Thất Nghiệp Là Gì? Đo Lường Tỷ Lệ Thất Nghiệp Như Thế Nào? - DNSE

Thất nghiệp là tình trạng không tìm được việc làm của người lao động, dù họ đã sẵn sàng và nỗ lực tìm kiếm công việc. Đây là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe của nền kinh tế, phản ánh các vấn đề trong thị trường lao động và tác động đến mức sống của người dân.

Mục lục hiện 1 Thất nghiệp là gì? 2 Phân loại thất nghiệp 2.1 Căn cứ theo lý do thất nghiệp 2.2 Căn cứ theo tính chất thất nghiệp 2.3 Căn cứ theo nguyên nhân thất nghiệp 3 Cách đo lường tỷ lệ thất nghiệp 4 Tác động của thất nghiệp là gì? 4.1 Tác động tiêu cực đến thu nhập và cuộc sống của người lao động 4.2 Ảnh hưởng đến tình hình kinh tế – xã hội 4.3 Tăng trưởng kinh tế bị đình trệ 5 Tỷ lệ lao động thất nghiệp tại Việt Nam quý I năm 2024

Thất nghiệp là gì?

Thất nghiệp là tình trạng như thế nào?
Thất nghiệp là tình trạng như thế nào?

Thất nghiệp là thuật ngữ thường được sử dụng trong kinh tế vĩ mô để chỉ tình trạng người đang trong độ tuổi lao động, có đầy đủ khả năng lao động và có nhu cầu tìm việc làm nhưng chưa có việc làm.

Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến tài chính và tinh thần của cá nhân, mà còn phản ánh những thách thức lớn hơn trong nền kinh tế.

Phân loại thất nghiệp

Thất nghiệp có thể được phân loại theo 3 cách sau:

Căn cứ theo lý do thất nghiệp

  • Mất việc: Đơn vị thuê lao động sa thải người lao động vì một lý do nào đó.
  • Bỏ việc: Người lao động chủ động xin nghỉ việc
  • Nhập mới: Những người mới tham gia vào thị trường lao động chưa tìm được việc làm.
  • Tái nhập: Những người từng rời khỏi lực lượng lao động nhưng bây giờ muốn quay lại và chưa tìm được việc làm.

Căn cứ theo tính chất thất nghiệp

  • Thất nghiệp tự nguyện: Người lao động tự nguyện thôi việc.
  • Thất nghiệp không tự nguyện: Tổ chức mà người lao động đang công tác ra quyết định sa thải. Điều này buộc người lao động phải tìm một công việc khác.

Căn cứ theo nguyên nhân thất nghiệp

Thất nghiệp tạm thời/ thất nghiệp ma sát:

Đây là tình trạng thất nghiệp xảy ra trong ngắn hạn khi người lao động thay đổi việc làm hoặc người mới bổ sung vào lực lượng lao động chưa tìm được việc.

Ví dụ: Sinh viên mới ra trường và đang tìm việc làm.

Thất nghiệp cơ cấu:

Thất nghiệp dài hạn bắt nguồn từ sự thay đổi trong quy trình sản xuất hay sự suy giảm của một số ngành nghề khiến người lao động không thể thích nghi và phải tìm việc làm mới.

Thất nghiệp thời vụ:

Một số ngành nghề có tính chất thời vụ, chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Khi hết thời gian này, người lao động sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp.

Thất nghiệp chu kỳ

Thất nghiệp chu kỳ là thất nghiệp xảy ra theo chu kỳ kinh tế. Loại thất nghiệp này thường xuất hiện khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái. Mức thất nghiệp chu kỳ cao hơn mức thất nghiệp tự nhiên. Tuy nhiên, khác với thất nghiệp tự nhiên, thất nghiệp chu kỳ không tồn tại vĩnh viễn.

Cách đo lường tỷ lệ thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm (%) giữa số người thất nghiệp và lực lượng lao động trong một khoảng thời gian nhất định.

Lực lượng lao động là những người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng và sẵn sàng lao động.

Trong đó:

Lực lượng lao động (L) = số người có việc làm (E) + số người thất nghiệp (U)

Tỷ lệ thất nghiệp (%) được tính theo công thức:

Tỷ lệ thất nghiệp (%) = (Số người thất nghiệp / Lực lượng lao động) x 100%

Ví dụ: Số người đã có việc làm là 1.000 người trong khi số người thất nghiệp là 25 người. Lúc này, lực lượng lao động gồm 1025 người và tỷ lệ thất nghiệp là:

25 / 1025 x 100% = 2,44%

Tỷ lệ thất nghiệp cho biết nền kinh tế trong khoảng thời gian xác định đã khai thác tối đa nguồn cung lao động sẵn có trên thị trường hay chưa. Khi tỷ thất nghiệp thực tế (bao gồm thất nghiệp tự nhiên và thất nghiệp chu kỳ) lớn hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên thì nền kinh tế đang ở trạng thái khiếm dụng, chưa đạt tới mức sản lượng tiềm năng. 

Tác động của thất nghiệp là gì?

Tác động tiêu cực đến thu nhập và cuộc sống của người lao động

  • Giảm thu nhập: Khi mất việc làm, người lao động sẽ mất đi nguồn thu nhập chính, dẫn đến khó khăn về tài chính, không thể trang trải cho chi phí sinh hoạt, học tập, y tế,…
  • Ảnh hưởng đến đời sống: Thất nghiệp có thể khiến người lao động thiếu thốn về vật chất, mất đi sự tự tin, lo lắng, stress, dẫn đến trầm cảm,…
  • Gây khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm mới: Khi thất nghiệp lâu dài, người lao động có thể mất đi kỹ năng, khả năng cập nhật kiến thức, khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm mới phù hợp với nhu cầu thị trường.

Ảnh hưởng đến tình hình kinh tế – xã hội

  • Gây gánh nặng cho ngân sách nhà nước: Chính phủ phải chi trả trợ cấp thất nghiệp và các khoản hỗ trợ khác cho người thất nghiệp, gây gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
  • Gây lãng phí nguồn lao động: Thất nghiệp là một sự lãng phí nguồn lao động, giảm năng suất xã hội.
  • Gây bất ổn an ninh trật tự xã hội: Người thất nghiệp khi không thể chi trả cho nhu cầu sống cơ bản có thể sinh ra tâm lý “đói ăn bậy, túng làm càn”. Hậu quả là tệ nạn xã hội gia tăng, làm xáo trộn trật tự an ninh xã hội.
  • Mất cân bằng dân cư: Một số người lao động không tìm được việc làm sẽ di chuyển đến những địa phương khác để tìm cơ hội, đặc biệt là các thành phố lớn. Sự di chuyển ồ ạt dẫn đến sự mất cân bằng về dân cư giữa các khu vực.

Tăng trưởng kinh tế bị đình trệ

Thất nghiệp tăng cao làm nên kinh tế bị đình trệ
Thất nghiệp tăng cao làm nên kinh tế bị đình trệ

Thất nghiệp tăng cao là dấu hiệu của một nền kinh tế đang phải trải qua những bất ổn hay thậm chí là suy thoái. Tình trạng này sẽ gây ra hiện tượng lạm phát.

Bên cạnh đó, trong trường hợp người lao động thiếu việc làm trong khi các công ty lại đang cần tuyển thêm nhân sự, sự không cân đối này đang làm lãng phí lực lượng lao động trên thị trường.

Hoạt động kinh doanh và năng suất sản xuất cũng sẽ bị ảnh hưởng khi lao động không được sử dụng đúng cách.

Tỷ lệ lao động thất nghiệp tại Việt Nam quý I năm 2024

Trong quý I năm 2024, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở Việt Nam giảm xuống còn khoảng 1,05 triệu người, giảm 10,3 nghìn người so với quý trước và chỉ tăng nhẹ 5,4 nghìn người so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên Việt Nam từ 15-24 tuổi đạt 7,99%, tăng 0,37% so với quý trước, và 0,38% so với cùng kỳ năm trước. 

Quý I/2024 cũng ghi nhận khoảng 1,4 triệu thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập hay đào tạo, chiếm 11,0% tổng số thanh niên, giảm 51,5 nghìn người so với quý trước và 125,5 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

Trong bối cảnh thị trường lao động hiện nay, việc mở tài khoản chứng khoán tại DNSE là một bước đi thông minh để tận dụng cơ hội đầu tư và tự cải thiện tài chính cá nhân. DNSE cung cấp một nền tảng giao dịch chứng khoán tiện lợi và an toàn, hỗ trợ cả nhà đầu tư mới và dày dạn kinh nghiệm.

Từ khóa » Cân Bằng Khiếm Dụng Là Gì