Thập Đại Ma Thần Sở Hữu Quyền Năng Tuyệt đỉnh Thời Thượng Cổ ...
Có thể bạn quan tâm
- GAME MOBILE
- eSPORTS
- KHÁM PHÁ
- MANGA/FILM
- HÓNG
- CỘNG ĐỒNG
- GameK
- ›
- Manga/Film
0
- Theo Helino | 24/02/2019 05:00 PMTIN LIÊN QUAN
-
Top 10 vũ khí "thần thánh" danh bất hư truyền trong thần thoại - tiểu thuyết thế giới (Phần 1)
9 nhẫn thuật siêu mạnh trong Naruto được lấy cảm hứng từ thần thoại Nhật Bản (Phần 2)
Thập đại thần khí thời thượng cổ trong truyền thuyết Trung Hoa sở hữu sức mạnh khủng khiếp như thế nào?
Trong số các truyền thuyết về thời thượng cổ của Trung Hoa, bên cạnh những dị thú, thần khí,... thì nổi tiếng nhất không thể không kể đến ma thần với quyền năng tột đỉnh song cũng tàn ác vô cùng. Dưới đây là tên gọi và thân thế lần lượt của mười đại ma thần thượng cổ được ghi chép lại trong “Sơn hải kinh”, bao gồm Xi Vưu, Hình Thiên, Bình Ế, Khoa Phụ, Cộng Công, U Minh Song Thần, Hậu Khanh, Nữ Bạt, U Linh Ngân Tử.
Binh chủ Xi Vưu
Xi Vưu là đại ma thần được nhắc đến nhiều nhất, có mặt trong tất cả các thần thoại thượng cổ. Đại ma thần này gắn liền với trận chiến kinh thiên động địa với Hiên Viên Hoàng Đế. Tương truyền, Xi Vưu là thủ lĩnh tộc Ngưu Đồ Đằng và Điểu Đồ Đằng, diện mạo hung tợn như đầu trâu, sau lưng có mọc hai cánh. Y có 81 huynh đệ, ai nấy đều bản lĩnh phi phàm, tám tay chín chân. Theo một số ghi chép dã sử, Xi Vưu có được sức mạnh như vậy là do được hưởng thần khí từ Bàn Cổ Phù.
Khi Hiên Viên Hoàng Đế lần lượt đánh bại các bộ tộc và thành lập lên bộ tộc mạnh nhất lưu vực sông Hoàng Hà là Hoa Hạ tộc, Cửu Lê tộc của Xi Vưu kiên quyết không thuần phục mà ra mặt đối kháng lại, châm ngòi cuộc đại chiến giữa hai tộc. Có sức mạnh phi phàm cộng với sự giúp sức từ các đại ma thần khác là Hình Thiên, Khoa Phụ, Cộng Công, Bình Ế giúp sức, Xi Vưu liên tiếp đánh bại Hiên Viên Hoàng Đế 72 trận. Phải đến khi Hiên Viên Hoàng Đế mời Nữ Bạt tham chiến trong trận Trác Lộc, Xi Vưu mới thua trận.
Chiến thần Hình Thiên
Hình Thiên là một trong số các đại ma thần đứng về phía Xi Vưu trong đại chiến Cửu Lê – Hoa hạ. Theo truyền thuyết, Hình Thiên chỉ là một chiến binh vô danh, từng làm đại thần dưới thời Viêm Đế cai trị toàn cõi thiên địa, rất thích ca hát thơ phú. Sau này đại chiến với Hiên Viên Hoàng Đế, đánh đến bất phân thắng bại, song lại vì sơ sảy mà bị Hoàng Đế chặt đầu. Oán khí của Hình Thiên lớn đến nỗi dù bị chặt đầu, hắn vẫn không chết mà lấy núm vú làm mắt, rốn làm miệng, hai tay tiếp tục cầm búa quyết chiến tiếp. Cuối cùng, Cửu Thiên Huyền Nữ buộc phải can thiệp mới khiến Hình Thiên ngã xuống. Đầu của Hình Thiên được táng ở Thường Dương Sơn Lộc.
Tinh Thần Khoa Phụ
Khoa Phụ gia nhập đại chiến Cửu Lê – Hoa Hạ với sự ủng hộ cho Xi Vưu. Dã sử ghi lại Khoa Phụ là cháu trai của Cộng Công, dáng người cao lớn, khí lực mạnh mẽ. Khi Hoàng Đế đông tiến, muốn thâu tóm Trung Nguyên đã bao vây tiêu diệt tộc của Cộng Công. Khoa Phụ không đành lòng nhìn thấy cảnh tộc nhân bị vây khốn nên đứng lên phá vây, chạy đến Hàm Cốc Quan thì bị thuộc hạ của Hiên Viên Hoàng Đế giết, nhờ vậy mà Cộng Công trốn thoát. Một vài truyền thuyết khác lại cho rằng Khoa Phụ chết cháy khi giao chiến với Hạn Thần Nữ Bạt trong trận Trác Lộc.
Thủy thần Cộng Công
Có nhiều dị bản về thủy thần Cộng Công, tuy nhiên phổ biến nhất có lẽ là dị bản liên quan đến đại chiến Cửu Lê – Hoa Hạ.
Cộng Công là đệ tử của Cửu Thiên Huyền Nữ, vì Cửu Thiên Huyền Nữ có bất hòa với Nữ Oa nên ra lệnh cho Cộng Công giúp sức cho Xi Vưu – đối địch với Hoàng Đế được Nữ Oa giúp sức. Nhờ có Cộng Công tham chiến mà Xi Vưu đã đẩy lùi được Hiên Viên Hoàng Đế cùng bốn vị đại tướng Chúc Dung, Lực Mục, Cú Mang, Anh Chiêu. Trước cảnh này, Nữ Oa tại Bất Chu Tiên Sơn buộc phải lập đàn phong thiên, khiến Xi Vưu gặp bất lợi mà thua trận. Thủy thần Cộng Công biết chuyện nên nổi cơn giận dữ mắng rằng thiên thần bất công rồi lao đầu vào Bất Chu Tiên Sơn để phá phong thiên trận của Nữ Oa. Cộng Công chết trong trận Trác Lộc cùng Khoa Phụ, Hình Thiên.
Cộng Công thường được truyền tụng là bất hòa với hỏa thần Chúc Dung.
Phong Bá Phi Liêm
Hình dáng của Phong Bá Phi Liêm được miêu tả lại khá kỳ dị với đầu tước mọc sừng nhọn, thân hươu có vằn báo, đuôi dài giống hoàng xà. Phong Bá Phi Liêm học được thuật Thông Ngũ Vận Khí Hầu từ một tảng đá thần nên có được sức mạnh vô địch. Cùng với Vũ Sư Bình Ế, Phong Bá Phi Liêm từng đánh bại Băng thần Ứng Long để trợ giúp Xi Vưu trong đại chiến Cửu Lê – Hoa Hạ. Sau này, khi thua trận trước Hạn Thần Nữ Bạt, Phong Bá Phi Liêm quy thuận theo Hiên Viên Hoàng Đế và được phong thần, chuyên cai quản chuyện tạo gió. Dân gian theo đó cũng truyền rằng mỗi khi Thiên Đế đi tuần, có Lôi Thần mở đường, Vũ Sư vẩy nước, Phong Bá quét dọn.
Vũ Sư Bình Ế
Vũ Sư có hình dạng cũng kỳ quái không kém gì người bằng hữu Phong Bá của mình với tấm lưng mọc vảy cánh, hình dáng như tế tằm bảy tấc. Vũ Sư Bình Ế chủ quản chuyện làm mưa, khi liên hợp với Phong Bá Phi Liêm có sức mạnh chấn động, đánh bại được Băng Thần Ứng Long. Tuy nhiên, trong trận Trác Lộc, Vũ Sư Bình Ế cũng chịu khuất phục trước Hạn Thần Nữ Bạt và tử trận. Dân gian tin rằng con giáp Sửu là con giáp tương ứng với Vũ Sư nên thường chọn ngày Sửu để làm tế tự mưa.
U Minh Song thần: Minh Thần Thần Đô và Minh Thần Úc Lũy
Tương truyền, Thần Đồ và Úc Lũy là hai huynh đệ thời viễn cổ, tinh thông thuật bắt yêu trừ tà. Khi dân chúng bị yêu ma quấy rối, hai huynh đệ thưởng thi triển thuật phép của mình bắt yêu tà rồi buộc chặt đem cho hổ ăn. Cũng theo điển tích này mà đời sau thường dán hình Thần Đồ và Úc Lũy cùng lão hổ lên cửa để dọa ma quỷ, gọi là Môn thần.
Trong đại chiến Cửu Lê – Hoa Hạ, U Minh Song Thần dẫn đầu yêu ma quỷ quái đến ủng hộ Xi Vưu, sau trận Trác Lộc thì bị bắt và được Nữ Oa phân làm thần cai quản Minh giới.
Hậu Khanh
Hậu Khanh là một trong số bốn cương thi thủy tổ (thuộc truyền thuyết về các xác chết biết đi). Truyền thuyết kể lại, Hậu Khanh khi còn sống là đệ đệ của Hiên Viên Hoàng Đế, rất dũng mãnh thiện chiến. Thế nhưng không may lại qua đời trong cuộc đại chiến Cửu Lê – Hoa Hạ. Vì thân xác bị bỏ mặc ở chiến trường không có người chôn cất mà sinh ra oán niệm, thù ghét Hoàng Đế. Chính oán niệm này đã mời gọi một phần hồn phách của Hống (tức Vọng Thiên Hống – một ma thú thượng cổ) nhập vào. Hậu Khanh sau đó sống lại và trở thành một trong tứ đại cương thi thủy tổ.
Tuy không hút máu, không quá mạnh nhưng Hậu Khanh lại có năng lực nguyền rủa rất đáng sợ, thường gây náo loạn trong quân doanh của Hiên Viên Hoàng Đế. Cuối cùng, Nữ Oa phải ra mặt mới đuổi được Hậu Khanh đi.
Hạn Thần Nữ Bạt
Cũng giống như Hậu Khanh, Nữ Bạt thuộc thứ đại cương thi thủy tổ. Ban đầu, Nữ Bạt là con gái Hiên Viên Hoàng Đế, có dung mạo xinh đẹp, lương thiện. Nhưng vì quá lo lắng cho cha khi đại chiến với Xi Vưu nổ ra nên Nữ Bạt nhanh chóng lâm bạo bệnh. Một phần khác của hồn phách Hống lại tìm đến, nhập vào xác Nữ Bạt với mục đích trả thù Nữ Oa. Tuy nhiên, phần hồn phách đó không đủ mạnh để độc chiếm hoàn toàn thể xác Nữ Bạt nên sau này nó đã hòa nhập cùng hồn phách Nữ Bạt, khiến nàng tỏa ra hơi nóng đến mức đi đến đâu là nơi đó khô cạn thành sa mạc. Cũng vì thế mà Nữ Bạt trở thành Hạn Thần. Sau khi giúp Hoàng Đế đánh thắng đại chiến với Xi Vưu, Nữ Bạt bị đuổi đi và cuối cùng là bị giết để tránh gây ra thảm cảnh khô hạn cho bách tính.
Độn Thần Ngân Linh Tử
Ngân Linh Tử là một trong thập đại ma thú, có khả năng chạy trốn và dự báo tương lai. Dù là ma thú xong Ngân Linh Tử không gây chiến mà chỉ tự vệ nên thoát khỏi sự tru diệt của chư thần. Truyền thuyết khác lại đề cập rằng Ngân Linh Tử là đại tương Đông Di theo Xi Vưu, sau khi Xi Vưu chết thì dẫn sơn quỷ trốn xuống phía nam và đông Thái Sơn để tránh truy sát từ thuộc hạ của Hiên Viên Hoàng Đế.One Piece: Kỷ nguyên hải tặc mới đã mở ra và đây là các ứng cử viên thích hợp nhất thay thế những huyền thoại cũ Theo Helino Copy link Link bài gốc Lấy link 0 Xem thêm:
thượng cổ
thập đại ma thần
Ngân Linh Tử
Binh chủ Xi Vưu
Hình Thiên
Xem thêm- TRANG CHỦ
- GAME ONLINE
- THỊ TRƯỜNG
- PC CONSOLE
- eSPORTS
- GAME MOBILE
- RSS
© Copyright 2007 - 2024 – Công ty Cổ phần VCCorp Tầng 17, 19, 20, 21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội. Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên internet số 3634/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP Hà Nội cấp ngày 06/09/2017
GameK:
TRỤ SỞ HÀ NỘI: Tầng 22, Tòa nhà Center Building, Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 024 7309 5555 Email: info@gamek.vn Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Nguyễn Bích Minh VPĐD tại TP.HCM: Tầng 4 Tòa nhà 123, 127 Võ Văn Tần, phường 6, quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Hotline hỗ trợ quảng cáo: Email: giaitrixahoi@admicro.vn Hỗ trợ & CSKH: Admicro Address: Tầng 20, Tòa nhà Center Building - Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
Chính sách bảo mật
Chat với tư vấn viênTừ khóa » Thủy Thần Cộng Công Và Hỏa Thần Chúc Dung
-
Thế Giới Truyện Kinh Dị, Trinh Thám - THỦY THẦN CỘNG CÔNG Cộng ...
-
Cuộc Chiến Thủy Thần Cộng Công Và Hỏa Thần Chúc Dung - Facebook
-
Cung Công – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chúc Dung – Wikipedia Tiếng Việt
-
Những Truyền Thuyết Hợp Lý - Chương 6: Thiên Lậu (trời Lủng)
-
Ba Vị Thần Của Tam Hoàng Ngũ Đế Trong Sử Sách Trung Hoa
-
Tam Hoàng Ngũ Đế - Wikiwand
-
Thập đại Thần Khí Thời Thượng Cổ Có Sức Mạnh Khủng Khiếp Trong ...
-
Thần Thoại Trung Hoa - Epic
-
Các Vị Thần Trung Quốc - Thần Thoại Trung Hoa
-
Chương 1344: Hỏa Thần Chúc Dung. - Đọc Truyện Online
-
Tây Du Ký: Lộ Diện Nhân Vật đứng Sau 'bảo Kê' Cho Tôn Ngộ Không ...
-
Đá Nữ Oa - Pinterest
-
Nữ Oa Nương Nương đội đá Vá Trời - Truyện Dân Gian