Thầy Bói Xem Voi - Ngữ Văn 6 - Hoc247
Có thể bạn quan tâm
Qua bài giảng Thầy bói xem voi giúp các em hiểu nội dung, ý nghĩa truyện Thầy bói xem voi. Hiểu một số nét chính về nghệ thuật truyện ngụ ngôn. Hy vọng tài liệu này giúp quý thầy cô và các em có những tiết dạy và học sôi động, hiệu quả hơn tại lớp.
ATNETWORK YOMEDIA1. Tóm tắt bài
1.1. Tìm hiểu chung
a. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt
b. Thể loại
c. Nội dung
d. Tóm tắt
e. Bố cục
1.2. Đọc - hiểu văn bản
a. Các thầy bói xem voi
b. Các thầy bói phán về voi
c. Hậu quả của việc phán voi
d. Bài học
2. Bài tập minh họa
3. Soạn bài Thầy bói xem voi
4. Một số bài văn mẫu về Thầy bói xem voi
Tóm tắt bài
1.1. Tìm hiểu chung
a. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt
- Kiểu văn bản: tự sự.
- Phương thức biểu đạt: Tự sự + miêu tả.
b. Thể loại
-
Truyện ngụ ngôn
-
Hình thức
-
Là truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần
-
- Nội dung
- Mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió kín đáo chuyện con người
- Mục đích
- Nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
-
c. Nội dung
- Từ câu chuyện chế giễu cách xem và phán về voi của năm ông thầy bói, truyện "Thầy bói xem voi" khuyên người ta: muốn hiếu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.
d. Tóm tắt
- Chuyện kể về năm ông thầy bói cùng nhau xem voi, nhưng mỗi người chỉ sờ được một bộ phận của voi rồi cùng nhau tranh cãi.
- Người bảo voi như con đỉa, người bảo voi như cái đòn càn, người bảo voi như cái quạt thóc, người bảo voi như cột đình, người bảo voi như cái chổi sề… không ai chịu ai, các thầy xông vào đánh nhau chảy máu.
- Từ câu chuyện này mà trong dân gian xuất hiện câu thành ngữ: “Thầy bói xem voi” để phê phán những người nhận thức phiến diện, thiếu tổng thể.
e. Bố cục
- Chia làm 3 phần
- Phần 1: “Nhân buổi…sờ đuôi.” ⇒ Các thầy bói xem voi.
- Phần 2: “Đoạn năm thầy…sể cùn” ⇒ Các thầy bói phán về voi.
- Phần 3: Còn lại ⇒ Hậu quả của việc phán voi.
1.2. Đọc - hiểu văn bản
a. Các thầy bói xem voi
- Năm ông thầy bói
- Bị mù
- Chưa biết gì về hình thù con voi.
- Đều muốn biết voi có hình thù thế nào
- Hoàn cảnh xen voi
- Ế khách hàng, ngồi tán gẫu.
- Có voi đi qua
- Cách xem voi của các thầy
- Xem voi không nhìn bằng mắt, mà sờ bằng tay
- Mỗi thầy sờ vào một bộ phận, đoán cả hình thù con voi.
- Thầy sờ vòi
- Thầy sờ ngà
- Thầy sờ tai
- Thầy sờ chân
- Thầy sờ đuôi
→ Cách xem phiến diện, chủ quan.
⇒ Giễu cợt, phê phán ách xem voi của các thầy bói.
b. Các thầy bói phán về voi
- Nội dung
- Sau khi sờ voi, mỗi thầy bói lần lượt nhận xét về voi:
- Thầy sờ vòi: sun sun như con đỉa
- Thầy sờ ngà: chần chẫn như cái đòn càn.
- Thầy sờ tai: bè bè như cái quạt thóc.
- Thầy sờ chân: sừng sững như cái cột đình.
- Thầy sờ đuôi: tun tủn như cái chổi xể cùn.
- Sau khi sờ voi, mỗi thầy bói lần lượt nhận xét về voi:
- Nghệ thuật
- Tự láy gợi hình, nghệ thuật so sánh gợi tả những nhận thức của thầy bói về voi.
→ Nhấn mạnh đặc điểm con voi mình vừa xem được.
- Không phải
- Đúng với từng bộ phận của con voi, không đúng với tổng thể con voi
→ Mỗi thầy chỉ biết từng bộ phận của con voi mà lại cứ tưởng hình thù toàn bộ con voi là nó như vậy.
- Thái độ trong cuộc bàn luận
- "Tưởng"..."hóa ra"
- "Không phải"
- "Đâu có"
- "Ai bảo"
- ..."Không đúng"...
→ Là những lời nói chủ quan nhằm phủ định ý kiến của người khác, khẳng định ý kiến của mình.
- Nguyên nhân
- Mù mắt
- Sai phương pháp xem
- Sai nhận thức, đánh giá sự việc
→ Mù về thể chất, mù về nhận thức.
⇒ Lấy bộ phận để khái quát lên toàn thể con voi là hết sức sai lầm.
⇒ Kết luận về con voi sai.
c. Hậu quả của việc phán voi
- Chưa biết hình thù con voi
→ Tranh cãi
- Hành động sai lầm: xô xát. Đánh nhau toạc đầu chảy máu.
→ Châm biếm sự hồ đồ, tiếng cười phê phán nhẹ nhàng mà sâu sắc
⇒ Không nên chủ quan trong nhận thức mà phải dựa trên sự tìm hiểu toàn diện sự vật.
⇒ Muốn đánh giá một hiện tượng, một sự vật, sự việc... phải có cái nhìn toàn diện, đầy đủ, nhiều chiều. Không nên đánh giá qua cái nhìn phiến diện, chủ quan, cục bộ, sẽ lệch lạc, thiếu chính xác, sai lầm, nguy hiểm,...
d. Bài học
- Đánh giá sự vật phải được xem xét một cách toàn diện.
- Xem xét sự vật phải phù hợp trong mọi hoàn cảnh, điều kiện.
-
Tổng kết
-
Nội dung
- Phê phán nghề thầy bói
- Khuyên nhủ con người khi tìm hiểu về một sự vật, sự việc nào đó phải xem xét chung một cách toàn diện.
- Mượn chuyện không bình thường của con người để khuyên răn con người một bài học sâu sắc về cách nhận thức sự việc
- Thành ngữ: "Thầy bói xem voi"
-
Nghệ thuật
- Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, sâu sắc.
- Dựng đối thoại tạo nên tiếng cười hài hước, kín đao.
- Lặp lại các sự việc
- Nghệ thuật phóng đại.
-
Bài tập minh họa
Ví dụ:
Đề bài: Hãy kể diễn cảm truyện "Thầy bói xem voi"
Gợi ý làm bài
1. Mở bài
- Giới thiệu chung
- Truyện xảy ra từ ngày xửa ngày xưa.
- Có năm ông thầy bói mù hành nghề trước cửa chợ.
2. Thân bài
- Diễn biến của truyện
- Trước khi xem voi
- Năm thầy bói mù ế khách ngồi tán gẫu.
- Thầy nào cũng phàn nàn là chưa biết hình thù con voi ra sao.
- Chợt có người nói voi sắp đi qua, năm thầy chung tiền biếu quản tượng, xin được xem voi.
- Khi xem voi
- Thầy thứ nhất sờ vòi.
- Thầy thứ hai sờ ngà.
- Thầy thứ ba sờ tai.
- Thầy thứ tư sờ chân.
- Thầy thứ năm sờ đuôi.
- Sau khi xem voi
- Các thầy ngồi bàn tán sôi nổi về voi.
- Thầy sờ vòi bảo voi sun sun như con đĩa.
- Thầy sờ ngà bảo voi chần chẫn giống cái đòn càn.
- Thầy sờ tai bảo voi bè bè giống cái quạt thóc.
- Thầy sờ chân bảo voi sừng sững giống cái cột đình.
- Thầy sờ đuôi bảo voi tun tủn giống cái chổi sể cùn.
- Các thầy ngồi bàn tán sôi nổi về voi.
- Trước khi xem voi
3. Kết bài
- Kết thúc truyện
- Năm thầy cãi nhau, chẳng ai chịu ai, người nào cũng cho rằng mình đúng.
- Năm thầy lao vào đánh nhau toác đầu, chảy máu.
Bài văn mẫu
Ngày xửa ngày xưa, ở một vùng nọ có năm ông thầy bói mù hành nghề trước cửa chợ. Buổi sáng hôm ấy ế khách quá, năm thầy ngồi buồn đành tán gẫu với nhau. Ai cũng phàn nàn rằng mình chưa được biết hình thù con voi ra sao. Bỗng nhiên, nghe người ta nói có voi đi qua, các thầy bèn chung tiền biếu quản tượng, xin cho voi dừng lại để xem.
Các thầy xem voi bằng... tay. Thầy thứ nhất sờ đúng cái vòi. Thầy thứ hai sờ vào cặp ngà. Thầy thứ ba sờ vào tai. Thầy thứ tư sờ vào chân. Còn thầy thứ năm sờ vào đuôi.
Người quản tượng dẫn voi đi rồi, năm thầy ngồi bàn tán sôi nổi về voi. Thầy sờ vòi bảo: Tưởng gì, hoá ra voi sun sun như con đỉa!Thầy sờ ngà gân cổ cãi: Ai dám bảo voi giống như con đỉa? Nó chần chẫn giống cái đòn càn! Thầy sờ tai khẳng định: Nó bè bè như cái quạt thóc!Thầy sờ chân không chịu: Sao lại giống cái quạt thóc được? Nó sừng sững như cái cột đình! Thầy sờ đuôi cứ hếch mặt ngồi nghe, bấy giờ mới ung dung lên tiếng:
- Các thầy nói sai cả rồi! Đích thị là nó tun tủn giống cái chổi sể cùn!
Năm thầy cãi nhau mỗi lúc một hăng, chẳng ai chịu ai, người nào cũng cho rằng lời phán của mình là đúng nhất. Cuối cùng, các thầy xô xát, đánh nhau đến toác đầu, chảy máu. Mọi người chứng kiến cảnh ấy được một trận cười vỡ bụng.
3. Soạn bài Thầy bói xem voi
Truyện ngụ ngôn là truyện kể dân gian bằng văn xuôi hay bằng thơ, mượn chuyện của loài vật, đồ vật,… làm ẩn dụ, hoặc chính chuyện của con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện đời, chuyện người và nêu lên bài học luân lí… Thầy bói xem voi cũng là một trong những truyện ngụ ngôn được đánh giá là hay của Việt Nam. Để nắm được những nội dung kiến thức cần đạt, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Thầy bói xem voi.
4. Một số bài văn mẫu về văn bản Thầy bói xem voi
Truyện Thầy bói xem voi là một truyện ngụ ngôn mượn cốt truyện xem voi của các thầy bói mù để làm bật lên tiếng cười cho người đọc. Bên cạnh tính chất giải trí, câu chuyện này còn mang triết lí sống: khi xem xét một sự viêc, sự vật cần có cái nhìn đa diện để tránh sai lầm khi đánh giá. Để có thể phân tích hoặc kể lại câu chuyện theo đúng hướng đề bài, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
- Nhập vai một người thầy bói trong truyện Thầy bói xem voi và kể lại câu chuyện
- Nhập vai người quản tượng trong truyện Thầy bói xem voi và kể lại câu chuyện
- Nhập vai chú voi trong truyện Thầy bói xem voi và kể lại câu chuyện
- Phân tích truyện Thầy bói xem voi
- Kể lại câu chuyện Thầy bói xem voi
- Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện Thầy bói xem voi
-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247
NONEBài học cùng chương
Ếch ngồi đáy giếng - Ngữ văn 6 Đeo nhạc cho mèo - Ngữ văn 6 Danh từ (tiếp theo) - Ngữ văn 6 Luyện nói kể chuyện (tiếp theo) - Ngữ văn 6 ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORKXEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 6
Toán 6
Toán 6 Chân Trời Sáng Tạo
Toán 6 Kết Nối Tri Thức
Toán 6 Cánh Diều
Giải bài tập Toán 6 CTST
Giải bài tập Toán 6 KNTT
Giải bài tập Toán 6 Cánh Diều
Trắc nghiệm Toán 6
Đề thi giữa HK1 môn Toán 6
Ngữ văn 6
Ngữ Văn 6 CTST
Ngữ Văn 6 KNTT
Ngữ Văn 6 Cánh Diều
Soạn Văn 6 CTST
Soạn Văn 6 KNTT
Soạn Văn 6 Cánh Diều
Văn mẫu 6
Đề thi giữa HK1 môn Ngữ Văn 6
Tiếng Anh 6
Giải Tiếng Anh 6 CTST
Giải Tiếng Anh 6 KNTT
Giải Tiếng Anh 6 Cánh Diều
Trắc nghiệm Tiếng Anh 6 CTST
Trắc nghiệm Tiếng Anh 6 KNTT
Trắc nghiệm Tiếng Anh 6 Cánh Diều
Giải Sách bài tập Tiếng Anh 6
Đề thi giữa HK1 môn Tiếng Anh 6
Khoa học tự nhiên 6
Khoa học tự nhiên 6 CTST
Khoa học tự nhiên 6 KNTT
Khoa học tự nhiên 6 Cánh Diều
Giải bài tập KHTN 6 CTST
Giải bài tập KHTN 6 KNTT
Giải bài tập KHTN 6 Cánh Diều
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6
Đề thi giữa HK1 môn KHTN 6
Tin học 6
Tin học 6 CTST
Tin học 6 KNTT
Tin học 6 Cánh Diều
Giải bài tập Tin học 6 CTST
Giải bài tập Tin học 6 KNTT
Giải bài tập Tin học 6 Cánh Diều
Trắc nghiệm Tin học 6
Đề thi giữa HK1 môn Tin học 6
Lịch sử và Địa lý 6
Lịch sử & Địa lí 6 CTST
Lịch sử & Địa lí 6 KNTT
Lịch sử & Địa lí 6 Cánh Diều
Giải bài tập LS và ĐL 6 CTST
Giải bài tập LS và ĐL 6 KNTT
Giải bài tập LS và ĐL 6 Cánh Diều
Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6
Đề thi giữa HK1 môn LS và ĐL 6
Công nghệ 6
Công Nghệ 6 CTST
Công Nghệ 6 KNTT
Công Nghệ 6 Cánh Diều
Giải bài tập Công Nghệ 6 CTST
Giải bài tập Công Nghệ 6 KNTT
Giải bài tập Công Nghệ 6 Cánh Diều
Trắc nghiệm Công nghệ 6
Đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 6
Cộng đồng
Hỏi đáp lớp 6
Tư liệu lớp 6
Đề thi
Đề thi giữa HK1 lớp 6
Đề thi giữa HK2 lớp 6
Đề thi HK1 lớp 6
Đề thi HK2 lớp 6
Xem nhiều nhất tuần
Video Toán nâng cao lớp 6
Đề cương giữa HK1 lớp 6
Văn mẫu về Bức tranh của em gái tôi
Văn mẫu về Bánh chưng, bánh giầy
Văn mẫu về Cô bé bán diêm
Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại
Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Bài 16: Hỗn hợp các chất
Tin học 6 Kết nối tri thức Bài 1: Thông tin và dữ liệu
YOMEDIA YOMEDIA ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Bỏ qua Đăng nhập ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Đồng ý ATNETWORK ON QC Bỏ qua >>Từ khóa » Giá Trị Nội Dung Thầy Bói Xem Voi
-
Khái Quát Giá Trị Nội Dung, Nghệ Thuật đặc Sắc Truyện Thầy Bói Xem Voi
-
Giá Trị Nội Dung Và Nghệ Thuật Trong Thầy Bói Xem Voi - Tech12h
-
Khái Quát Giá Trị Nội Dung, Nghệ Thuật đặc Sắc Truyện Thầy Bói Xem Voi
-
Thầy Bói Xem Voi - Thể Loại, Tóm Tắt, Giá Trị, Dàn ý Phân Tích Tác Phẩm
-
Thầy Bói Xem Voi - Tác Giả, Nội Dung, Bố Cục, Tóm Tắt, Dàn ý - Haylamdo
-
Khái Quát Giá Trị Nội Dung, Nghệ Thuật đặc Sắc Truyện Thầy Bói Xem Voi
-
Khái Quát Giá Trị Nội Dung, Nghệ Thuật đặc Sắc Truyện Thầy Bói Xem Voi
-
Nội Dung ý Nghĩa Của Truyện Thầy Bói Xem Voi - Hàng Hiệu
-
Thầy Bói Xem Voi (Khái Quát Tác Giả, Tóm Tắt, Giá Trị Nội Dung, Soạn ...
-
Phân Tích Truyện Thầy Bói Xem Voi (8 Mẫu)
-
Đề Văn 6: Phân Tích Truyện Thầy Bói Xem Voi
-
Viết Bài Văn Phân Tích Truyện Thầy Bói Xem Voi - Học Tốt
-
Thầy Bói Xem Voi - Hoàn Cảnh Sáng Tác, Dàn ý Phân Tích Tác Phẩm
-
Phân Tích Truyện Thầy Bói Xem Voi - Trường THPT Mỹ Xuyên