Tuổi 30 Kinh Doanh Thất Bại, Không Tiền Bạc, Gánh Nợ Nần, Bạn Nên ...

TIN MỚI

Kinh doanh có thuận lợi, công việc có thành công đến đâu thì mọi thứ đều sẽ có khả năng phát triển theo một hướng khác. Nếu bạn kinh doanh thất bại thì sao? Bạn sẽ từ bỏ, chán nản hay đúc kết kinh nghiệm, làm lại từ đầu?

Ở tuổi 30, đối mặt với thất bại, bạn nên và phải làm gì?

1. Cho dù nợ nần chồng chất cũng phải trả những khoản nợ chưa trả

Đừng chọn con đường không chịu trách nhiệm hậu quả mà bỏ chạy thoát thân. Như vậy chỉ khiến con đường sau này của bản thân khó đi hơn mà thôi.

Làm ăn thất bát, nguyên nhân chủ yếu là do không có tiền. không có tiền thì làm sao trả nợ? Nếu có 100 triệu bạn hãy trả 50% (tức 50 triệu), có 1 tỷ thì trả trước 500 triệu, để chủ nợ thấy được thái độ và thành ý của bạn.

2. Bạn nên đi làm thêm những công việc để thư giãn tinh thần

Thất bại không có nghĩa không làm được gì. Thời gian vẫn chạy, mọi người vẫn phải làm việc để tồn tại và bạn bắt buộc phải tiếp tục cố gắng, tìm kiếm cơ hội tiếp theo. Khoản nợ sau thất bại nhất định không phải là con số nhỏ. Nếu chỉ dựa vào làm thêm để trả nợ, có lẽ cả đời bạn cũng không trả hết. Bởi vậy làm thêm chỉ có thể giúp tinh thần thoải mái hơn mà thôi. Bạn bắt buộc phải tìm cơ hội lập nghiệp lần nữa.

Tuổi 30 kinh doanh thất bại, không tiền bạc, gánh nợ nần, bạn nên làm gì để vượt qua khủng hoảng? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Bạn có thể thử thay đổi nhiều phương pháp khác nhau. Nếu nhận thấy cơ hội khởi nghiệp khả thi, hãy nghĩ đến nguyên nhân thất bại của lần khởi nghiệp trước, kết hợp với tình hình thực tại để thay đổi lại phương thức khởi nghiệp.

Cho dù khởi nghiệp thất bại, nợ nần chồng chất, tâm trạng stress đến đâu cũng không đáng sợ bằng việc không nhận được sự ủng hộ của người thân. Trong nháy mắt đột nhiên bị cả thế giới quay lưng ruồng bỏ, mất hết niềm tin và hi vọng sống. Khi ấy chỉ có gia đình mới là ngọn lửa giúp bạn thắp sáng niềm tin ấy.

3. Bạn nhất định phải kiên cường, nếu không lựa chọn mạnh mẽ, bạn yếu đuối cho ai xem?

Con người đến độ tuổi trung niên, khởi nghiệp thất bại, nợ nần chồng chất, tâm trạng suy sụp. Cuộc sống như vậy quả thực vô cùng thảm, đặc biệt khi bị chủ nợ lần lượt đến cửa đòi tiền. Cảm giác ấy một người bình thường khó có thể chấp nhận được.

Tuy nhiên, nếu bạn đã lựa chọn khởi nghiệp thì phải có khả năng chịu đựng nỗi đau của sự thất bại. Nhất định phải kiên cường đối mặt với mọi thứ. Nếu bạn không mạnh mẽ được, vậy bạn yếu đuối cho ai xem? Ngoài người thân và gia đình, không một ai có thể thực sự thấu hiểu được bạn.

Tuổi 30 kinh doanh thất bại, không tiền bạc, gánh nợ nần, bạn nên làm gì để vượt qua khủng hoảng? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

4. Hãy thoải mái tinh thần, vứt bỏ những lo lắng muộn phiền. Chỉ khi nghĩ thông suốt, bạn mới có thể bước ra khỏi hố sâu của cuộc đời

Thất bại trong kinh doanh đủ khiến con người ta đau đầu và mệt mỏi. Loại cảm giác đáng sợ ấy sẽ ngày càng trở nên trầm trọng. Đối với những người trung niên đã từng nếm trải cảm giác này, ngoài kiên cường cần phải giữ thái độ lạc quan tích cực, loại bỏ những phiền não và lo lắng ra khỏi cuộc sống. Có thể nói đây là điều quan trọng nhất phải thực hiện. Cho dù có khó khăn thế nào, suy cho cùng cũng do chính bản thân bạn quyết định.

5. Đối mặt với thất bại, kích động là "ma quỷ", bình tĩnh mới là "thượng đế"

Con người đến độ tuổi trung niên, đối mặt với thất bại của cuộc đời, nhất định không nên hành động bốc đồng. Một khi bạn lựa chọn sai, có thể sẽ gây ra hậu quả khó mà tưởng tượng nổi, thậm chí còn thực sự rơi vào đường cụt, muôn đời muôn kiếp không có cơ hội làm lại. Tâm an tự khắc trí tuệ sẽ sáng suốt. Chỉ có bình tĩnh ứng phó, khống chế cảm xúc của bản thân mới có cơ hội thoát ra khỏi con đường ấy và tìm cơ hội bắt đầu lại tốt hơn.

Tuổi 30 kinh doanh thất bại, không tiền bạc, gánh nợ nần, bạn nên làm gì để vượt qua khủng hoảng? - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

6. Đúc kết bài học kinh nghiệm từ thất bại mới có thể chuẩn bị tốt cho cuộc chiến mới

Trước những thất bại trong kinh doanh, ở độ tuổi trung niên, bạn không được phép tháo chạy hay đùn đẩy trách nhiệm. Chủ động gánh vác hậu quả mới chính là bản lĩnh và sự chính trực cần có trong phẩm chất của một doanh nhân.

Có một điều quan trọng nữa, hãy cố gắng rà soát, tìm hiểu và làm rõ nguồn gốc, nguyên nhân của sự thất bại và lí do gây ra những sai sót đó. Chữa bệnh phải dùng đúng thuốc, tránh việc giẫm lên vết xe đổ một lần nữa, đó mới chính là đạo lí "thất bại là mẹ thành công".

Người càng có đẳng cấp lại càng không lãng phí thời gian vào 2 việc này: Chuyên tâm việc của mình, cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp, tiền tài theo đó tự tìm tới

Từ khóa » Những Thất Bại Trong Kinh Doanh