Thay đĩa đệm Cột Sống Thắt Lưng: Lợi ích, Quy Trình, Biến Chứng

Phẫu thuật thay đĩa đệm cột sống thắt lưng được các chuyên gia thần kinh cột sống khuyến nghị dùng để can thiệp đối với tổn thương nghiêm trọng, mạn tính do bệnh lý thoát vị đĩa đệm gây ra, nhưng không thành công với các phương pháp điều trị bảo tồn.

Thay đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì?

Thay đĩa đệm cột sống thắt lưng là một loại phẫu thuật được áp dụng để điều trị đĩa đệm cột sống đã hư hại nặng gây ra tình trạng đau nhức mạn tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Phương pháp này thường được chỉ định sau 6 tháng điều trị bằng các biện pháp bảo tồn nhưng thất bại. Đây được xem là thủ thuật tương đối mới hơn so với phương pháp hợp nhất đĩa đệm cột sống thắt lưng. (1)

thay đĩa đệm cột sống thắt lưng

Chất liệu của các loại đĩa đệm nhân tạo thường là kim loại hoặc có sự kết hợp giữa kim loại và một loại nhựa đặc biệt. Đây là một đại phẫu, nên suốt quá trình phẫu thuật người bệnh sẽ được gây mê toàn thân và cần phải lưu lại bệnh viện một vài ngày để bác sĩ theo dõi, hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu.

Có nên phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo không?

Theo các chuyên gia về thần kinh cột sống, Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, đĩa đệm có vai trò rất quan trọng với cơ thể của mỗi người, bao gồm tạo ra khoảng cách, giảm sốc và tạo điều kiện cho các đốt sống chuyển động linh hoạt, nhịp nhàng. Khi đĩa đệm không thể thực hiện được vai trò của mình do các nguyên nhân như thoái hóa, chấn thương hay cấu tạo bất thường dẫn đến tình trạng đau nhức dữ dội, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật này.

banner khai trương tâm anh quận 8 mb

Tuy nhiên, không phải ai bị đau thắt lưng cũng cần phải thay đĩa đệm. Phẫu thuật thay thế đĩa đệm lưng được khuyến nghị khi: (2)

  • Tình trạng đau lưng xuất phát từ 1 hoặc 2 đĩa đệm ở cột sống lưng dưới
  • Người bệnh không có các bệnh lý phức tạp liên quan đến khớp hoặc chèn ép lên các dây thần kinh cột sống
  • Người bệnh không bị thừa cân
  • Chưa từng phẫu thuật cột sống trước đây
  • Không bị cong vẹo cột sống hoặc có các dị tật cột sống khác

phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo

Dữ liệu từ các nghiên cứu của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), việc sử dụng đĩa đệm nhân tạo giúp duy trì chuyển động cho cột sống, làm giảm nguy cơ mắc bệnh với các đốt sống liền kề. Ngoài ra, dữ liệu nghiên cứu cũng ghi nhận rằng thay đĩa đệm nhân tạo cần thời gian phục hồi tương đối ngắn, nên cho phép bệnh nhân trở lại với sinh hoạt hàng ngày sớm hơn.

Lợi ích của phương pháp thay đĩa đệm thắt lưng

Việc thay đĩa đệm cột sống thắt lưng được cho là mang đến các lợi ích cụ thể như sau cho người bệnh:

  • Đảm bảo duy trì ổn định sự chuyển động của cột sống
  • Giảm khả năng thoái hóa ở các đốt sống liền kề
  • Loại bỏ các biến chứng tiềm ẩn liên quan đến ghép xương được sử dụng trong phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm và cố định cột sống cổ lối trước (ACDF)
  • Thời gian phục hồi ngắn hơn, hầu hết bệnh nhân có thể trở lại các hoạt động bình thường trong vài tuần
  • Người bệnh có thể vận động mạnh, chẳng hạn như chạy bộ, trong thời gian sớm nhất là ba tháng

Để chẩn đoán xác định, người bệnh sẽ được chỉ định chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp vi tính CT và xét nghiệm máu. Những biện pháp này giúp bác sĩ xác định bản chất, mức độ của cơn đau lưng, tổn thương cột sống và quyết định xem liệu phẫu thuật thay thế đĩa đệm lưng có phù hợp hay không.

banner subs ctch content

Thay đĩa đệm cột sống lưng có nguy hiểm không?

bác sĩ tại tâm anh đang thực hiện ca mổ

Tương tự như tất cả các cuộc phẫu thuật khác, thay đĩa đệm cột sống thắt lưng cũng có một số rủi ro nhất định. Điển hình là:

  • Nhiễm trùng đĩa đệm hoặc khu vực xung quanh
  • Đĩa đệm nhân tạo dịch chuyển về phía trước hoặc sau cột sống
  • Việc cấy ghép không đạt yêu cầu, đĩa đệm bị lỏng hoặc gãy
  • Các mảnh nhựa hoặc kim loại từ vật cấp ghép bị vỡ ra
  • Các đoạn cột sống liền kề đĩa đệm được cấy ghép chịu nhiều áp lực, làm tăng nguy cơ thoái hóa
  • Hẹp cột sống do xương bị gãy
  • Cứng cột sống thắt lưng
  • Hình thành cục máu đông do phải nằm nhiều

Một số trường hợp hiếm gặp người bệnh sẽ gặp các biến chứng sau khi thay đĩa đệm nhân tạo như nhiễm trùng, di lệch và buộc phải phẫu thuật lại

Ngoài ra, người bệnh có thể gặp những rủi ro khác, tùy theo tình trạng sức khỏe cụ thể. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân nên trao đổi chi tiết với các bác sĩ để hiểu những rủi ro, lợi ích của việc thay đĩa đệm lưng trước khi thực hiện.

Quy trình mổ thay đĩa đệm cột sống thắt lưng

Sau khi hoàn tất quá trình chuẩn bị trước mổ, người bệnh sẽ được thay đĩa đệm cột sống thắt lưng theo quy trình dưới đây: (3)

  • Bệnh nhân được gây mê toàn thân và đặt ở tư thế nằm ngửa. Phẫu thuật viên sẽ tiếp cận cột sống thông qua vết rạch ở hông dài từ 5-8cm. Phần cơ bắp, nội tạng và/hoặc mạch máu được di chuyển sang một bên để bác sĩ quan sát tốt hơn. Các phần cơ thường không bị cắt trong phương pháp phẫu thuật này.
  • Đĩa đệm tự nhiên được lấy ra khỏi cột sống, bao gồm một phần của mâm sụn, vòng sợi, nhân nhầy. Một số thiết bị chuyên dụng được sử dụng để đo và đánh giá kích thước của các thân đốt sống, độ cong của cột sống tại khu vực bị tổn thương. Các phép đo này được thực hiện nhằm đảm bảo cho đĩa đệm nhân tạo được lắp đúng kích thước và vị trí.
  • Khi không gian đĩa đệm đã được dọn sạch, đĩa nhân tạo sẽ được cấy vào, dưới hướng dẫn của phương pháp chụp X-quang trực tiếp. Các mô và mạch máu được đặt trở lại vị trí bình thường. Cuối cùng, bác sĩ tiến hành đóng vết thương bằng cách sử dụng chỉ khâu.
  • Đĩa đệm nhân tạo được thiết kế để gắn vào đốt sống và phù hợp với không gian đĩa đệm. Tùy theo từng loại đĩa đệm mà các bước quy trình cụ thể và công cụ dùng để cấy ghép có thể khác nhau. Vì vậy, phương pháp phẫu thuật cột sống thắt lưng đòi hỏi cao ở tay nghề của bác sĩ và hệ thống trang thiết bị hiện đại của các cơ sở y tế.

Hiện nay, tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh, các chuyên gia thần kinh cột sống áp dụng phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu (MISS). Đĩa đệm của bệnh nhân được thay thông qua ống nong với lỗ mở trên da nhỏ, khoảng 3 cm.

Cùng với sự hỗ trợ của các trợ thủ đắc lực như hệ thống robot cảnh báo tình trạng chạm vào dây thần kinh, cánh tay C-Arm có khả năng chụp X-quang liên tục suốt quá trình phẫu thuật, bác sĩ có thể thao tác mổ nhanh chóng, an toàn. Đặc biệt, phương pháp này còn sở hữu những ưu điểm vượt trội như hạn chế tổn thương cơ, ít chảy máu, giảm đau đớn, nhanh hồi phục.

Phục hồi sau phẫu thuật

Theo nhận định của các chuyên gia, phẫu thuật chỉ có vai trò giải quyết các triệu chứng của bệnh. Tốc độ hồi phục, mức độ hồi phục phụ thuộc rất nhiều vào quá trình chăm sóc, phục hồi sau phẫu thuật. Vì thế, sau khi thay đĩa đệm cột sống thắt lưng, người bệnh được khuyến cáo:

  • Ở lại bệnh viện ngắn từ 1-2 ngày để được theo dõi mức độ đau và giám sát khả năng vận động. Thông thường, bác sĩ sẽ khuyến khích người bệnh đứng lên và đi lại trước khi xuất viện với sự trợ giúp của nhân viên y tế và các dụng cụ hỗ trợ như đai cố định cột sống, gậy, khung tập đi…
  • Sử dụng thuốc giảm đau để kiểm soát cơn đau sau phẫu thuật. Những loại thuốc này có thể bao gồm các loại thuốc giảm đau không kê đơn, thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau gây mê được bác sĩ kê đơn…
  • Áp dụng các liệu pháp nhiệt như chườm nóng, chườm lạnh để giúp giảm đau sau phẫu thuật. Liệu pháp chườm nóng thường được khuyến khích để giúp thư giãn và giảm co thắt các cơ. Việc chườm lạnh giúp giảm viêm, giảm đau cho người bệnh.
  • Vật lý trị liệu và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày cũng được khuyến khích sau khi phẫu thuật cột sống để giúp tăng cường sức mạnh cho lưng. Việc tập thể dục theo hướng dẫn giúp tăng tuần hoàn, cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho các cấu trúc của cột sống. Giáo án phục hồi bao gồm các bài tập kéo căng, tăng cường sức mạnh và các bài tập aerobic dành cho lưng…

Ngoài tập các bài tập vật lý trị liệu, đi bộ cũng là một hoạt động hữu ích sau phẫu thuật. Tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi đi bộ, bắt đầu bằng quãng đường ngắn sau đó tăng dần để cột sống kịp thích nghi.

  • Ở một số trường hợp nhất định, người bệnh cũng có thể được chỉ định đeo nẹp lưng trong 4-6 tuần sau khi phẫu thuật. Việc nẹp lưng giúp hạn chế những chuyển động có thể gây tổn thương đến cột sống khi nó đang lành, chẳng hạn như kéo căng cơ hoặc vặn xoắn quá mức.

Quá trình phục hồi sau thay đĩa đệm nhân tạo thắt lưng thường kéo dài khoảng 3 tháng, khi cột sống bắt đầu thích nghi với thiết bị được cấy ghép và cơ thể hồi phục sau phẫu thuật. Thời gian hồi phục này có thể khác nhau tùy theo tình trạng sức khỏe của người bệnh và sự phối hợp với bác sĩ trong tập luyện, ăn uống.

Một số lưu ý của bác sĩ

Thay đĩa đệm cột sống thắt lưng là một phẫu thuật lớn. Vì thế, các chuyên gia thần kinh cột sống, Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh khuyên người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau đây để sức khỏe nhanh hồi phục, dự phòng biến chứng nguy hiểm:

  • Hạn chế ngồi quá nhiều: Người bệnh nên nghỉ ngơi sau phẫu thuật để giảm đau, nhưng không nên ngồi đến vài tuần. Trong 4 ngày đầu, nên tránh đứng hay ngồi quá lâu.
  • Không tự ý lái xe: Thay vào đó, người bệnh cần có người hỗ trợ và chọn điều trị ở nơi thuận tiện di chuyển, có người nhà chăm sóc.
  • Tránh gây căng thẳng cho cột sống: Trong khoảng 2-4 tuần sau phẫu thuật, người bệnh không uốn cong, không vặn người hay mang vác vật nặng trên 2,5kg và tránh nằm nghiêng…
  • Chú ý chế độ dinh dưỡng: Ăn uống cân bằng, giàu vitamin và khoáng chất, đồng thời uống đủ nước.
  • Tái khám theo lịch hẹn: Mọi cột mốc tái khám đều có ý nghĩa riêng đối với sự hồi phục của cột sống. Vì thế, người bệnh nên tuân thủ nghiêm túc để được chăm sóc một cách chu đáo.
  • Quan tâm đến các dấu hiệu bất thường: Khi nhận thấy cơ thể có những cơn đau kéo dài, vết thương chảy máu nhiều ngày, chảy dịch, ớn lạnh, sốt cao… hay nghiêm trọng hơn là tê chân, đau chân, tê yếu, đau tức ngực… nên đến bệnh viện để được hỗ trợ.

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; ThS.BS Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng, THS.BS.CKI Đặng Khoa Học… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ tiên tiến hàng đầu thế giới.

Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và phẫu thuật điều trị thành công các bệnh lý về cơ xương khớp…

BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.

Để đặt lịch khám và thay đĩa đệm cột sống thắt lưng với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
    • Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh – Quận 8:
    • 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
    • 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
  • Website: https://tamanhhospital.vn

Thay đĩa đệm cột sống thắt lưng là một trong những ca phẫu thuật phức tạp. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học và sự hỗ trợ đắc lực của các trang thiết bị hiện đại, người bệnh sẽ nhanh chóng giải phóng khỏi các cơn đau lưng và quay lại với cuộc sống thường nhật.

Từ khóa » Vỡ đĩa đệm Cột Sống