. Súng cối kiểu này không có hãm lùi, mà đập phản lực qua đế thẳng xuống đất, góc bắn trên 45 độ, đẩy đạn lên vùng khí loãng tăng tầm bắn. Những súng cối nhỏ như 60mm hay 82mm ngày nay cũng chẳng cần dùng cò bấm gì cả. Đạn thả từ đầu nòng, rơi xuống đập vào kim hỏa chọc lên từ đấy nòng, phát nổ. Súng nòng trơn ổn định cánh đuôi, cánh đuôi làm hơi nghiêng để loại trừ sai số chế tạo, cán đuôi là ngòi và liều. Các súng cối này có một liều nguyên trong ngòi nổ, được bổ sung các liều rời đeo quanh. Cấu tạo đơn giản nên rất ổn định bền bỉ. Nhược điểm của súng cối là thời gian đạn bay đến mục tiêu lâu, khó tính toán phần tử bắn và tản mát lớn. Một nhược điểm quan trọng nữa của súng cối bắn góc cao là không thể bắn gần được.
Vì đường đạn tồi kém chính xác, súng cối thường dùng bắn trái phá theo diện tích, phá hủy công trình, áp chế mặt đất. Một số súng cối có nòng xoắn nạp đạn phía sau. Một số súng cối đặt trên xe bắn góc thấp, có hệ thống nạp đạn cơ khí bắn nhanh. Các súng cối bắn góc thấp nâng cao được dộ chính xác, có thể bắn các ổ hỏa lực địch, hỗ trợ bộ binh tầm rất gần, như các khẩu pháo của xe BMP. Một hướng phát triển nữa của súng cối là phóng to súng cối của bộ binh đi bộ rồi đặt lên bệ xe tự hành, tạo thành các súng cối rất lớn.
Hướng phát triển.[sửa mã nguồn]Súng cối thông thường rẻ, dễ dùng, cần ít người, nên dược duy trì sản xyaats và phát triển liên tục. Thậm chí người ta còn chế ra những súng cối đắt hơn vàng làm bằng titan rất nhẹ. Một phương hướng hiẹn nay làm súng nhẹ mà vãn rẻ là nòng conposite, thành trong nòng làm bằng hợp kim tốt, bao quanh bởi hợp kim magiê-nhôm, các thành phần khác của súng bằng nhôm. Với các hẹ thống định vị và định hướng hiện đại, súng cối bắn rất chính xác. Một cải tiến của súng cối dùng phản lực đập đất dùng bắn đạn tên lửa lớn là thay cho việc bắn đạn đi thì ta để dạn cố định bắn nòng đi. Súng cối thông thường nhẹ mà bắn được dạn nặng đi xa, ngày nay có thể bắn tên lửa có điều khiển về phía mục tiêu, đến đây tên lửa được chỉ thị mục tiêu tiếp. Gần đây khi xuất hiện các đạn tự tìm mục tiêu thì thứ tên lửa này trở nên rất nguy hiểm với xe cộ.
Các súng cối bắn góc thấp đặt trên xe bọc thép hỗ trợ đắc lực cho bộ binh ở tầm rất ngắn, Nó ưu thế vì bắn nhanh, đạn nặng, chính xác, theo sát yêu cầu tiểu đội bộ binh, được giáp che chắn tốt, như các "rifled howitzer" và "field gun" hiện đại ("howitzer" là pháo bắn thẳng, còn "field gun" cũng bắn trực tiếp nhưng gọn nhẹ cơ động). Loại súng này có tác dụng lớn khi khi tấn công, kết cấu cơ khí phức tạp, đang được dầu tư phát triển mạnh mẽ cùng với xe mang chúng, như các súng 73mm-2A38 và 100mm-2A70 trên BMP, 2S9 là xe mang cối 120mm ổn định tầm hướng nòng, nạp đạn tự động như một xe tăng hiện đại, tiếp theo là 2S31 đang phát triển mang súng 120mm-2A80 với trang bị điện tử mạnh. Phương Tây có hệ thống Armoured Mortar System II (AMS II). Một số súng cối thường cũng lắp thêm giá càng ngõng ngáng nạp đạn sau, cho phép chọn lựa bắn thẳng và bắn cầu vồng, như khẩu Kiểu W99 của Trung Quốc (giống khẩu 82mm AM-2B9 Vasilek Nga), súng này bắn nhanh hơn cối 82mm thường (đến 20 phát phút), nhưng nặng 650 kg và tốn 4-5 người điều khiển. Các cối bắn thẳng có giá này sử dụng như các pháo "field gun" rất tiện. Ở góc độ nào đó, khi đạn APFSDS phát triển, người ta đổi được cỡ nòng lấy chiều dài nòng, thì súng cối lại linh hoạt hơn đại bác nòng dài của xe tăng. Vì vậy, các súng cối bắn góc thấp ngày nay có nhiều đạn xuyên APFSDS.
Hồi Chiến tranh thế giới 2 có một loại súng cối bắn ngang là "Blacker Bombard" mang tên người thiết kế. Thực chất là khẩu cối dựa vào một cái trụ cắm trên công sự.
Cối ngày nay.[sửa mã nguồn]Các vũ khí khác thường rất khác nhau ở mỗi nước và nhóm nước. Nhưng riêng súng cối lại khá thống nhất. Hiện nay, người ta thường sử dụng 3 loại súng cối chính, đó là 60mm, 82mm, 120mm.
Cối 60mm bộ binh đi bộ.
[sửa mã nguồn]Có rất nhiều loại súng kiểu này. Chúng thường bắn được đạn của nhau. Thông dụng nhất là các loại M2, M19 phương Tây. Tầm bắn hiệu quả khoảng 900 mét, tầm tối đa đến 2km, đạn nặng tốc dộ đầu nòng 150-170 mét / s. Nặng khoảng 20kg. Israel đưa ra các kiểu súng C-03, C-04, C-06, C-06A1, C-07, C-08, C-0576. C-03 tầm bắn nhu cối 60 bình thường, nhưng đầu kích nổ thiết kế riêng để bắn ngang được, chỉ nặng 7kg, một người. C-04 là súng gắn ngoài xe bọc thép, người điều khiển ở trong, rất an toàn, bắn nhanh, tầm xa đên 4km. C-06 do hai người diều khiển, với hệ thống đo tính chính xác, để bắn từ trên mặt đất trúng hơn, tầm bắn 4km, nặng 18kg. C-06A1 nâng tầm bắn lên 6km, nạng 27kg, các C-06 đều dùng cho bộ binh di bộ. C-07 như C-06 đặt trreen xe và bắn đạn tiêu chuẩn tây Âu-Mỹ. C-08 là súng nhẹ, C-576 là súng cực nhẹ, nặng 6,8 kg, tầm bắn 1600 mét.
Âu Mỹ có M224 nặng 21kg bắn xa 3,8km. Vektor 60mm của Nam Phi nặng 17,5kg bắn xa 2,1km. PP93, PP89, PP60 tầu nặng khoảng trên 20 kg. PP93 nặng gần 30kg bắn đạn 2kg đi xa 5,5km (tuy nhiên, mới có đó mà họ đã lòe dân Tầu là cối 60 bắn xa nhất quả đất).
Cối 81mm bộ binh đi bộ.
[sửa mã nguồn]Cối 81mm (82mm) được sử dụng nhiều nhất, Nga dùng 82mm còn phương Tây dùng 81mm. Cối Anh Mỹ hiện nay sử dụng là khẩu L16 81mm Anh. Khẩu L16 81mm được quân Anh dùng từ năm 1965-1966 phổ biến trong những năm 1970. Khi quân Mỹ sử dụng , họ đặt tên M252, từ năm 1987 súng dần thay thế nhưng cối 82mm cổ như khẩu M1 82mm hay M-29 81mm. M252 nặng 41.27 kg, khẩu M252 nặng 36,6kg. Vận tốc đầu nòng 198-225 m/s. Bắn xa nhất 5,6km. Sau khẩu L16 81mm cải tiến thành L16A2 81mm nặng 38kg. Tốc độ bắn các súng gần đây cải thiện, lên đến 20-30 phát /phút, trước đây là 15 phát/phút. Nga có khẩu 2B14-1 PODNOS 82mm nặng 39kg, bắn đạn 3,1kg đi xa 4,1km tầm gần nhất 80 mét, 15 phát phút. Khẩu 82mm 2B24 Nga bắn xa 6000 mét. Cối 81 Israel bắn xa 6500 mét nặng 40-52kg.
Cối 120mm Bắn gián tiếp.
[sửa mã nguồn]Trước đây người Mỹ thích khẩu 106mm, nhưng nay đổi dần về 81mm. M120 Mỹ nặng khoảng 140kg, bắn xa 7200 mét, súng gấp lại có bánh xe du chuyển nhanh chóng Khẩu súng khi bắn nặng có 150kg. M121 là xe M113 cải tiến đặt khẩu 81mm trong, bắn gián tiếp. 120mm 2B11 Nga nặng 210 kg, bắn trái phá nặng 16,8kg đi xa 7000 mét, tầm gần nhất 450 mét. Khẩu 2S12 Sani cũng gần giống, dược thiết kế để dùng tên lửa chống tăng bắn gián tiếp Gran thuận tiện hơn.
Trang bị cối ở Việt Nam hiện nay (2007).[sửa mã nguồn]Một vài đơn vị ở Việt Nam vẫn còn cối chiến lợi phẩm 106mm và 81mm và "cối cá nhân"-sungd phóng lựu M-79. Phần lớn các đơn vị chính đã dùng hệ thống cối 60mm, 82mm và 120mm Nga. Cối 60 trang bị hai khẩu đội một đại đội bộ binh di bộ. Một tiểu đoàn bộ binh có một trung đội cối 82mm. Một trung đoàn bộ binh đi bộ có một đại đội cối 120mm. Các đơn vị bộ binh cơ giới đi xe BMP thì trang bị riêng, mỗi tiểu đội có một khẩu bắn nhanh trên xe.
Nhìn chung cối ở Việt Nam vẫn là loại chế từ sau thế chiến 2, nặc dù cối tiên bộ chậm, nhưng cối Việt Nam cũng khá lạc hậu. Ví dụ, cối 60mm vẫn là loại bắn trên dưới 1 km và rất nặng.
Lịch sử của cối.[sửa mã nguồn]Súng cối có lẽ là loại súng bắn đạn trái phá đầu tiên mà người ta dùng, do dễ làm. Tuy nhiên kết cấu cối rất đơn giản, vì vậy, nó phá triẻn từ từ theo điều kiện vật liệu. Những súng cối đến thế kỷ 18 đã bắn được đạn 60kg đi xa 4km. Louisbourg năm 1758, nười pháp đã dùng súng cối cỡ nòng 325mm. Đạn rất kém hiệu quả vì sức nổ yếu.
Tuy nhiên, cho đến thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, các phương pháp luyện kim và thuốc nổ vẫn chưa cho ra được súng cối nhẹ dễ vận chuyển. Đồng thời, các phương pháp đo đạc cũng chưa cho phép chỉ huy pháo binh bắn gián tiếp nhanh và chính xác. Lúc đó, các cỡ pháo trung bình lợi nhiều hơn cối do bắn thẳng dễ trúng. Pháo lúc đó tỷ lệ chiều dài nòng của nhiều loại pháo thấp hơn cối bây giờ, nên khó phân biệt pháo và cối. Thế kỷ 19 người ta vẫn chế tạo các cối cổ lỗ như trước. Henri-Joseph Paixhanslà người đã nỗ lực sử dụng đạn trái phá và tăng tầm súng lớn, cho ra Hải Pháo. Ông cũng chế khẩu cối Monster bắn trái phá 500kg dùng ở Antwerp năm 1832 (nay là Bỉ).
Đến dầu thế kỷ 20, khi người Đức chế tạo được súng lớn nòng dài và đạn xuyên phá, thì sự khác biệt về pháo và cối được đặt ra. Sau trận chiến 1907 Port Arthur (Cảng Đại Liên), người ta nhận thấy ngoài đại bác nòng dài bắn đạn xuyên tầm xa còn cần đến súng bắn trái phá nhanh mạnh. Minenwerfer (súng rải mìn) của hãng Rheinmetall, Đức đưa vào hồi Thế chiến 1 chẳng hạn, thực chất đây là những súng cối bắn góc thấp. Ban đầu, người ta làm khẩu cối cỡ nòng 250mm, bắn đạn nặng 95kg chứa 50 kg thuốc nổ, năm 1910. Tiếp theo. các cỡ nòng khác xuất hiện, như khẩu 305mm đạn nặng 955kg (đầu chiến tranh có 44 khẩu 280mm và 305mm, 116 khẩu 170mm). Những khẩu này tuy chưa có giá cối như ngày nay, nhưng hoạt động khá giống.
Pháo bắn trái phá 76mm Đức
Cỡ nòng: 76 mm Tỷ lệ dài: 5.2 cal (359 mm) tầm: 300 đến 1,300 m nặng : 147 kg Sơ tốc: 90 m/s Khối lượng đầu đạn: 4.6 kg Tốc dộ bắn tối đa.
Từ thế chiến 1 dến Thế chiến 2, trình độ của các chỉ huy cỡ tiểu đoàn trở xuống tiến bộ vượt bậc, cho phép sử dụng súng cối như vũ khí hỗ trợ tầm ngắn bộ binh rất hiệu quả, dẫn đến việc hình thành cấu tạo cối ngày nay và trang bị rộng rãi súng cối. Với giá thành chỉ bằng một phần vài chục tăng-pháo, cối bắn trái phá nhanh mạnh hơn, dồi thời bám sát những yêu cầu của bộ binh hơn. Cối cũng dễ di chuyển trên đồi núi, trên vai lính. Như cuộc kháng chiến chống Pháo ở Việt Nam, nhiều nơi chỉ có cối chứ pháo không đến được.
Từ khóa » Trọng Lượng Súng Cối 82
-
Những Loại Súng Cối Việt Minh Sử Dụng Trong Kháng Chiến Chống ...
-
Những Loại Súng Cối Việt Minh Sử Dụng Trong Kháng Chiến Chống ...
-
Bất Ngờ Khả Năng Chiến đấu Của Súng Cối 100mm VN
-
Súng Cối – Wikipedia Tiếng Việt
-
Súng Cối 60mm, 81mm, 120mm Trong Chiến Tranh Việt Nam
-
Điểm Danh Các Súng Cối “khủng” Nhất Của Nga - Tiền Phong
-
Chi Tiết Súng Cối, đại Liên Do Việt Nam Tự Chế Tạo - Tiền Phong
-
Các Loại Pháo Dùng Trong Hai Cuộc Kháng Chiến
-
Súng Cối Hoạt động Như Thế Nào? | VOV.VN
-
Nhà Thiết Kế Súng Cối Kiệt Xuất - Báo Nhân Dân
-
Lính Văn Phòng Ra Thao Trường - Báo Quân Khu 7 Online
-
Sáng Kiến Hay, Hiệu Quả Thiết Thực