Thấy Gì Qua Chỉ Số Tồn Kho Của Doanh Nghiệp?
Có thể bạn quan tâm
Thực tế chỉ số tồn kho gần đây đã thể hiện những thăng trầm, thiếu ổn định của nền kinh tế. Điều này thể hiện qua công bố của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 9 tháng qua đã có 48.700 DN giải thể, ngừng hoạt động hoặc chuyển sang ngành nghề khác do gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn duy trì sản xuất. Các DN này phải chấp nhận lỗ, thanh lý nhanh hàng hóa tồn đọng để thu hồi vốn và điều này đã làm giảm chỉ số tồn kho. Cùng chung quan điểm trên, ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa, nhận định: Với chỉ số tồn kho của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm mạnh trong tháng qua cho thấy đây là tín hiệu tốt của nền kinh tế. Tuy nhiên, mức giảm này chỉ có thể trong biến động tức thời, còn xu hướng vẫn tăng ở hầu hết các ngành công nghiệp khác do sự suy yếu của hoạt động tiêu dùng và đầu tư trong nước. Hiện nay DN khó tiếp cận vốn, lãi suất quá cao, lợi nhuận thu được không đủ trả lãi, sức mua giảm sút khiến thị trường tiêu thụ giảm, vòng quay chậm lại, hàng tồn kho tăng. Riêng với ngành thép và xi măng, cùng với việc thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ với chính sách cắt giảm, đình hoãn, giãn tiến độ nhiều dự án đầu tư thì những năm gần đây, hai ngành này đã phát triển quá “nóng”, vượt cả quy hoạch ngành dẫn đến cung vượt xa cầu nên tồn kho lớn chứ không phải do sức tiêu thụ giảm. Lý giải về điều này, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam Nguyễn Tiến Nghi cho rằng, để đối phó với lạm phát tăng cao, Chính phủ đã áp dụng nhiều giải pháp, trong đó có thắt chặt chính sách tiền tệ và tài khóa; lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại ở mức quá cao, khó tiếp cận; đặc biệt là nhiều công trình đầu tư công bị cắt giảm hoặc giãn tiến độ, thị trường bất động sản đóng băng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiêu thụ thép. Do đó sức tiêu thụ thép trong năm 2011 dự kiến sẽ giảm từ 7 – 10% so với năm trước. Chỉ tính đến thời điểm 26/10, phôi tồn lên đến 520.000 tấn; tồn kho thép xây dựng lên đến gần 400.000 tấn trong khi mức tồn kho cho phép chỉ khoảng 250.000 tấn. Chỉ tính riêng mức lãi mà DN phải trả cho số tồn kho này đã lên tới hơn 100 tỷ đồng/tháng. Do tiêu thụ khó khăn, hàng làm ra không bán được, nên nhiều nhà máy phải sản xuất cầm chừng để duy trì sản xuất. Theo ông Nghi, tình hình khó khăn này chưa biết còn kéo dài đến bao lâu và hiện rất khó dự đoán được thời điểm nào thị trường mới hồi phục bởi còn phải phụ thuộc nhiều vào các chính sách điều hành của Nhà nước. Tương tự, đối với ngành xi măng, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam Nguyễn Văn Thiện cũng chia sẻ, lượng hàng tồn kho của ngành xi măng hiện khoảng 2 triệu tấn do nhiều công trình bị cắt giảm, cộng với nguồn cung dồi dào nhưng với tốc độ tiêu thụ hàng chậm như hiện nay, nên từ nay đến cuối năm, lượng tồn kho xi măng tiếp tục đứng ở mức cao. Theo các chuyên gia, từ nay đến cuối năm, kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục diễn biến khó lường, ảnh hưởng mạnh đối với DN cũng như thị trường nội địa, nên rất cần sự vào cuộc với biện pháp đồng bộ, linh hoạt của các ngành chức năng. Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đang nghiên cứu khả năng bổ sung thêm kinh phí cho hoạt động xúc tiến thương mại để tăng cường cơ hội tiêu thụ sản phẩm cho DN. Việc hạ lãi suất ngân hàng mới đây cũng là minh chứng cụ thể, tuy mới chỉ là bước đầu nhằm hỗ trợ DN có thể thoát hiểm, hướng tới sự bình ổn và sôi động trở lại của thị trường. Tuy nhiên, biện pháp tốt nhất để DN vượt qua khó khăn lúc này là tự cứu mình bằng cách cơ cấu lại DN, tổ chức lại sản xuất, điều chỉnh lại các mặt hàng, rút bớt hoạt động đầu tư mạo hiểm hoặc vay vốn quá nhiều, vượt khả năng chi trả. Các DN cũng phải tìm ra phương án đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tìm hướng xuất khẩu, thực hiện các giải pháp như tăng chiết khấu bán hàng, hỗ trợ chi phí vận chuyển và các khoản chi phí khác cho các đại lý. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng cần chỉ đạo các địa phương, đơn vị trong ngành phải thực hiện nghiêm công tác quản lý, hỗ trợ DN, đẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn kho, tranh thủ cơ hội để mua - bán sản phẩm với nhau, ưu tiên hàng trong nước kết hợp giảm nhập khẩu nhằm hướng tới ổn định thị trường.
Văn Xuyên
Từ khóa » Hàng Tồn Kho Giảm Là Tốt Hay Xấu
-
Chỉ Tiêu Hàng Tồn Kho - Tin Nhanh Chứng Khoán
-
Đừng Quên Yếu Tố Hàng Tồn Kho, Nó đã Từng Giúp Nhiều Cổ Phiếu ...
-
Hàng Tồn Kho Và Vai Trò Của Quản Lý Tồn Kho Trong Kinh Doanh
-
Hệ Số Vòng Quay Hàng Tồn Kho - Xem Thuật Ngữ - SHS
-
Hàng Tồn Kho Là Gì? Tỷ Lệ Hàng Tồn Kho Hợp Lý Là Bao Nhiêu?
-
Tồn Kho - Gánh Nặng Lớn Của Doanh Nghiệp Bất động Sản
-
Phân Tích Rủi Ro Hàng Tồn Kho Khi đầu Tư Dưới Góc Nhìn Kế Toán
-
7 Cách Tốt Nhất để Giảm Hàng Tồn Kho Tiết Kiệm Chi Phí Cho Doanh ...
-
Số Vòng Quay Hàng Tồn Kho – Wikipedia Tiếng Việt
-
Vòng Quay Hàng Tồn Kho Là Gì? Phân Tích ... - Phân Tích Tài Chính
-
Hướng Dẫn Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp
-
Hàng Tồn Kho Là Gì? Quản Trị Hàng Tồn Kho Là Gì?
-
Số Vòng Quay Hàng Tồn Kho Là Gì? Cách Tính, Ý Nghĩa Và Ví Dụ Cụ Thể ...
-
Cách Xử Lý Hàng Tồn Kho Quá Nhiều Không Bán được - VinID