Thất Bại Trong Kinh Doanh Là Một định Mệnh: Vay Ngân Hàng 50 Triệu ...

19 tuổi, tôi bỏ học giữa chừng rồi lên Hà Nội làm nhân viên bán hàng trong một công ty kinh doanh thiết bị âm thanh của bác.

Tôi học việc ở đó được hơn một tháng, trong một lần bác đi công tác xa có vị khách gọi đến hỏi muốn mua hàng với số lượng lớn; tôi đã trở lời một cách đầy trách nhiệm: "Có, tất cả đều có đủ hàng anh nhé!".

Sau đó, tôi mới tá hỏa đi gom hàng, tôi gọi đến mấy trăm cuộc điện thoại, lùng xục đến từng tờ quảng cáo. Cuối cùng, tôi cũng gom được đủ số hàng và lấy lại lợi nhuận tới 50 triệu. Đó là lần đầu tiên tôi biết mình có khả năng tự kiếm ra tiền. Sau hơn một năm làm việc tại đó, tôi quay lại trường học để lấy bằng cử nhân.

Sau khi ra trường, hai anh em tôi đã rủ nhau lập nghiệp, thành lập một công ty nhỏ. Vốn đầu tư ban đầu đến từ một người giàu có trong dòng họ, chính bác ấy đã mạnh tay đầu tư vốn để anh em tôi kinh doanh. Thời điểm đó, từ ngân hàng bước ra, tay xách cả một túi tiền mặt 500 triệu, mà tôi ngỡ đó như thùng vàng vậy. Chưa bao giờ tôi lại khát khao được kiếm thật nhiều tiền như lúc đó.

Lần đầu tiên kinh doanh chỉ cần có được một cơ hội nhỏ là sẽ kiếm được tiền, ba tháng kinh doanh đầu tiên tôi đã kiếm được lợi nhuận 600 triệu. Chưa bao giờ tôi thấy kiếm tiền lại dễ như thế, không cần biết trời cao đất dày như nào, tôi cứ thế mà mở rộng quy mô công ty.

Sau đó, tôi không thể giữ được công ty, 3 năm liên tiếp công ty làm ăn thua lỗ, tôi phải gánh khoản nợ tới mấy trăm triệu. Ở tầm tuổi đó, ngày ngày đều phải trả lãi, ngày nào cũng một màu đen tối bao trùm, mọi hy vọng dường như bị vụt tắt.

Thật sự rất nghiêm trọng, tôi đem chuyện kể với người bác của tôi, nhưng ông cũng không hề đưa ra một chủ kiến nào, ông chỉ nói đúng một câu thế này: "Chỉ cần kiên trì rồi sẽ có cách". Vào thời điểm đó câu nói này đã tiếp thêm lòng tin cho tôi rất nhiều và nó vẫn luôn theo tôi cho tới bây giờ.

Thất bại trong kinh doanh là một định mệnh: Vay ngân hàng 50 triệu, 3 tháng đầu tiên lãi 600 triệu, tôi liền mở rộng công ty và cái kết bi đát dành cho kẻ tham lam... - Ảnh 1.

Dần dần tôi đã tự tạo cho mình một phương châm sống: "Làm việc là một quá trình hưởng thụ. Sẽ có rất nhiều chuyện xảy ra nhưng ta cần chấp nhận mọi thứ (trong ngôn ngữ của tôi gọi đó là sự hưởng thụ)."

Tôi trước nay đều không nghĩ rằng công việc như một thủ đoạn, cuộc sống như một mục đích. Với tôi, công việc chính là cuộc sống. Tôi biết rõ những gì mình muốn, biết mình đang làm gì, biết mình đang làm những việc nên làm và mình muốn làm nó.

Tôi thật không rõ vì sao rất nhiều người lại nói chuyện kinh doanh muôn màu cực khổ, cay đắng như thế. Cứ như là phải vượt qua muôn vàn hiểm nguy mới có thể đến được Tây Thiên thỉnh kinh.

Một nhà doanh nhân thật sự nên cho đó là sự tận hưởng, thay vì nói đó là những sự hy sinh. Kinh doanh là theo đuổi lý tưởng mong muốn thay đổi cái gì đó, chứ không nên lấy tiền để đo lường mọi thứ.

Làm doanh nhân nên là giữ lấy 2 tư tưởng: Thiên và Địa. Thiên ý chỉ ý nghĩa của công việc mình đang làm đối với xã hội. Địa chỉ kết quả công việc mà mình đạt được, có hay không đạt được sự hồi đáp nào đó.

Khởi nghiệp kinh doanh là một khóa học đắt giá nhất, mỗi người nên tự hỏi mình trước khi bắt đầu một công việc gì đó, mình có hay không chủ kiến riêng đối với việc này. Hôm nay người này nói việc này hay ta liền làm nó, ngày mai họ bảo không hay thì mình lại chững lại. Chỉ làm người bắt trước xu hướng thì sẽ không bao giờ có thể thành công trong kinh doanh được, để kinh doanh hiệu quả thì phải là người có sáng tạo.

Thất bại trong kinh doanh là một định mệnh: Vay ngân hàng 50 triệu, 3 tháng đầu tiên lãi 600 triệu, tôi liền mở rộng công ty và cái kết bi đát dành cho kẻ tham lam... - Ảnh 2.

Sau này trong quá trình khởi nghiệp để đạt được đến ngày hôm nay tôi đã phạm phải không ít các sai lầm, hết lần này đến lần khác.

Trong kinh doanh, sai lầm và thất bại gần như là định mệnh đối với mỗi doanh nhân. Mỗi lần thất bại trong việc kinh doanh riêng, chúng ta sẽ mất đi rất nhiều nguồn lực.

- Về thời gian: Chúng ta cống hiến rất nhiều thời gian cho doanh nghiệp của mình nhưng lại không có kết quả. Và bạn biết rồi đó, thời gian là thứ cực kỳ quý giá bởi khi càng nhiều tuổi, nhiệt huyết khởi nghiệp của cá nhân thường có xu hướng giảm dần.

- Về tiền bạc: Không thất bại nào trong kinh doanh riêng không gắn liền với mất mát về tài chính. Ít nhất, bạn đã mất tiền đầu tư cơ sở vật chất cho doanh nghiệp và để rồi đến lúc thất bại, bạn sẽ rất may mắn nếu tình trạng tài chính của bạn dừng lại ở con số 0. Trên thực tế, rất nhiều bạn bè của tôi sau khi thất bại đã phải bắt đầu với con số âm, tôi cũng không phải ngoại lệ.

- Về tâm lý: Đây là mất mát vô hình nhưng lớn nhất. Khi khởi nghiệp, chúng ta đầy khát khao, đam mê, hoài bão để rồi khi đối diện với thất bại, chúng ta phải đối diện với những sự nghi hoặc: "Tôi thật kém cỏi", "Tôi thật vô dụng"..., chưa kể đến những ánh mắt của bạn bè, người thân luôn xoáy vào bạn. Những câu nói dè bỉu: "Tao đã bảo rồi mà..." sẽ luôn khiến bạn cảm thấy dằn vặt. Chính rào cản về mặt tâm lý mới là điều kinh khủng nhất, tôi đã chứng kiến nhiều bạn bè của mình sau khi vấp ngã đã không thể một lần nữa phá rào để khởi nghiệp lại.

Thất bại trong kinh doanh là một định mệnh: Vay ngân hàng 50 triệu, 3 tháng đầu tiên lãi 600 triệu, tôi liền mở rộng công ty và cái kết bi đát dành cho kẻ tham lam... - Ảnh 3.

Giống như ở Trung Quốc, mọi người đặc biệt ủng hộ và sùng bái sự thành công. Người dân thường xuyên theo dõi tất cả các công ty, người mẫu và người nổi tiếng. Họ sẽ rất xấu hổ khi nói về thất bại, người ta sẽ chế giễu tất cả các hiện tượng của sự thất bại, các nhân vật của sự thất bại. Bạn thấy đấy, ở Hoa Kỳ, nó lại hoàn toàn khác. Không ai sẵn sàng thất bại, nhưng mọi người sẽ nói chuyện và đối mặt với thất bại bằng một thái độ rất bình thường, họ không cho đó là chuyện đáng để dè bỉu bàn tán.

Nếu bạn muốn liên tục thử thách những đỉnh cao và không muốn giới hạn cuộc sống của mình thì bạn cần xác định số phận của mình là những sai lầm và thất bại.

Nếu một xã hội vẫn xấu hổ khi nói về thất bại, sợ thất bại, từ chối thất bại, chỉ ủng hộ thành công, thì chúng ta khó có được sự đổi mới mang ý nghĩa khai phá. Đây là giá trị của thất bại đối với toàn xã hội. Còn đối với cá nhân, ý nghĩa thực sự của thất bại là chúng ta học được cách đối mặt với thất bại, chấp nhận thất bại, giải quyết thất bại và tiếp tục bước tiếp.

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo gửi lời chúc ngày 8/3: "Là một phụ nữ hiện đại, bạn phải dám nghĩ lớn và hành động quyết liệt"

Tiểu Lý

Theo Trí Thức Trẻ Copy link Link bài gốc Lấy link! http://ttvn.toquoc.vn/search.htm?keyword=Th%E1%BA%A5t+b%E1%BA%A1i+trong+kinh+doanh+l%C3%A0+m%E1%BB%99t+%C4%91%E1%BB%8Bnh+m%E1%BB%87nh%3A+Vay+ng%C3%A2n+h%C3%A0ng+50+tri%E1%BB%87u%2C+3+th%C3%A1ng+%C4%91%E1%BA%A7u+ti%C3%AAn+l%C3%A3i+600+tri%E1%BB%87u%2C+t%C3%B4i+li%E1%BB%81n+m%E1%BB%9F+r%E1%BB%99ng+c%C3%B4ng+ty+v%C3%A0+c%C3%A1i+k%E1%BA%BFt+bi+%C4%91%C3%A1t+d%C3%A0nh+cho+k%E1%BA%BB+tham+lam...

Từ khóa » Những Thất Bại Trong Kinh Doanh